Giỏ hàng

Cơ Chế Kháng Insulin Và Cách Làm Giảm Đề Kháng Insulin Tự Nhiên

Kháng insulin là một tình trạng rối loạn hay gặp hiện nay, có thể dẫn đến đái tháo đường tuýp 2 hoặc nhiều bệnh lý nguy hiểm khác. Cùng tìm hiểu chi tiết về tình trạng kháng insulin và các cách giảm đề kháng insulin tự nhiên.

Kháng insulin là một dạng rối loạn hay gặp hiện nay

1. Cơ thể đề kháng insulin là gì?

Insulin là hormon có vai trò vô cùng quan trọng trong việc điều hòa và kiểm soát lượng đường glucose trong máu luôn trong giới hạn cho phép. Đây cũng là hormon duy nhất trong cơ thể có tác dụng làm giảm lượng đường trong máu.

Tuy nhiên trong một số trường hợp, cơ thể có thể xuất hiện tình trạng kháng insulin (hay còn gọi là đề kháng insulin, giảm nhạy cảm insulin). Đây là tình trạng suy giảm tác dụng sinh học của insulin tại tế bào đích, với biểu hiện nồng độ đường trong máu tăng cao.

Nói cách khác, kháng insulin xuất hiện khi tế bào không đáp ứng hoặc bản thân tế bào chống lại tác dụng của insulin. Từ đó đường không được vận chuyển từ máu vào bên trong tế bào để tham gia chuyển hóa thành năng lượng, mà bị tích tụ trong máu, tăng nguy cơ hình thành tiền tiểu đường và tiểu đường tuýp 2.

Khi nào tình trạng đề kháng insulin gây ra bệnh tiểu đường?  Khi xảy ra tình trạng kháng insulin, tuyến tụy phải tăng cường hoạt động để tiết đủ insulin nhằm vượt qua sự kháng insulin của cơ thể và giữ cho lượng đường trong máu không bị tăng lên quá cao.

Tuy nhiên theo thời gian, việc tăng tiết insulin kéo dài dẫn đến chức năng của tuyến tụy bắt đầu bị suy giảm, lượng insulin tiết ra không đủ để chống lại sự đề kháng insulin của tế bào. Từ đó bệnh tiểu đường tuýp 2 có thể hình thành và phát triển.

Vì thế, kháng insulin là nguyên nhân chính dẫn đến bệnh tiểu đường tuýp 2.

Xem thêm: HƯỚNG DẪN CÁCH ĐIỀU TRỊ TIỂU ĐƯỜNG GIAI ĐOẠN ĐẦU CHUẨN KHOA HỌC

Vai trò chính của insulin trong cơ thể đó là vận chuyển đường từ máu vào bên trong tế bào

2. Nguyên nhân gây ra tình trạng kháng insulin

Cho đến hiện nay, nguyên nhân cụ thể gây ra tình trạng đề kháng insulin vẫn chưa được xác định rõ ràng. Trong đó, thừa cân, béo phì được xem là yếu tố chính dẫn đến sự khởi phát tình trạng khác insulin.

Bên cạnh đó, một số yếu tố nguy cơ khác tạo điều kiện cho tình trạng kháng insulin hình thành và phát triển đó là:

  • Người trong độ tuổi trung niên trở lên (trên 40 tuổi).

  • Người ít vận động, ăn nhiều thực phẩm giàu đạm, chất béo từ động vật, ăn nhiều đồ ngọt, uống rượu bia thường xuyên.

  • Trong gia đình có người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2, tăng huyết áp.

  • Người có tiền sử rối loạn dung nạp glucose hoặc tiểu đường thai kỳ, hội chứng buồng trứng đa nang…

Nếu bạn là một trong số các nhóm đối tượng có nguy cơ cao gặp tình trạng kháng insulin, bạn nên chủ động kiểm tra sức khỏe định kỳ để phát hiện và điều trị kịp thời.

Xem thêm: 9 SAI LẦM TRONG ĐIỀU TRỊ TIỂU ĐƯỜNG KHIẾN BỆNH NGÀY CÀNG NẶNG HƠN

Lười vận động là một trong những nguyên nhân chính gây ra tình trạng kháng insulin

3. Cơ chế quá trình hình thành hiện tượng kháng insulin

Dựa trên nghiên cứu của các nhà khoa học, cơ chế hình thành tình trạng đề kháng insulin được mô tả đơn giản như sau:

Bạn hãy tưởng tượng rằng tế bào giống như một nhà máy, glucose chính là nguồn nguyên liệu để cung cấp cho nhà máy hoạt động. Tuy nhiên, để nguồn nguyên liệu này được vận chuyển vào bên trong nhà máy thì cần có “chìa khóa” insulin để mở cửa nhà máy.

Kháng insulin là khi ổ khóa (receptor insulin trên bề mặt tế bào) hoặc chìa khóa insulin bị hư hỏng, dẫn tới đường glucose đi vào bên trong tế bào rất khó khăn.

Tế bào thiếu năng lượng để hoạt động, trong khi glucose trong máu lại dư thừa, lúc này tuyến tụy sẽ cố gắng sản xuất ra nhiều insulin mới nhằm tìm cách mở cánh cửa tế bào nhanh chóng và hiệu quả hơn.

Theo thời gian, tình trạng kháng insulin càng nghiêm trọng hơn, trong khi khả năng bù đắp bằng việc tăng sản xuất insulin lại chỉ có giới hạn. Hệ quả của tình trạng này là đường huyết bắt đầu tăng, kèm theo các rối loạn chuyển hóa khác, gây ra các vấn đề về sức khỏe khác.

Xem thêm: CÂY THÌA CANH – “THẦN DƯỢC” DÂN GIAN CHỮA BỆNH TIỂU ĐƯỜNG BẠN CẦN BIẾT

Insulin có tác dụng tương tự như chìa khóa giúp vận chuyển glucose vào trong tế bào

4. Dấu hiệu nhận biết cơ thể bị kháng insulin

Ở nhiều người, dấu hiệu của đề kháng insulin thường khá mờ nhạt, khó nhận ra, vì thế nhiều người thường không phát hiện ra tình trạng này, cho đến khi kiểm tra sức khỏe tình cờ phát hiện hoặc khi kháng insulin là chuyển thành bệnh tiểu đường tuýp 2.

Một số dấu hiệu cảnh báo tình trạng kháng insulin có thể nhận biết trong một số trường hợp như sau:

  • Hay cảm thấy đói: Người bị kháng insulin thường cảm thấy đói do glucose không thể vào tế bào để chuyển hóa thành năng lượng. Bạn có thể thường xuyên cảm thấy run rẩy, chóng mặt, thậm chí ngất xỉu dù ăn rất nhiều.

  • Tích mỡ ở vùng bụng: Người có cân nặng vừa phải nhưng bị tích mỡ nhiều ở vùng bụng và eo có thể là dấu hiệu cảnh báo tình trạng kháng insulin.

  • Khó giảm cân: Tình trạng kháng insulin có thể ảnh hưởng đến khả năng đốt cháy mỡ thừa trong cơ thể và có xu hướng tích trữ mỡ trong cơ bắp thay vì đốt cháy chúng.

  • Da bị sẫm màu ở vùng có nếp gấp: Người bị đề kháng insulin thường có các vết sạm sẫm màu, mượt như nhung ở những vùng da có nếp gấp như cánh tay, bẹn, cổ… Nguyên nhân là do lượng insulin tăng cao, kích thích thích tế bào da sản sinh ra nhiều keratin, khiến da trở nên sậm màu hơn.

  • Xuất hiện nhiều mụn thịt trên da: Mụn thịt là những khối u lành tính, mềm và nổi lên bề mặt da, có thể xuất hiện nhiều ở người bị đề kháng insulin.

Người có cân nặng vừa phải nhưng lại tích mỡ nhiều ở vùng bụng có thể là dấu hiệu kháng insulin

5. Giảm đề kháng insulin có nguy hiểm không?

Về bản chất, tình trạng đề kháng insulin không phải là một bệnh hay một chẩn đoán đặc hiệu. Đây là tình trạng rối loạn chuyển hóa có thể đi kèm với các bệnh lý khác như tim mạch, tăng huyết áp, tiểu đường tuýp 2…

Trong hầu hết các trường hợp, cơ thể thường sống chung hòa bình với tình trạng đề kháng insulin và sự tăng cường sản xuất insulin trong nhiều năm. Thế nhưng, nếu không có biện pháp kiểm soát tốt đề kháng insulin sẽ dẫn đến:

  • Nguy cơ hình thành tiểu đường tuýp 2: Khi insulin không còn đảm bảo được chức năng, lượng đường trong máu sẽ tăng cao dẫn đến tiền đái tháo đường, lâu dần sẽ gây tổn thương mạch máu và nhiều cơ quan khác trong cơ thể.

  • Nguy cơ nhồi máu cơ tim và đột quỵ: Tình trạng vừa tăng insulin máu nhưng lượng đường trong máu vẫn tăng, gây rối loạn chuyển hóa lipid. Từ đó làm tăng đáng kể lượng cholesterol xấu trong cơ thể, gây xơ vữa mạch máu. Đồng thời sự đề kháng insulin còn làm tăng nguy cơ hình thành huyết khối, tạo phản ứng viêm, tăng huyết áp… 

Vì thế tích cực điều trị làm giảm sự đề kháng insulin là việc làm quan trọng và cần thiết, giúp bảo vệ cơ thể khỏi các nguy cơ mắc nhiều bệnh nguy hiểm.

Xem thêm: BẠN NÊN CẢNH GIÁC VỚI BIẾN CHỨNG MẠCH MÁU CỦA BỆNH TIỂU ĐƯỜNG

Kháng insulin là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến bệnh tiểu đường tuýp 2

6. Điều trị kháng insulin bằng cách nào?

Điều trị tình trạng kháng insulin hay cải thiện độ nhạy cảm của tế bào với insulin chủ yếu tập trung vào thay đổi chế độ ăn uống và lối sống, với mục tiêu: giảm huyết áp, giảm lượng cholesterol xấu, giảm mức đường huyết, tăng lượng cholesterol HDL…

Đôi khi, nếu việc thay đổi chế độ ăn uống, vận động không mang lại nhiều hiệu quả, bác sĩ có thể chỉ định cho người bệnh dùng một số loại thuốc như: Thuốc hạ huyết áp, thuốc kiểm soát đường huyết hoặc thuốc làm giảm lượng cholesterol trong máu.

Xem thêm: CÁC LOẠI THẢO DƯỢC CHỮA BỆNH TIỂU ĐƯỜNG CÓ THẬT SỰ HIỆU QUẢ?

7. Cách làm giảm đề kháng insulin tự nhiên

Thay đổi chế độ dinh dưỡng lành mạnh, khoa học và tăng cường vận động là bước đầu tiên và quan trọng nhất giúp làm giảm tình trạng đề kháng của cơ thể với insulin.

Dưới đây là các nguyên tắc giúp cải thiện độ nhạy của insulin với tế bào:

  • Kiểm soát cân nặng trong mức cho phép, giảm cân đối với người bị thừa cân, béo phì.

  • Thường xuyên rèn luyện thể lực bằng các bài tập hoặc chơi các môn thể thao, đều đặn ít nhất 30 phút mỗi ngày.

  • Ngừng việc hút thuốc lá và tránh xa khói thuốc lá.

  • Thực hiện chế độ dinh dưỡng hợp lý, lành mạnh, tăng cường thực phẩm giàu chất xơ, giảm tinh bột và chất béo động vật.

Hướng dẫn xây dựng thực đơn giúp giảm đề kháng insulin một cách tự nhiên thông qua một số lưu ý sau:

  • Đối với tinh bột chỉ nên ăn vừa đủ no, mỗi bữa chỉ nên ăn từ 1-2 chén cơm tùy theo nhu cầu và thể trạng.

  • Chất đạm nên bổ sung bằng thịt nạc, ít chất béo như thịt lợn, thịt gia cầm (bỏ da), các loại cá… Ngoài ra có thể bổ sung chất đạm có nguồn gốc thực vật như các loại đậu, nấm, sữa đậu nành…

  • Trái cây nên ưu tiên lựa chọn các thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp như ổi, lê, táo, bưởi, cam… hạn chế ăn trái cây quá ngọt, có chỉ số đường huyết cao như mít, chuối, sầu riêng, xoài chín…

  • Rau củ cần chiếm ít nhất 50% khẩu phần ăn hàng ngày, tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu chất xơ từ rau xanh, củ quả tươi như cải bắp, súp lơ, cà rốt, cà chua, khoai lang…

  • Chất béo, thực phẩm ngọt, rượu bia, thuốc là cần hạn chế tiêu thụ, một khẩu phần chất béo của người kháng insulin tương đương với 1 thìa cà phê, đồng thời cần thay thế bằng các loại dầu thực vật.

Chú ý khi chế biến thức ăn, người bị đề kháng insulin cần ưu tiên các phương pháp chế biến đơn giản (hấp, luộc), hạn chế tối đa các phương pháp cần sử dụng nhiều dầu mỡ và tẩm ướp nhiều gia vị.

Xem thêm: HƯỚNG DẪN CHI TIẾT CHẾ ĐỘ ĂN TỐT CHO NGƯỜI TIỀN TIỂU ĐƯỜNG

Bữa ăn lành mạnh, khoa học là nguyên tắc quan trọng và chủ yếu trong điều trị kháng insulin

Trên đây là các thông tin cơ bản về tình trạng kháng insulin đang ngày càng phổ biến trong xã hội. Mặc dù tình trạng này không tác động quá nhiều tới sức khỏe, nhưng về lâu về dài nó là nguyên nhân dẫn đến nhiều các bệnh nguy hiểm, đe dọa nghiêm trọng tới sức khỏe của bạn.

Một trong các phương pháp hiệu quả, góp phần cải thiện tình trạng đề kháng insulin gây bệnh tiểu đường chính là sử dụng các sản phẩm có thành phần từ các loại thảo dược có khả năng hỗ trợ, cải thiện và kiểm soát tình trạng đường máu tăng cao, ví dụ như:

HEBAMIC - Viên Tiểu Đường

 

Bidiphar: Chăm sóc sức khoẻ - Chia sẻ niềm vui

Website TMDT: www.bidipharshop.com

Shopee: https://shopee.vn/bidiphar

Email: bidipharshop@bidiphar.com

Hotline: 1800.888.677

 

 

Sản phẩm đã xem

Zalo