Giỏ hàng

Bạn Nên Cảnh Giác Với Biến Chứng Mạch Máu Của Bệnh Tiểu Đường

Lượng đường trong máu tăng cao trong thời gian dài là nguyên nhân gây ra các biến chứng mạch máu của bệnh tiểu đường. Tình trạng này gây ra nhiều nguy cơ đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh. Cùng tìm hiểu các thông tin chi tiết ngay trong bài viết này nhé.

Bạn nên cảnh giác với biến chứng mạch máu của bệnh tiểu đường 

1. Tiểu đường gây ra những tổn thương mạch máu như thế nào?

Tổn thương mạch máu (mạch máu lớn và/hoặc mạch máu nhỏ) là tình trạng thường được nhắn đến ở bệnh nhân tiểu đường. Nguyên nhân là do sự gia tăng bất thường của glucose trong máu, dẫn đến oxy hóa trong lòng mạch, khiến cho mạch máu bị tổn thương.

Biến chứng này là nguyên nhân làm giảm lưu lượng máu cũng như mức độ thấm của các chất dinh dưỡng vào tế bào nội mô, từ đó làm tăng sự lắng đọng của protein ngoại bào. Cuối cùng sẽ gây ra tình trạng đông máu và rối loạn cơ quan đích có mạch máu bị tổn thương.

Nếu người bệnh tiểu đường nếu kịp thời phát hiện những thay đổi bất thường này, cần chủ động điều chỉnh và kiểm soát lượng đường trong máu nhằm ngăn chặn biến chứng nguy hiểm này.

Xem thêm: DÂY THÌA CANH CHỮA BỆNH TIỂU ĐƯỜNG - BƯỚC TIẾN KHOA HỌC MỚI

2. Biến chứng mạch máu nhỏ của bệnh tiểu đường

Theo các báo cáo được ghi nhận từ những bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường, phần lớn các ca bệnh sẽ có nguy cơ gặp ít nhất từ 1 biến chứng mạch máu nhỏ tại 3 cơ quan bao gồm mắt, thận và hệ thần kinh.

2.1. Biến chứng mạch máu nhỏ ở mắt

Các tổn thương mạch máu nhỏ do tiểu đường có thể gây ra hàng loạt biến chứng nguy hiểm ở mắt như: viêm giác mạc, đục thủy tinh thể, thậm chí dẫn đến mù lòa…

Bệnh tiểu đường gây biến chứng mạch máu nhỏ ở mắt gây ảnh hưởng lớn đến chức năng thị lực, do nồng độ đường huyết quá cao, khiến cho các mạch máu nhỏ đảm nhiệm chức năng nuôi dưỡng võng mạc bị viêm, co chặt và đông máu.

Để giải quyết tình trạng này, cơ thể sẽ phát tín hiệu nhằm huy động để sản sinh ra các mạch máu mới để cung cấp chất dinh dưỡng cho võng mạc. Tuy nhiên, những mạch máu này thường khá yếu và dễ bị vỡ, nứt khiến người bệnh gặp tình trạng chảy máu võng mạc.

Các triệu chứng của biến chứng mạch máu nhỏ tại mắt ở bệnh nhân tiểu đường chỉ phát hiện khi bệnh đã trở nặng. Vì thế người bệnh cần chú ý theo dõi sức khỏe của mình nhằm phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời.

Xem thêm: ĐỪNG CHỦ QUAN VỚI BIẾN CHỨNG MẮT CỦA BỆNH TIỂU ĐƯỜNG

Do đường huyết tăng cao, khiến các mạch máu nhỏ có chức năng nuôi dưỡng võng mạc bị tổn thương

2.2. Biến chứng mạch máu nhỏ gây suy thận

Bệnh thận đái tháo đường là biến chứng mạch máu thường gặp nhất trong số các biến chứng mạch máu nhỏ của bệnh tiểu đường. Đặc biệt phổ biến hơn cả là bệnh nhân tiểu đường giai đoạn cuối. Nếu biến chứng này không được kiểm soát chặt chẽ có thể trở thành nguy cơ tử vong cao.

Bên cạnh đó, biến chứng này còn hay gặp ở những người bệnh không kiểm soát tốt lượng đường trong máu, và các bệnh nhân tiểu đường kèm tăng huyết áp.

Do đó để phòng ngừa biến chứng mạch máu nhỏ của bệnh tiểu đường này, người bệnh cần theo dõi cả chỉ số huyết áp và đường huyết của bản thân. Luôn duy trì 2 chỉ số này ở mức an toàn là cách ngăn ngừa hiệu quả biến chứng suy thận và các biến chứng khác của bệnh tiểu đường.

Xem thêm: CÁCH DÙNG LÁ MẬT GẤU TRỊ TIỂU ĐƯỜNG HIỆU QUẢ NHẤT

2.3. Biến chứng mạch máu nhỏ gây tổn thương thần kinh

Đây được coi là biến chứng nặng nề nhất trong số các biến chứng của bệnh tiểu đường. Một trong những nguyên nhân gây tổn thương hệ thần kinh là do mạch máu nhỏ nuôi dưỡng dây thần kinh bị hẹp, khiến dây thần kinh không được cung cấp đủ dưỡng chất, lâu dần dẫn đến thoái hóa.

Có hai loại biến chứng thần kinh do mạch máu bị tổn thương bao gồm biến chứng thần kinh cấp tính và biến chứng thần kinh mạn tính. Trong đó tỷ lệ người bệnh gặp biến chứng thần kinh mạn tính thường cao hơn, hay gặp hơn cả là bệnh thần kinh ngoại biên và thần kinh tự động.

Biến chứng mạch máu nhỏ của bệnh tiểu đường này có thể gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí đe dọa đến tính mạng người bệnh.

Xem thêm: NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý VỀ BIẾN CHỨNG THẦN KINH CỦA BỆNH TIỂU ĐƯỜNG

Tổn thương mạch máu cũng là nguyên nhân gây ra nhiều biến chứng thần kinh ở bệnh tiểu đường

3. Biến chứng mạch máu lớn của bệnh tiểu đường

Biến chứng mạch máu lớn chiếm đến 80% nguyên nhân gây tử vong ở bệnh nhân tiểu đường. Các biến chứng mạch máu lớn của bệnh tiểu đường thường gặp bao gồm: bệnh động mạch vành, bệnh mạch máu não và bệnh mạch máu ngoại vi.

3.1. Bệnh mạch vành

Tổn thương động mạch vành ở bệnh nhân tiểu đường có thể gặp phải ở người trẻ tuổi và có thể có những biểu hiện lâm sàng không điển hình. Đặc biệt, tình trạng xơ vữa động mạch vành trong bệnh tiểu đường có tính chất lan tỏa, ở nhiều vị trí và nhánh động mạch. Xơ vữa động mạch vành dẫn đến thiếu máu cục bộ cơ tim, nhồi máu cơ tim… đe dọa sức khỏe và tính mạng của người bệnh.

Triệu chứng bệnh mạch vành do biến chứng mạch máu lớn của bệnh tiểu đường:

  • Xuất hiện cơn đau thắt ngực: Mức độ đau tương đối mờ nhạt, không điển hình, còn được gọi là thiếu máu cơ tim thầm lặng. Đôi khi người bệnh nhồi máu cơ tim cấp nhưng không có cơn đau ngực.

  • Nhồi máu cơ tim: Dấu hiệu cảnh bảo trước cơn nhồi máu cơ tim chỉ được phát hiện tình cờ khi người bệnh thực hiện điện tâm đồ. Đôi khi chính nhờ dấu hiệu nhồi máu cơ tim mà người bệnh mới phát hiện mắc tiểu đường.

Chẩn đoán biến chứng mạch vành ở bệnh nhân tiểu đường dựa vào các triệu chứng lâm sàng hoặc kết quả điện tâm đồ, chụp mạch vành để xác định vị trí mạch máu bị tổn thương.

Điều trị: Không có phương pháp điều trị đặc hiệu nào bệnh mạch vành trong tiểu đường. Các phương pháp điều trị chủ yếu bao gồm: chụp động mạch vành, phẫu thuật tạo hình mạch máu… đây đều là những kỹ thuật đòi hỏi chuyên môn cao.

Xem thêm: BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG CÓ THỂ GẶP NHỮNG BIẾN CHỨNG TIM MẠCH NÀO?

Xơ vữa động mạch là biến chứng mạch máu lớn thường gặp ở bệnh tiểu đường giai đoạn muộn

3.2. Bệnh mạch máu não

Bệnh tiểu đường có thể là nguyên nhân gây ra các di chứng nặng nề đối với các trường hợp tai biến mạch máu não. Trong đó, nhồi máu não do cục máu đông thường gặp nhiều hơn so với xuất huyết mạch máu não.

Triệu chứng của biến chứng mạch máu lớn này như sau:

  • Liệt mặt, khó nói chuyện, khó nuốt, rối loạn cảm giác nửa người, mất thăng bằng, rối loạn thị giác…

  • Mất ý thức hoặc rối loạn ý thức.

  • Đau đầu, buồn nôn trong trường hợp chảy máu não.

Chẩn đoán: Siêu âm Doppler là phương pháp không xâm lấn có thể phát hiện tổn thương động mạch vùng cổ. Ngoài ra có thể chụp CT sọ não để xác định vị trí, mức độ tổn thương mạch máu não trong bệnh tiểu đường.

3.3. Bệnh mạch máu ngoại vi

Đây là biến chứng phổ biến, hay gặp ở bệnh nhân tiểu đường giai đoạn nặng. Đặc biệt hay gặp ở các mạch máu ở chân, khi đó các mạch máu ở chân bị hẹp, tắc bởi các mảng xơ vữa khiến dòng máu tới bàn chân bị giảm đi. Đây cũng là nguyên nhân chủ yếu gây ra biến chứng bàn chân đái tháo đường

Một tổn thương rất nhỏ ở bàn chân cũng có thể gây loét, thậm chí có thể phải cắt cụt chi (nguy cơ cắt cụt chi dưới ở bệnh nhân tiểu đường cao gấp 15-45 lần so với người bình thường).

Triệu chứng: Cảm thấy đau chân khi đi bộ, đau khi nằm, tăng lên về đêm, chân lạnh, tím đỏ ở phần ngón chân cái, cảm giác tê như kim chân, có vết loét lâu lành…

Chẩn đoán: Trong quá trình thăm khám, các bác sĩ sẽ kiểm tra tình trạng da, màu sắc, nhiệt độ da, tình trạng động mạch, cơ cẳng chân và bàn chân. Sau đó có thể chỉ định siêu âm Doppler, đo huyết áp hoặc đo phân áp Oxy, chụp động mạch cảnh…

Bệnh mạch máu ngoại vi là nguyên nhân gây ra biến chứng bàn chân đái tháo đường

4. Chẩn đoán tổn thương mạch máu ở bệnh nhân tiểu đường

Hầu hết các biến chứng mạch máu của bệnh tiểu đường đều gây ra những di chứng nặng nề cho người bệnh và chưa có biện pháp điều trị chữa khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên nếu được phát hiện và điều trị tích cực có thể giúp người bệnh tăng khả năng hồi phục.

Một số phương pháp giúp kiểm tra, chẩn đoán biến chứng mạch máu ở bệnh nhân tiểu đường bao gồm:

  • Siêu âm tim: Các kỹ thuật viên có thể sử dụng phương pháp này để đánh giá tình trạng lưu thông máu đến tim.

  • Chụp động mạch vành: Xét nghiệm này sẽ giúp bác sĩ xem xét động mạch lớn có bị tắc không.

  • Phương pháp chụp cắt lớp phóng xạ (PET): Cho phép cung cấp các thông tin về chức năng của các cơ quan trong cơ thể.

  • Chụp cắt lớp động mạch: Đây là xét nghiệm kết hợp giữa chụp CT-scan và X-quang ở nhiều góc độ để cho ra hình ảnh chi tiết nhất.

  • Chụp cộng hưởng từ (MRI): Phương pháp sử dụng điện từ để tạo hình ảnh các mạch máu, từ đó có thể thấy được vị trí mạch máu bị tắc.

  • Xét nghiệm chức năng tế bào nội mô: Tế bào nội mô là tế bào nằm trong cùng, sát với dòng máu lưu thông. Vì thế nếu chức năng của tế bào này bất thường, có thể mạch máu không dãn nở được.

Tùy vào từng trường hợp của bệnh nhân, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh đi làm một hoặc một vài xét nghiệm nhằm chẩn đoán chính xác vị trí mạch máu bị tổn thương do đường huyết tăng cao, từ đó đưa ra biện pháp điều trị phù hợp.

Xem thêm: BẬT MÍ CÁCH THỬ ĐƯỜNG HUYẾT TẠI NHÀ ĐƠN GIẢN, CHÍNH XÁC

Phương pháp chụp cắt lớp phóng xạ (PET)

5. Phòng chống bệnh mạch máu ở tiểu đường

Nguyên tắc quan trọng trong phòng ngừa biến chứng mạch máu của bệnh tiểu đường chính là kiểm soát tốt lượng đường trong máu. Tùy vào từng trường hợp mà bác sĩ sẽ đưa ra giới hạn đường huyết phù hợp, người bệnh cần sử dụng thuốc điều trị, thực hiện chế độ ăn uống, sinh hoạt… theo hướng dẫn của bác sĩ sao cho lượng đường trong máu luôn duy trì trong giới hạn cho phép.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm một số biện pháp ngăn ngừa biến chứng mạch máu của bệnh tiểu đường như sau:

  • Từ bỏ thói quen hút thuốc và tránh xa khói thuốc lá.

  • Ăn uống lành mạnh: Tăng cường bổ sung chất xơ từ rau củ quả tươi, hạn chế ăn các món ăn nhiều dầu mỡ, muối, đường, đặc biệt là rượu, bia và các chất kích thích.

  • Có chế độ tập luyện thể dục, thể thao phù hợp giúp tăng cường sức khỏe tim mạch, hạn chế xơ vữa động mạch, đồng thời kiểm soát cân nặng.

  • Kiểm tra nồng độ mỡ trong máu, huyết áp nhằm điều chỉnh lối sống phù hợp giúp ngăn ngừa các biến chứng mạch máu của bệnh tiểu đường.

  • Duy trì cân nặng hợp lý, giảm cân nếu cần thiết nhằm giảm chỉ số cholesterol máu và tình trạng kháng insulin thường gặp ở bệnh đái tháo đường.

Kiểm soát tốt chỉ số đường huyết là nguyên tắc cơ bản giúp ngăn ngừa biến chứng mạch máu

Trên đây là các thông tin cơ bản về biến chứng mạch máu của bệnh tiểu đường. Bệnh tiểu đường có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, thậm chí đe dọa tính mạng người bệnh. Vì thế, kiểm soát chỉ số đường huyết ngay từ hôm nay là cách tốt nhất giúp bạn bảo vệ sức khỏe bản thân.

Bạn có thể tham khảo sản phẩm hỗ trợ kiểm soát đường huyết được bào chế từ dây thìa canh - giúp hỗ trợ cải thiện chỉ số đường huyết, phòng tránh biến chứng tiểu đường dưới đây:

HEBAMIC - Viên Tiểu Đường

 

Bidiphar: Chăm sóc sức khoẻ - Chia sẻ niềm vui

Website TMDT: www.bidipharshop.com

Shopee: https://shopee.vn/bidiphar

Email: bidipharshop@bidiphar.com

Hotline: 1800.888.677

 

Sản phẩm đã xem

Zalo