Giỏ hàng

Những Điều Cần Lưu Ý Về Biến Chứng Thần Kinh Của Bệnh Tiểu Đường

Biến chứng thần kinh của bệnh tiểu đường là một dạng biến chứng thường gặp, gây ra nhiều nguy cơ đe dọa tới tính mạng của người bệnh. Người bệnh nên tìm hiểu các nguyên nhân, dấu hiệu gây bệnh thần kinh ở tiểu đường nhằm đưa ra các biện pháp điều trị và phòng ngừa hiệu quả nhất.

Bệnh thần kinh là biến chứng thường gặp ở bệnh nhân tiểu đường

1. Biến chứng thần kinh của bệnh tiểu đường là gì?

Biến chứng thần kinh của bệnh tiểu đường (hay bệnh thần kinh ở tiểu đường) là biến chứng hay gặp ở bệnh nhân tiểu đường tuýp 1 và tuýp 2, khi lượng đường glucose trong máu tăng cao, gây tổn thương các dây thần kinh trên toàn bộ cơ thể.

Tùy thuộc vào vị trí dây thần kinh bị tổn thương, người bệnh sẽ có những triệu chứng khác nhau, nhưng đa phần bệnh nhân tiểu đường thường bị tổn thương dây thần kinh ở chân.

Biến chứng tiểu đường này có thể được ngăn ngừa và kiểm soát tốt nếu chỉ số đường huyết của bệnh nhân luôn duy trì trong giới hạn cho phép.

Xem thêm: DÂY THÌA CANH CHỮA BỆNH TIỂU ĐƯỜNG - BƯỚC TIẾN KHOA HỌC MỚI

2. Nguyên nhân gây bệnh thần kinh ở người tiểu đường

Nguyên nhân gây bệnh thần kinh ở người bị tiểu đường chủ yếu là do những tổn thương thần kinh và tổn thương các mạch máu nhỏ nuôi dây thần kinh đó.

Theo các chuyên gia, đường huyết tăng cao trong thời gian dài ở người tiểu đường có thể sinh ra các chất độc hại, gây tổn thương cho các tế bào thần kinh.

Cùng với đó, các mạch máu nuôi dưỡng dây thần kinh cũng bị chít hẹp do đường huyết tăng cao, điều này dẫn đến dây thần kinh không được cung cấp đủ dưỡng chất và dần bị thoái hóa.

Nguyên nhân gây tổn thương hệ thần kinh ở bệnh tiểu đường

Ngoài nguyên nhân chủ yếu trên, bệnh nhân tiểu đường bị biến chứng thần kinh có thể do các yếu tố dưới đây:

  • Tình trạng viêm dây thần kinh do phản ứng miễn dịch: Tình trạng này xảy ra khi hệ thống miễn dịch lầm tưởng dây thần kinh là vật thể lạ trong cơ thể và tự tấn công dây thần kinh.

  • Hút thuốc lá: Thuốc lá là nguyên nhân gây hẹp và cứng mạch máu, làm giảm lượng máu cung cấp cho dây thần kinh, góp phần vào những tổn thương của hệ thần kinh.

  • Thời gian bị bệnh tiểu đường: Người mắc bệnh tiểu đường càng lâu, nhất là những bệnh nhân không kiểm soát tốt chỉ số đường máu thì nguy cơ gặp biến chứng thần kinh càng tăng. Bệnh thần kinh ngoại biên ở tiểu đường thường gặp nhất ở các bệnh nhân mắc bệnh từ 25 năm trở lên.

  • Bệnh nhân tiểu đường đã có biến chứng trên thận: Các vấn đề của bệnh thận đái tháo đường khiến các chất độc trong máu tăng lên, từ đó dẫn đến các tổn thương dây thần kinh nghiêm trọng hơn.

3. Dấu hiệu biến chứng thần kinh của bệnh tiểu đường

Tùy thuộc vào vị trí dây thần kinh bị tổn thương mà biến chứng thần kinh của bệnh tiểu đường sẽ gây ra những triệu chứng khác nhau, cụ thể như sau:

3.1. Tổn thương hệ thần kinh ngoại biên

Đây là biến chứng thần kinh của bệnh tiểu đường thường gặp nhất, trong đó các dấu hiệu ở bàn chân là triệu chứng thường xuất hiện đầu tiên, sau đó sẽ lan dần lên cẳng chân, đôi khi thêm cả ở bàn tay. Các triệu chứng thường đối xứng ở cả hai bên chi, cụ thể như sau:

  • Tê các chi, giảm nhận biết cảm giác đau hoặc nóng lạnh, chủ yếu ở bàn chân. Người bệnh thường xuyên bị rớt dép, giẫm vào vật nhọn hoặc bị thương ở chân mà không hề hay biết.

  • Đôi khi có cảm giác châm chích, bỏng rát.

  • Cơn đau buốt thường tăng về đêm.

  • Cảm giác đau khi bước đi

  • Đôi khi bệnh nhân có triệu chứng tăng cảm giác bất thường, dù chỉ chạm nhẹ cũng cảm thấy đau rất nhiều.

  • Yếu cơ, gặp khó khăn trong đi lại.

  • Loét bàn chân, nhiễm trùng, thậm chí biến dạng bàn chân khi bệnh diễn biến nặng.

Tổn thương hệ thần kinh ngoại biên do bệnh tiểu đường

3.2. Tổn thương hệ thần kinh tự chủ

Do hệ thần kinh tự chủ là hệ thống điều khiển nhiều cơ quan khác nhau trong cơ thể, nên triệu chứng của bệnh sẽ thay đổi tùy thuộc vào cơ quan có dây thần kinh bị tổn thương, ví dụ như:

  • Tổn thương dây thần kinh thị giác: Đồng tử mắt mất phản xạ với ánh sáng, bóng tối và hay bị chói mắt.

  • Tổn thương dây thần kinh ở hệ tiêu hóa: Dạ dày có thắt chậm nên bệnh nhân hay cảm thấy đầy bụng say khi ăn, có cảm giác nghẹn, nuốt khó, buồn nôn, mất cảm giác ngon miệng.

  • Tổn thương dây thần kinh ở hệ tim mạch: Người bệnh thường gặp tình trạng nhịp tim nhanh, hạ huyết áp khi thay đổi tư thế đột ngột. Đồng thời bệnh nhân có thể mất cảm giác khi bị hạ glucose máu, gây ra biến chứng tiểu đường cấp tính nghiêm trọng.

  • Tổn thương dây thần kinh ở hệ tiết niệu, sinh dục: Tình trạng này gây ra ứ đọng nước tiểu trong bàng quang, lâu ngày dẫn đến nhiễm trùng nước tiểu, người bệnh có thể đi tiểu nhiều lần, khó nhịn tiểu, rối loạn cương dương ở nam giới…

3.3. Tổn thương hệ thần kinh khác

Bên cạnh các dấu hiệu trên, biến chứng thần kinh của bệnh tiểu đường có thể xuất hiện các trường hợp hiếm gặp như 

  • Bệnh đơn dây thần kinh: Triệu chứng thường gặp là nhìn đôi, đau sau hốc mắt, nếu tổn thương dây thần kinh vận nhãn sẽ gây liệt mặt, méo miệng, nói chuyện khó khăn…

  • Bệnh đám rối - rễ thần kinh: Đây là biến chứng thường gặp ở người già bị đái tháo đường tuýp 2, với triệu chứng yếu và teo cơ vận động (cơ đùi, cẳng chân…), gây khó khăn khi vận động.

Đa phần bệnh nhân tiểu đường giai đoạn nặng đều tổn thương đa dây thần kinh

4. Biến chứng thần kinh ở bệnh tiểu đường có thường gặp không?

Bệnh nhân tiểu đường rất dễ gặp phải các biến chứng do tổn thương thần kinh ngoại biên, đặc biệt ở những người không kiểm soát tốt lượng đường trong máu.

Theo thống kê, có khoảng 60-70% người mắc bệnh đái tháo đường gặp các biến chứng thần kinh, chủ yếu gặp ở thần kinh ngoại biên và thần kinh thực vật.

Rất nhiều người bệnh tại thời điểm phát hiện bệnh tiểu đường đã có biến chứng thần kinh ngoại biên.

Những biến chứng này nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ gây ra nhiều tổn thương trên nhiều cơ quan khác như biến chứng bàn chân, suy thận, biến chứng trên hệ tim mạch…

Vậy phải làm sao để phát hiện các biến chứng thần kinh của bệnh tiểu đường?

Ở giai đoạn sớm, các biến chứng thần kinh của bệnh tiểu đường không có triệu chứng. Vì thế người bệnh cần kiểm tra định kỳ sức mạnh cơ bắp, phản xạ gân cơ, cảm giác với nóng lạnh, đặc biệt kiểm tra ở bàn chân.

Ví dụ để kiểm tra tổn thương thần kinh ở chân, bác sĩ sẽ dùng một sợi cước ngắn chạm vào một số điểm ở bàn chân, nếu người bệnh không cảm nhận được cảm giác từ sợi cước nghĩa là người bệnh đã bắt đầu có những tổn thương thần kinh.

Biến chứng thần kinh có thể dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng

5. Điều gì sẽ xảy ra khi bệnh nhân tiểu đường có biến chứng thần kinh

Các biến chứng thần kinh của bệnh tiểu đường nếu không phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng như sau:

  • Hạ đường huyết không nhận biết được và có thể dẫn đến hôn mê.

  • Cắt đoạn chi do mất cảm giác ở chân và nhiễm trùng, hoại tử bàn chân nghiêm trọng,

  • Tiểu tiện không kiểm soát và tăng nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu.

  • Tụt huyết áp tư thế có thể dẫn đến té ngã khi thay đổi tư thế đột ngột.

  • Rối loạn chức năng tình dục ở cả nam và nữ giới

Chính vì thế, người bệnh tiểu đường cần thường xuyên theo dõi chỉ số đường huyết tại nhà, cũng như tái khám định kỳ tại bệnh viện để phát hiện kịp thời các biến chứng tiểu đường nói chung và biến chứng thần kinh nói riêng.

6. Điều trị các biến chứng thần kinh của bệnh tiểu đường thế nào?

Biến chứng thần kinh do bệnh tiểu đường rất khó để chữa khỏi và cho đến hiện tại vẫn chưa có thuốc điều trị khỏi bệnh thần kinh do đái tháo đường. Việc điều trị chủ yếu tập trung vào các vấn đề sau:

  • Làm chậm tiến triển của bệnh

  • Giảm bớt cơn đau cho người bệnh

  • Điều trị các biến chứng và phục hồi chức năng.

Những phương pháp này chủ yếu giúp kiểm soát triệu chứng và đảm bảo chất lượng cuộc sống cho người bệnh.

Một số loại thuốc thường dùng trong kiểm soát các triệu chứng của biến chứng thần kinh của bệnh tiểu đường bao gồm:

  • Thuốc chống trầm cảm: Duloxetine, Nortriptyline, Aventyl và Desipramine

  • Thuốc chống động kinh: Gabapentin,  Carbamazepine, Pregabalin

  • Thuốc chống co thắt hoặc kháng cholinergic nhằm ngăn ngừa chứng tiểu không kiểm soát.

  • Thuốc điều trị rối loạn cương dương: Sildenafil, Tadalafil, Vardenafil…

Ngoài kiểm soát biến chứng thần kinh, bệnh nhân tiểu đường còn phải kiểm soát tốt chỉ số đường huyết, vì đây chính là nguyên nhân dẫn đến nhiều biến chứng, trong đó có tổn thương hệ thần kinh.

Sử dụng thuốc điều trị chỉ giúp làm giảm bớt triệu chứng cho bệnh nhân tiểu đường

7. Làm thế nào để phòng ngừa biến chứng thần kinh ở bệnh nhân tiểu đường?

Kiểm soát tốt bệnh tiểu đường là cách tốt nhất giúp phòng ngừa và ngăn chặn sự tiến triển của biến chứng thần kinh. Người bệnh cần ổn định lượng đường huyết trong giới hạn mà bác sĩ đã khuyến cáo, bằng cách xây dựng chế độ ăn uống, tập luyện và dùng thuốc chữa tiểu đường đều đặn.

Bên cạnh đó, bạn có thể tham khảo một số cách phòng ngừa biến chứng thần kinh ở bàn chân như sau:

  • Kiểm tra bàn chân, kẽ chân, móng chân, da chân hàng ngày xem có vết xước, vết chai sạn, vết rộp, khô nứt bất thường nào không. Nếu có cần thông báo cho bác sĩ hoặc đến bệnh viện để được hướng dẫn và chăm sóc đúng cách.

  • Vệ sinh bàn chân sạch sẽ bằng xà phòng và nước ấm, nếu da quá khô có thể dùng kem dưỡng ẩm nhưng chú ý không thoa kem vào kẽ chân.

  • Cắt móng tay, móng chân thường xuyên, tránh cắt quá sát phần da và không cắt vào khóe móng.

  • Không ngồi bắt chéo chân quá lâu, nên nâng cao chân khi ngồi và tập vận động bàn chân và ngón chân mỗi ngày.

Kiểm soát tốt đường huyết là cách ngăn ngừa biến chứng thần kinh hiệu quả nhất

Trên đây là các thông tin cơ bản liên quan đến biến chứng thần kinh của bệnh tiểu đường. Đây là biến chứng thường gặp với nhiều nguy cơ tiềm ẩn cho sức khỏe của người bệnh. Vì thế người bệnh không nên chủ quan, hãy phòng ngừa biến chứng này ngay từ bây giờ bằng cách kiểm soát tốt nồng độ glucose trong máu. 

Bạn có thể tham khảo sản phẩm hỗ trợ kiểm soát đường huyết được bào chế từ dây thìa canh - giúp hỗ trợ cải thiện chỉ số đường huyết, phòng tránh biến chứng tiểu đường dưới đây:

HEBAMIC - Viên Tiểu Đường

 

Bidiphar: Chăm sóc sức khoẻ - Chia sẻ niềm vui

Website TMDT: www.bidipharshop.com

Shopee: https://shopee.vn/bidiphar

Email: bidipharshop@bidiphar.com

Hotline: 1800.888.677

 

Sản phẩm đã xem

Zalo