Giỏ hàng

Bệnh Nhân Tiểu Đường Kiêng Ăn Rau Gì Để Hạ Đường Huyết?

Chế độ ăn có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến lượng đường trong máu

1. Tại sao bệnh nhân tiểu đường nên ăn rau?

Rau là một trong những nhóm thực phẩm nên được ưu tiên đối với người bệnh tiểu đường, bởi vì:

  • Rau cung cấp loại carbohydrat an toàn cho bệnh nhân tiểu đường, vừa giúp cung cấp năng lượng vừa cung cấp cả chất dinh dưỡng cần thiết cho người bệnh.

  • Rau giúp cung cấp một lượng chất xơ dồi dào, có thể giúp kiểm soát lượng đường trong máu tốt hơn, hạn chế tình trạng tăng cân.

  • Rau cũng là nguồn thực phẩm cung cấp protein thực vật an toàn, tốt cho sức khỏe bệnh nhân tiểu đường.

  • Rau có khả năng tăng lượng cholesterol tốt và giảm lượng cholesterol xấu, đồng thời giúp hạ huyết áp ở bệnh nhân tiểu đường bị cao huyết áp.

Chính vì những công dụng tuyệt vời nêu trên mà rau luôn là loại thực phẩm được khuyên dùng cho bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường. Nhưng có phải loại rau nào cũng tốt cho bệnh nhân tiểu đường.

Trên thực tế, có một số loại rau mà người bệnh tiểu đường không nên ăn quá nhiều vì không có lợi cho tình trạng bệnh.

Xem thêm: CÁC LOẠI THẢO DƯỢC CHỮA BỆNH TIỂU ĐƯỜNG CÓ THẬT SỰ HIỆU QUẢ?

2. Lưu ý khi lựa chọn rau cho người tiểu đường

Để đánh giá người bị tiểu đường kiêng ăn rau gì và kiêng ăn rau gì thì chúng ta cần dựa trên hàm lượng carbs, chỉ số GI và GL của rau. 

  • Hàm lượng carbs là tổng hàm lượng carbohydrate có trong thực phẩm, người bị tiểu đường chỉ nên bổ sung lượng carbohydrate vào cơ thể từ 45 – 60g/ một bữa

  • Chỉ số đường huyết (GI-Glycemic index) cho khả năng chuyển hóa carbs thành glucose trong cơ thể nhanh như thế nào. Chỉ số này càng nhỏ thì thực phẩm càng ít ảnh hưởng đến lượng đường trong máu. Bệnh nhân tiểu đường nên lựa chọn những loại rau có chỉ số GI thấp hơn 55.

  • Tải lượng đường huyết (GL) cho biết khả năng hấp thụ tinh bột khi vào cơ thể của bạn, 1 đơn vị của GL tương đương với 1g đường Glucose. Thực phẩm có chỉ số này càng thấp sẽ càng có lợi cho bệnh nhân tiểu đường. 

Một số loại thực phẩm có chỉ số đường huyết GI thấp

Cụ thể, những loại rau dành cho người tiểu đường phải là những loại rau thuộc các nhóm sau:

  • Ưu tiên lựa chọn những loại rau có chỉ số GI thấp như: bắp cải, súp lơ xanh, rau diếp cá, cần tây…

  • Các loại rau có hàm lượng nitrat cao có thể làm giảm huyết áp và giảm nguy cơ gặp biến chứng tim mạch ở người tiểu đường như: củ cải đường, rau diếp cá, cần tây…

  • Rau cung cấp protein thiết yếu cho cơ thể, nhờ vào cấu trúc cồng kềnh của protein mà cơ thể cần mất nhiều thời gian để tiêu hóa thức ăn, từ đó tạo ra cảm giác no lâu, giảm cảm giác thèm ăn ở người bệnh. Bạn có thể bổ sung nguồn đạm động vật tốt cho sức khỏe từ các loại rau như rau bina, bông cải xanh, măng tây…

  • Rau giàu chất xơ để giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, mỡ máu ở người bệnh tiểu đường, đồng thời giúp kiểm soát cân nặng và lượng glucose trong máu. Các loại rau giàu chất xơ nhất bao gồm: bắp cải, súp lơ, cần tây…

Bên cạnh những loại rau nên ăn để hạ đường huyết, người bệnh tiểu đường cũng cần kiêng một số loại rau không có lợi cho việc kiểm soát đường huyết.

Vai trò của chất xơ đối với sức khỏe

3. Bệnh nhân tiểu đường không nên ăn rau gì quá nhiều?

Dựa vào các tiêu chí hàm lượng carb, chỉ số GI và chỉ số GL mà các chuyên gia dinh dưỡng đưa ra danh sách những loại rau người bị tiểu đường không nên ăn:

3.1. Ngô

Ngô hay còn gọi là bắp, một loại thực phẩm quen thuộc với người dân Việt Nam và được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, đây là loại thực phẩm đứng đầu trong danh sách “người bị tiểu đường kiêng rau gì?”, bởi vì:

  • Lượng carbs trong bắp ngô: Một nửa chén ngô luộc cung cấp khoảng 15g carbohydrate do đó chỉ nên ăn khoảng nửa chén ngô là đủ lượng carbs cần thiết cho người tiểu đường trong một ngày.

  • Chỉ số GI của bắp ngô: Chỉ số đường huyết GI = 69 (khá cao), nên nếu bạn ăn ngô thường xuyên rất dễ làm tăng đường huyết sau ăn và có thể dẫn đến các biến chứng bệnh tiểu đường nguy hiểm.

Tuy nhiên, ngô cũng đem lại nhiều lợi ích đối với người mắc bệnh tiểu đường như: 

  • Là nguồn cung cấp nhiều chất dinh dưỡng lành mạnh như vitamin A, B6, các khoáng chất như kẽm, magie, sắt…

  • Góp phần phòng ngừa các biến chứng mắt do tiểu đường

  • Cung cấp một lượng chất chống oxy hóa dồi dào

  • Có thể kiểm soát cân nặng cho người bệnh.

Do đó, nếu sử dụng ngô một cách hợp lý không những không làm tăng đường huyết mà còn giúp nâng cao khỏe. Cách ăn ngô tốt cho người tiểu đường:

  • Hạn chế ăn ngô cùng các loại thực phẩm giàu carbs khác

  • Ăn ngô cùng với nhiều loại rau xanh, hoa quả tươi tốt cho người tiểu đường.

  • Uống nhiều nước để giúp giảm nồng độ đường huyết trong cơ thể.

  • Không nên ăn quá nhiều ngô trong một khoảng thời gian ngắn.

Bệnh nhân tiểu đường cần hạn chế ăn ngô

3.2. Khoai tây

“Người bị tiểu đường kiêng ăn rau gì?” đáp án chính là khoai tây vì đây là loại rau rất giàu carbohydrate, không những thế cách chế biến khoai tây cũng làm thay đổi hàm lượng carbs trong khoai tây.

Cụ thể, khi khoai tây được chế biến bằng cách chiên ngập trong dầu, lượng carbs trong khoai tây có thể tăng lên gấp đôi. 

Các chỉ số cần quan tâm đối với người mắc bệnh tiểu đường như sau:

  • Lượng carbs: Một củ khoai tây nặng 300g có thể chứa khoảng 65g carbs, gấp đôi lượng cần thiết cho một bữa ăn.

  • Chỉ số GI ở mức trung bình đến cao (53-102) tùy thuộc vào loại khoai tây, cách chế biến và thời gian chế biến.

  • Chỉ số GL của khoai tây ở mức cao từ 16-26

Vì thế, khi người bị tiểu đường ăn khoai tây có thể gây ra một số tác động tiêu cực như sau:

  • Gây nguy cơ tăng đường huyết sau ăn

  • Làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 

  • Tăng nguy cơ gặp một số biến chứng tiểu đường như: tim mạch, bệnh thận đái tháo đường, tổn thương hệ thần kinh, thị lực…

  • Khoai tây là loại thực phẩm chứa nhiều calo, nhất là khoai tây chiên nên dễ làm tăng cân ở bệnh nhân tiểu đường.

Do vậy, bệnh nhân tiểu đường nên hạn chế ăn khoai tây, nhưng nếu bệnh nhân tiểu đường vẫn muốn ăn khoai tây thì phải làm sao?

Cách ăn khoai tây cho người bệnh tiểu đường mà không làm tăng đường huyết:

  • Không nấu khoai tây trong thời gian dài: Bởi vì đun lâu cấu trúc của tinh bột trong khoai tây sẽ bị thay đổi, khiến chúng bị hấp thụ vào máu nhanh hơn làm tăng đường huyết.

  • Không nên ăn khoai tây chiên hoặc khoai tây nướng nóng: Vì khoai tây chiên hoặc nướng sẽ chứa nhiều calo và chất béo hơn.

  • Để nguyên vỏ khoai tây để có thêm chất xơ: Do vỏ khoai chứa nhiều hợp chất phenolic có đặc tính chống oxy hóa nên có nhiều lợi cho sức khỏe.

  • Ăn khoai tây kết hợp với các loại thực phẩm tốt cho người tiểu đường khác: Điều này có thể làm chậm quá trình hấp thu đường huyết.

Khoai tây chiên là món ăn mà bệnh nhân tiểu đường cần tránh xa 

3.3. Khoai lang

Cũng giống như khoai tây, khoai lang cũng là một loại củ quả chứa nhiều tinh bột nên cần hạn chế trong chế độ ăn của bệnh nhân tiểu đường. 

Tuy nhiên khoai lang có hàm lượng chất xơ cao hơn, giàu vitamin và khoáng chất tốt cho sức khỏe, nên khoai lang có thể được sử dụng để thay thế cho khoai tây trong thực đơn của bệnh nhân tiểu đường.

Đồng thời khoai lang cũng có chỉ số GI là 46 tương đối thấp khi được nấu chín. 

3.4. Bí ngô (Bí đỏ)

Loại rau tiếp theo mà bệnh nhân tiểu đường nên hạn chế ăn bởi vì, Bí ngô có chỉ số đường huyết cao ở mức 75. Do đó nếu ăn một lượng lớn bí ngô trong thời gian ngắn có thể gây nguy cơ tăng đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường.

Cách ăn bí ngô cho người tiểu đường mà không gây hại cho sức khỏe;

  • Chỉ nên ăn các món ăn chế biến đơn giản từ bí ngô, hạn chế ăn bánh nướng, bánh ngọt làm từ bí ngô.

  • Khi chế biến cần hạn chế thêm các loại gia vị hoặc các thực phẩm nhiều chất béo.

Ngoài các loại rau kể trên, bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường cũng nên hạn chế ăn các loại rau khác như:

  • Bắp chuối: Bắp chuối cũng giàu tinh bột vì thế người bị tiểu đường cần hạn chế ăn.

  • Củ dền: Là loại củ có hàm lượng đường cao. Do đó người bị tiểu đường nên hạn chế loại rau củ này.

Bí ngô là loại rau củ có chỉ số đường huyết cao

4. Cách chế biến rau không tốt cho bệnh nhân tiểu đường

Ngoài việc tìm ra đáp án cho câu hỏi “người bị tiểu đường kiêng ăn rau gì?” thì cách nấu, chế biến rau như thế nào để giữ nguyên được chất dinh dưỡng và hạn chế khả năng gây hại cho cơ thể cũng rất quan trọng.

Một số cách ăn rau không tốt cho sức khỏe mà bệnh nhân tiểu đường cần tránh:

  • Ăn rau cùng những loại nước sốt nhiều calo: Đây là sai lầm mà nhiều người dễ dàng mắc phải, họ thường ăn rau kèm với nước sốt đóng chai nhiều calo, nhiều tinh bột và đường. Điều này sẽ không có lợi cho quá trình kiểm soát đường huyết.

  • Xào nấu rau với nhiều dầu thực vật hoặc bơ gây ảnh hưởng xấu đến bệnh, do dầu thực vật và bơ đã trải qua quá trình hydro hóa nên có chứa một lượng nhỏ chất béo trung hòa nên có thể gây viêm, tăng mỡ máu…

  • Ăn nhiều các loại rau củ quả đóng hộp hoặc các loại rau muối chua chứa nhiều máu, điều này sẽ gây nguy cơ tăng huyết áp, rối loạn chuyển hóa, có thể khiến tế bào kém nhạy cảm với insulin hơn.

Người mắc bệnh tiểu đường cần tránh ăn các loại rau củ quả đóng hộp 

Do đó, cách chế biến rau củ cũng rất quan trọng trong chế độ ăn của người mắc bệnh tiểu đường. 

Bởi vì chế độ ăn có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến lượng đường trong máu, từ đó quyết định diễn biến của người bệnh. Do vậy, nếu bạn đang mắc bệnh tiểu đường hoặc có nguy cơ cao đối với căn bệnh này thì nên xây dựng cho mình một chế độ ăn uống lành mạnh, hạn chế các loại rau không tốt cho bệnh tiểu đường.

Bạn có thể tham khảo sản phẩm có khả năng kiểm soát đường huyết được chiết xuất từ cây dây thìa canh dưới đây:

HEBAMIC - Viên Tiểu Đường

 

Bidiphar: Chăm sóc sức khoẻ - Chia sẻ niềm vui

Website TMDT: www.bidipharshop.com

Shopee: https://shopee.vn/bidiphar

Email: bidipharshop@bidiphar.com

Hotline: 1800.888.677

 

Sản phẩm đã xem

Zalo