Giỏ hàng

Thời Điểm Xuất Hiện Và Cách Phòng Ngừa Biến Chứng Bệnh Tiểu Đường

Đái tháo đường là một trong những bệnh chuyển hóa nguy hiểm và phổ biến ngày nay. Bệnh nguy hiểm do có nhiều biến chứng nghiêm trọng để lại di chứng và dẫn đến tử vong. Do đó cần có những nhận biết và cách phòng ngừa biến chứng bệnh tiểu đường để giảm nguy cơ bệnh nặng thêm và tỷ lệ tử vong giảm. Bài viết dưới đây sẽ trình bày 10 cách phòng  ngừa biến chứng bệnh tiểu đường và những lưu ý để phát hiện sớm biến chứng đó.

1. 10 cách phòng ngừa biến chứng bệnh tiểu đường

10 cách phòng ngừa biến chứng bệnh tiểu đường tiêu biểu, mà thế giới và Việt Nam đang được bác sĩ khuyến cáo nên thực hiện. Những cách này như: Kiểm soát đường huyết, theo dõi huyết áp và mỡ máu, bỏ rượu bia và thuốc lá, theo dõi bàn chân, da, mắt, răng miệng, kiểm soát căng thẳng, theo dõi dấu hiệu báo trước, sử dụng sản phẩm hỗ trợ.

1.1. Kiểm soát tốt đường huyết

Đường huyết quá cao có thể gây tình trạng hôn mê, ngất ở người mắc đái tháo đường. Vì vậy cần kiểm soát tốt đường huyết, không để đường huyết vượt ngưỡng cho phép. 

Kiểm soát tốt đường huyết là một trong những cách tốt nhất để tránh những biến chứng tiểu đường.

 Đây là một trong những cách phòng ngừa biến chứng bệnh tiểu đường tốt nhất. Nhiều nghiên cứu cho thấy, giảm được 1% HbA1c, bạn sẽ giảm được 14% nguy cơ nhồi máu cơ tim, 12% nguy cơ đột quỵ, 43% nguy cơ cắt cụt chi và 37% nguy cơ biến chứng trên mắt, thận, thần kinh.

Đường huyết mục tiêu cần đạt được trong quá trình điều trị, theo hướng dẫn Bộ Y tế nằm trong khoảng:

Chỉ tiêuĐơn vịTốtChấp nhậnKém
Đường huyết lúc đóimmol/l4.4 - 6.16.2 - 7.0>7
Đường huyết sau ănmmol/l4.4 - 7.87.8-10>10
HbA1c%≤ 6.5> 6,5 đến ≤ 7,5> 7.5
Huyết ápmmHg≤ 130/80130/80 - 140/90>140/90

 

Biện pháp thực hiện:

Theo dõi lượng đường trong máu và làm theo hướng dẫn của bác sĩ để quản lý lượng đường trong máu. Uống thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ. Theo dõi đường huyết ở nhà hoặc cơ sở y tế gần nhất, tại cơ sở y tế, định kỳ 2-3 tháng kiểm tra đường huyết 1 lần. Nếu đường huyết tăng lên cần tìm hiểu nguyên nhân do thuốc hay do lối sống của người bệnh. Do lối sống, cần thay đổi và ăn kiêng theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Đo đường huyết thường xuyên

Đo đường huyết thường xuyên để đảm bảo đường huyết ổn định không có gì bất thường

1.2. Thường xuyên theo dõi chỉ số huyết áp và mỡ máu

Huyết áp và mỡ máu cũng ảnh hưởng đến những biến chứng của người bệnh đái tháo đường. Do huyết áp cao và mỡ máu sẽ làm tổn thương mạch máu của bạn. Theo chuyên gia khuyến cáo, những bệnh nhân tiểu đường có thêm huyết áp và mỡ máu cao thì nguy cơ biến chứng tim mạch và thận cao hơn 2-3 lần so với người chỉ có một bệnh. 

Huyết áp và mỡ máu cần được kiểm soát trong khoảng:

  • Huyết áp: <130/80 mmHg

  • Lipid máu:

    • Cholesterol toàn phần < 4.5 mmol/l

    • LDL < 2.5 mmol/l

    • Triglycerid < 1.5 mmol/l

    • HDL > 1.0 mmol/l

  • BMI:

    • Nam < 25kg/m2

    • Nữ < 24kg/m2

Để có thể kiểm soát được các chỉ số này, bạn có thể thay đổi chế độ ăn lành mạnh, giảm chất béo và tập thể dục thường xuyên, uống thuốc điều trị huyết áp và mỡ máu theo chỉ dẫn của bác sĩ. 

Theo dõi huyết áp để phòng tránh bệnh tim mạch

Theo dõi huyết áp để phòng tránh bệnh tim mạch ở người mắc đái tháo đường

1.3. Từ bỏ rượu bia, thuốc lá

Thuốc lá, rượu bia không tốt cho sức khỏe, đặc biệt là người bị bệnh đái tháo đường. Rượu bia và thuốc lá làm nặng thêm tăng huyết áp và mỡ máu, hại đến các cơ quan khác như phổi, gan, dạ dày,... 

Thay đổi thói quen này phải từ từ, không nên dừng đột ngột, phải có kế hoạch cụ thể.

Đầu tiên, cần hiểu được tác hại của rượu bia, thuốc lá. Tìm hiểu những bất lợi của chúng tới mối quan hệ xã hội, sức khỏe gia đình, từ đó có quyết tâm từ bỏ. Tìm nguyên nhân tạo ra thói quen, sở thích rượu bia, thuốc lá, như căng thẳng, stress, chuyện tình cảm không suôn sẻ, từ đó khắc phục hoặc loại bỏ những chướng ngại tâm lý. Cuối cùng thiết lập mục tiêu, mục tiêu phải rõ ràng, đưa ra khoảng thời gian và cách thay thế rượu bia, thuốc lá. Có thể thay thế bằng kẹo cao su cho thuốc lá, uống trà thay rượu bia,...

1.4. Kiểm tra tình trạng bàn chân hàng ngày

Lượng đường trong máu cao có thể làm giảm lưu lượng máu và làm hỏng các dây thần kinh ở bàn chân của bạn. Nếu không được điều trị, các vết cắt và mụn nước có thể dẫn đến nhiễm trùng nghiêm trọng. Bệnh tiểu đường có thể dẫn đến đau, ngứa ran hoặc mất cảm giác ở bàn chân của bạn.

Để ngăn ngừa các vấn đề về chân:

  • Rửa chân hàng ngày trong nước ấm. Tránh ngâm chân vì có thể dẫn đến khô da.

  • Lau khô chân nhẹ nhàng, đặc biệt là giữa các ngón chân.

  • Dưỡng ẩm cho bàn chân và mắt cá chân của bạn bằng kem dưỡng da hoặc dầu khoáng. 

  • Kiểm tra bàn chân của bạn hàng ngày để tìm vết chai, mụn nước, vết loét, mẩn đỏ hoặc sưng tấy.

  • Tham khảo ý kiến ​​bác sĩ nếu bạn bị đau hoặc các vấn đề khác ở chân không bắt đầu lành trong vài ngày. Nếu bạn bị loét chân - vết loét hở - hãy đến gặp bác sĩ ngay lập tức.

  • Không đi chân trần, trong nhà hoặc ngoài trời.

Kiểm tra bàn chân thường xuyên

Kiểm tra bàn chân thường xuyên để phát hiện sớm những vết lở loét tránh tình trạng nặng hơn

1.5. Thường xuyên kiểm tra và chăm sóc đôi mắt

Mắt cũng là một trong những bộ phận bị ảnh hưởng khi mắc đái tháo đường. Bệnh võng mạc là nguyên nhân gây mù lòa ở người dưới 60 tuổi mắc Đái tháo đường. Kiểm soát nghiêm ngặt đường huyết, huyết áp sẽ giảm nguy cơ biến chứng mắt do đường cao trong máu. Thường xuyên kiểm tra mắt có thể giảm 95% tình trạng mất thị lực. Đến ngay bác sĩ nếu mắt xuất hiện các đốm đen, bị mờ hoặc lóa sáng. 

1.6. Chăm sóc răng miệng

Bệnh tiểu đường có thể khiến bạn dễ bị nhiễm trùng nướu, do lượng đường trong nước bọt cao, là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi trong khoang miệng. Đánh răng ít nhất hai lần một ngày với kem đánh răng có fluor, dùng chỉ nha khoa mỗi ngày một lần và lên lịch khám răng ít nhất hai lần một năm. Gọi cho nha sĩ nếu nướu của bạn bị chảy máu hoặc có màu đỏ hoặc sưng.

Chăm sóc tốt răng miệng

Chăm sóc tốt răng miệng tránh tình trạng nhiễm trùng nướu 

1.7. Chăm sóc da

Da bệnh nhân tiểu đường thường khô, vết thương khó lành và dễ bị tổn thương. Một số cách giúp cho da bệnh nhân không gặp các vấn đề nhiễm trùng và nứt như:

  • Giữ cho nó sạch sẽ và khô ráo. 

  • Sử dụng phấn rôm ở những nơi da có thể cọ xát với nhau, chẳng hạn như nách. 

  • Không tắm vòi hoa sen hoặc bồn tắm quá nóng hoặc sử dụng xà phòng làm khô hoặc sữa tắm.

  •  Dưỡng ẩm da tay với kem dưỡng da tay và toàn thân. 

  • Giữ ấm trong những tháng mùa đông lạnh giá. 

  • Sử dụng máy tạo độ ẩm trong phòng ngủ nếu cảm thấy quá khô, như trong phòng điều hòa, thời tiết quá nóng, độ ẩm thấp,...

1.8. Giải tỏa căng thẳng, stress

Nếu bạn căng thẳng, bạn rất dễ bỏ bê thói quen chăm sóc bệnh tiểu đường. Giảm bớt căng thẳng bằng cách vận động tập thể dục, thể thao, tham gia các câu lạc bộ thơ ca. Nếu bạn vẫn đang làm việc, giảm bớt khối lượng công việc, trò chuyện với người thân, bạn bè. Tránh những nơi có tiếng ồn, ô nhiễm, hoặc sống gần gũi với thiên nhiên cũng là cách giảm căng thẳng hữu hiệu.

Căng thẳng, stress do tình trạng bệnh và chi phí điều trị cũng hay xảy ra với bệnh nhân đái tháo đường. Tư vấn từ bác sĩ và sự quan tâm của gia đình cũng góp phần giảm bớt nỗi lo của người bệnh. Tin tưởng theo phác đồ điều trị của bác sĩ và lạc quan về bệnh tật là điều bạn nên làm.

Đái tháo đường tuy không điều trị hết hẳn nhưng có thể điều trị kéo dài cuộc sống, giảm thiểu biến chứng trong nhiều năm.

Tập thể dục thường xuyên

Tập thể dục thường xuyên giúp giảm biến chứng bệnh tiểu đường

1.9. Theo dõi các dấu hiệu báo trước biến chứng tiểu đường

Các dấu hiệu báo trước của biến chứng tiểu đường trên một số bộ phận, cơ quan như: mắt, thận, thần kinh, tim mạch, da. Cụ thể như sau :

  • Về mắt:

    • Mắt giảm thị lực.

    • Mắt bị mờ thoáng qua

    • Mắt bị mờ khi đọc hoặc lái xe

    • Đôi khi nhìn thấy các đốm đen hoặc lóa sáng

  •  Về thận:

    • Phù chân, mí mắt, hoặc toàn thân, phù mềm, ấn lõm, màu trắng

    • Tiểu ít, nước tiểu có bọt khí, có thể có máu trong nước tiểu.

    • Da ngứa do thận không đào thải được các chất độc

  •  Về thần kinh:

    • Bệnh nhân cảm giác đau

    • Giảm phối hợp khi vận động

    • Tổn thương thần kinh ở nam giới như bất lực, giảm ham muốn

    • Gây nôn và buồn nôn do tích lũy thức ăn, giảm co bóp dạ dày

    • Mồ hôi không có, gây khô da

  •  Về tim mạch: 

    • Bệnh nhân tăng huyết áp: Chóng mặt, đau đầu, mất ngủ,...

  • Về da:

    • Da thường khô, nứt nẻ, ngứa

    • Da có hiện tượng bị nhiễm nấm, thường ở vị trí ẩm như nách, kẽ ngón chân, ngón tay,...

    • Da xuất hiện các mụn bọc, ở các vị trí như bàn tay, ngón tay, ngón chân, cánh tay,...

    • Da sau cổ, nách, bẹn có những mảng da tối màu.

1.10. Sử dụng các sản phẩm hỗ trợ ổn định đường huyết, phòng ngừa biến chứng (Hebamic)

Ngoài những biện pháp kể trên, người mắc đái tháo đường có thế sử dụng thêm các sản phẩm hỗ trợ giảm đường huyết và biến chứng. Các sản phẩm hiện nay đa dạng về thành phần khác nhau, thịnh hình hiện nay dùng các thảo dược thiên nhiên do đặc tính lành tính, ít tác dụng mong muốn. Một trong những sản phẩm đó có sản phẩm Hebamic có thành phần từ cành và lá thìa canh. 

Trong cành và lá thìa canh có chứa hoạt chất Gymnemic có tác dụng tăng tiết insulin, tăng hoạt lực của insulin nên điều hòa đường huyết tự nhiên. Đồng thời giảm hấp thu glucose ở ruột do Acid Gymnemic có cấu trúc tương tự giống glucose. Do đó có tác dụng giảm đường huyết và giảm nguy cơ biến chứng bệnh tiểu đường.

Cách dùng sản phẩm Hebamic là:

Uống 1 viên/lần, ngày 1-2 lần sau ăn.

Lưu ý không sử dụng với người mẫn cảm với thành phần của thuốc.

Hebamic là sản phẩm hỗ trợ bệnh nhân tiểu đường

Hebamic là sản phẩm hỗ trợ bệnh nhân tiểu đường giảm đường huyết và biến chứng do đái tháo đường gây ra

2. Lưu ý để phát hiện sớm biến chứng tiểu đường

Phát hiện sớm biến chứng tiểu đường sẽ giúp rất nhiều trong việc điều trị bệnh, tránh tình trạng bệnh nặng hơn. Một số lưu ý để phát hiện biến chứng tiểu đường:

Nếu có một số triệu chứng hay xuất hiện như: 

  • Buồn nôn và nôn

  • Khát nhiều, uống nhiều và đái nhiều

  • Mệt mỏi hoặc chán ăn

  • Nhìn mờ 

  • Các triệu chứng về ý thức như ngủ gà, mơ màng

  • Nhịp tim nhanh

  • Hạ huyết áp

  • Mất nước

  • Da khô nóng

Khi có các triệu chứng này, cần thông báo đến bác sĩ để có những chỉ định điều trị hoặc xét nghiệm tìm ra nguyên nhân bệnh.

Tái khám định kỳ 3 tháng/ lần hoặc khi cơ thể cảm thấy mệt mỏi, để phòng tránh đường huyết tăng quá cao. 

Theo dõi huyết áp, cân nặng tại nhà. Bạn nên ghi chép lại để so sánh và thông báo cho bác sĩ.

Thăm khám định kỳ với bác sĩ

Thăm khám định kỳ với bác sĩ nội tiết để có thể theo dõi bệnh đái tháo đường tốt nhất

Bệnh tiểu đường là bệnh theo suốt đời, do đó nếu không sử dụng thuốc thì bệnh sẽ tiến triển nặng hơn. Thay đổi thói quen sống, ăn uống lành mạnh và theo dõi sức khỏe bản thân sẽ giúp bệnh đái tháo đường và các biến chứng của bệnh thuyên giảm, không trở nặng thêm. Để có những tư vấn cho bản thân và người thân trong trường hợp đái tháo đường, nên thăm khám bác sĩ định kỳ, tư vấn của dược sĩ, các chuyên gia y tế hoặc bạn có thể liên hệ với tổng đài Bidiphar shop. Tổng đài sẽ tư vấn nhiệt tình và tận tâm về bệnh đái tháo đường và các sản phẩm liên quan mà bạn đang quan tâm.


Bidiphar: Chăm sóc sức khoẻ - Chia sẻ niềm vui

www.bidipharshop.com

Email: bidipharshop@bidiphar.com

Hotline: 1800.888.677


 

Sản phẩm đã xem

Zalo