Giỏ hàng

Tổng Hợp Các Thông Tin Về Thuốc Trị Mất Ngủ: Lợi Ích Và Tác Hại

Mất ngủ gây ra nhiều tác động đến cuộc sống, công việc, sức khỏe và tinh thần của người bệnh. Vì thế với mong muốn cải thiện nhanh các triệu chứng mất ngủ ngủ nhiều người đã tìm đến các loại thuốc trị mất ngủ theo Y học hiện đại. 

Thuốc trị mất ngủ Tây y thường là các thuốc thuộc nhóm an thần

1. Khi nào cần dùng thuốc trị mất ngủ Tây y?

Mất ngủ là tình trạng mà có lẽ ai trong chúng ta cũng từng vài lần trải qua. Vì những hậu quả mà mất ngủ gây ra cho công việc, cuộc sống, sức khỏe mà nhiều người luôn mong muốn tìm ra phương pháp chữa mất ngủ nhanh chóng, hiệu quả, trong đó sử dụng thuốc an thần mất ngủ được khá nhiều người nghĩ đến.

Tuy nhiên không phải ai bị mất ngủ cũng cần sử dụng các loại thuốc trị mất ngủ Tây y. Trên thực tế, chỉ có các bệnh nhân có những triệu chứng dưới đây mới được bác sĩ chỉ định dùng thuốc chữa mất ngủ:

  • Người bị mất ngủ, khó đi vào giấc ngủ trong thời gian dài, trằn trọc mãi không ngủ nổi.

  • Mất ngủ khiến cơ thể luôn trong trạng thái stress, mệt mỏi, uể oải do ngủ không đủ giấc.

  • Sức khỏe suy giảm, có thể nhìn thấy rõ các tác hại của mất ngủ như suy giảm trí nhớ, người lờ đờ mệt mỏi, làn da bị lão hóa…

  • Mất ngủ triền miên liên tục trong 1 tháng trở lên.

  • Mỗi ngày chỉ ngủ được 1-2 giờ, ngủ lơ mơ, không sâu giấc, rất dễ tỉnh giấc và khó ngủ lại.

Dù bạn là một trong số các trường hợp này cũng không thể tự ý sử dụng thuốc trị mất ngủ mà cần trải qua quá trình thăm khám, kê đơn của bác sĩ để sử dụng đúng thuốc, đúng cách nhằm mang lại hiệu quả tốt nhất và hạn chế tối đa tác dụng phụ của những loại thuốc này.

Không phải ai bị mất ngủ cũng nên uống thuốc ngủ vì nó gây ra nhiều tác dụng không mong muốn

2. Các nhóm thuốc chữa mất ngủ Tây y được bác sĩ kê toa

Nếu tình trạng mất ngủ nghiêm trọng, đe dọa đến sức khỏe và cuộc sống của người bệnh, tùy thuộc vào tình trạng cụ thể của mỗi người bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định các loại thuốc trị mất ngủ sau:

2.1. Seduxen

Seduxen là biệt dược trị mất ngủ chuyên dụng để đặc trị các trường hợp mất ngủ kinh niên, các bệnh nhân mất ngủ có dấu hiệu ảnh hưởng đến hệ thần kinh.

Thành phần: Seduxen là có thành phần chính là Diazepam, hoạt chất có tác dụng an thần, gây ngủ mạnh. Khi đi vào cơ thể, hoạt chất này sẽ giúp thư giãn hệ thần kinh, giúp người bệnh chìm vào giấc ngủ nhanh chóng.

Công dụng của thuốc ngủ Seduxen:

  • Tác dụng điều hòa hệ thần kinh, an thần mạnh

  • Người dùng sẽ chìm vào giấc ngủ nhanh chóng  sau khi uống thuốc

  • Ngoài ra còn hỗ trợ giảm cơn co giật thần kinh và cơ

  • Cải thiện tình trạng nghiện các thực phẩm, đồ uống có chứa chất kích thích

Hướng dẫn sử dụng Seduxen cho người bệnh mất ngủ:

  • Chỉ sử dụng thuốc khi có chỉ định của bác sĩ

  • Mỗi ngày không uống nhiều hơn 3 viên thuốc

  • Liều lượng cụ thể cần dựa vào thể trạng và cơ địa của mỗi người bệnh.

  • Uống thuốc với nhiều nước giúp hạn chế tác dụng không mong muốn.

Chống chỉ định của Seduxen bao gồm: Trẻ nhỏ, phụ nữ có thai và đang trong giai đoạn cho con bú không được sử dụng.

Cần hết sức thận trọng khi sử dụng seduxen chữa mất ngủ

2.2. Diazepam 5mg

Thuốc ngủ Diazepam 5mg là loại thuốc đặc trị mất ngủ, có tác dụng kích thích trực tiếp vào não bộ giúp an thần gây ngủ mạnh.

Thành phần chính: 5mg Diazepam giúp gây ngủ hiệu quả và các thành phần tá dược khác.

Công dụng của thuốc ngủ diazepam: 

  • Tác dụng gây ngủ, an thần mạnh nên chỉ được chỉ định với trường hợp bị khó ngủ, mất ngủ, mệt mỏi căng thẳng; đặc biệt trong mất ngủ do trầm cảm.

  • Thuốc ngủ Diazepam 5mg còn được chỉ định trong trường hợp bị sảng rượu cấp hoặc khi bị co giật

  • Một số ít trường hợp, Diazepam 5mg có thể được dùng như thuốc tiền mê trước phẫu thuật.

Hướng dẫn sử dụng Diazepam 5mg:

  • Đối với người lớn bị mất ngủ mỗi ngày uống từ 5-15mg, cần giảm liều tương ứng với trường hợp mất ngủ ở người già.

  • Đối với trẻ em: Cần có chỉ định của bác sĩ, liều dùng phụ thuộc vào độ tuổi và cân nặng của từng bé.

Chống chỉ định: Vì Diazepam 5mg có tác dụng an thần, gây ngủ mạnh nên cần chống chỉ định khi lái xe hoặc vận hành máy móc, các công việc yêu cầu sự tỉnh táo. Không sử dụng Diazepam với các thuốc an thần nhóm khác.

Tác dụng phụ: Buồn ngủ cả ban ngày, giảm tập trung, tác động lên chức năng gan, dễ xuất hiện ảo giác, yếu cơ, dị ứng da… 

Diazepam có thể gây ra nhiều tác dụng không mong muốn nếu sử dụng sai cách

2.3. Phenobarbital

Phenobarbital là một loại thuốc trị mất ngủ Tây y có tác dụng an thần, gây ngủ  cực mạnh. Thuốc đặc trị mất ngủ này được bào chế dưới dạng thuốc tiêm hoặc thuốc dùng đường uống dạng viên nén.

Công dụng của thuốc trị mất ngủ Phenobarbital:

  • Cũng giống như các loại thuốc chữa mất ngủ khác, Phenobarbital có tác dụng chữa mất ngủ, an thần rất tốt.

  • Ngoài ra, loại thuốc này còn thường được sử dụng để điều trị bệnh động kinh là chủ yếu.

Chống chỉ định Phenobarbital:

  • Không sử dụng Phenobarbital cho các trường hợp bị rối loạn chuyển hóa porphyrin hoặc các trường hợp mắc chứng suy hô hấp nặng.

  • Người bị khó thở, tắc nghẽn mạch máu.

  • Không dùng cho người bị động kinh cơn vắng.

Tác dụng không mong muốn: Buồn ngủ cả ban ngày, trầm cảm, lú lẫn ở người lớn tuổi, dị ứng…

Xem thêm: NÊN LÀM GÌ KHI BỊ MẤT NGỦ VỀ ĐÊM KÉO DÀI?

2.4. Scopolamine

Đây là loại thuốc Tây y trị mất ngủ lâu ngày, mất ngủ kinh niên, thường xuất hiện trong các đơn thuốc điều trị mất ngủ của bác sĩ.

Tác dụng Scopolamine:

  • Tác dụng thôi miên, gây mê tạm thời nên giúp người bệnh dễ đi vào giấc ngủ, ngủ ngon và sâu giấc hơn

  • Thường được sử dụng cho những người bị mất ngủ do căng thẳng, cần được thư giãn thần kinh.

Hướng dẫn sử dụng:

  • Scopolamine có tác dụng gây mê nhanh chóng, thuốc sẽ phát huy tác dụng sau vài phút và kéo dài trong 1 tiếng.

  • Vì thuốc chỉ có tác dụng gây mê nhanh chóng nên cần tuân thủ theo hướng dẫn sử dụng của bác sĩ, không tự ý sử dụng quá liều.

Chống chỉ định sử dụng Scopolamine trong các trường hợp sau: Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, phụ nữ đang mang thai hoặc đang trong giai đoạn cho con bú. Tuyệt đối không dùng thuốc cho các mục đích xấu.

Tác dụng không mong muốn của Scopolamine: Khô miệng, tim đập nhanh, buồn ngủ, bí tiện, táo bón, tiền sản giật ở phụ nữ có thai, gây hoang tưởng, ảo giác…

Scopolamine trị mất ngủ lâu ngày, mất ngủ kinh niên

2.5. Gardenal

Gardenal là biệt được điều trị mất ngủ, ngủ không ngon giấc, sốt cao co giật, động kinh…  với thành phần chính là Phenobarbital 10mg. Loại thuốc này được coi là thuốc an thần mạnh, chỉ sử dụng khi bác sĩ kê đơn.

Công dụng của Gardenal:

  • Điều trị mất ngủ, ngủ không ngon giấc, rối loạn giấc ngủ do stress, căng thẳng, lo âu…

  • Phòng tránh tình trạng co giật do sốt cao

  • Sử dụng trong trường hợp động kinh cục bộ, động kinh cơn lớn…

Gardenal thường được kê đơn như sau:

  • Phòng chống cơn co giật khi ngủ: Người lớn mỗi ngày uống 2 – 3mg/kg, đối với trẻ nhỏ từ 3 – 4 mg/kg/mỗi ngày.

  • Điều trị mất ngủ: Mỗi ngày uống 1 viên trước khi ngủ 1 tiếng và không dùng quá 2 tuần sẽ gây phụ thuộc thuốc.

  • Trường hợp sử dụng thuốc với nhu cầu an thần, xoa dịu thần kinh, giảm lo âu thể nhẹ: Mỗi ngày có thể dụng 0,05-0,12g thuốc ngủ Gardenal.

Chống chỉ định trong các trường hợp sau: Người bị suy gan, suy thận, người già, trẻ nhỏ, người nghiện rượu…

2.6. Zopistad 

Zopistad là thuốc thuộc nhóm thuốc thần kinh, với thành phần chính là dược chất Zopiclone thường được điều chế thành dạng viên nén bao phim có hàm lượng 7,5mg. Thuốc có tác dụng chính là điều trị mất ngủ ngắn hạn, khó ngủ, hay tỉnh giấc giữa đêm….

Công dụng:

  • An thần, giúp người bệnh dễ dàng chìm vào giấc ngủ

  • Tạo giấc ngủ liền mạch, sâu giấc, hạn chế bị tỉnh giấc nửa đêm

  • Hỗ trợ điều trị chứng mất ngủ thứ phát do các vấn đề tâm lý

Hướng dẫn sử dụng:

  • Người lớn sức khỏe bình thường: Mỗi ngày uống 1 viên trước khi đi ngủ

  • Người có chức năng gan, thận bị suy giảm từ nhẹ đến trung bình, người già: Mỗi ngày sử dụng nửa viên.

  • Trẻ em không được sử dụng thuốc này.

  • Chỉ sử dụng thuốc này để điều trị chứng mất ngủ tạm thời từ 2-3 ngày, điều trị chứng mất ngủ ngắn hạn từ 2-3 tuần.

Chống chỉ định: Trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, phụ có thai hoặc đang trong thời kỳ cho con bú, người vận hành máy móc, lái xe hoặc làm các công việc cần duy trì sự tỉnh táo.

Tác dụng phụ: Dị ứng gây phù nề mặt, lưỡi, môi, choáng váng, li bì, rối loạn tiêu hóa, có thể dẫn đến một số bệnh tâm lý khác…

Thuốc an thần, gây ngủ Zopistad 7,5mg

2.7. Zaleplon

Đây là loại thuốc an thần thế hệ mới được nghiên cứu để khắc phục các hạn chế của nhóm thuốc an thần thế hệ cũ mang lại. Zaleplon hoạt động dựa trên cơ chế tác động lên thụ thể GABA-A giúp an thần, gây ngủ. 

Loại thuốc này có thể sử dụng từ 2-5 tháng mà không gây ra tác dụng phụ đáng lo ngại.

Tuy nhiên, nếu lạm dụng thuốc vẫn gây ra những tác dụng phụ đáng ngại. Đặc biệt khi dừng thuốc đột ngột có thể gây ra một số phản ứng như: co giật, mê sảng, mệt mỏi hoặc suy nhược cơ thể…

Chống chỉ định: Trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh, phụ nữ đang mang thai hoặc đang cho con bú, người có tiền sử dị ứng với các thành phần của thuốc, bệnh nhân suy gan, suy hô hấp nặng…

2.8. Haloperidol

Một trong những loại thuốc trị mất ngủ hiệu quả nhất cần phải kể đến đó là thuốc Haloperidol. Đây là thuốc được chỉ định cho các bệnh nhân mắc chứng mất ngủ kéo dài liên quan đến rối loạn tâm thần, trầm cảm, tâm thần phân liệt…

Công dụng của Haloperidol:

  • Điều trị tình trạng ảo giác, loạn thần, các vấn đề rối loạn tâm thần

  • Điều hòa, thư giãn hệ thần kinh, tạo ra cơn buồn ngủ nhanh chóng

  • Hỗ trợ ổn định, điều hòa nhịp tim, giảm nhanh triệu chứng hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn…

Cách sử dụng Haloperidol:

  • Người bệnh bị mất ngủ, rối loạn giấc ngủ uống từ 5-40mg/ngày.

  • Trẻ nhỏ từ 5 tuổi trở lên sử dụng liều bằng một nửa người lớn

  • Trẻ nhỏ từ 3-5 tuổi sử dụng liều bằng ¼ người lớn.

Tác dụng phụ của Haloperidol: Chóng mặt, choáng váng, rối loạn giấc ngủ, bí tiểu, cảm thấy bồn chồn…

Haloperidol có thể được dùng dười dạng đường uống hoặc đường tiêm

Có thể thấy, tất cả các loại thuốc Tây y trị mất ngủ đều có nguy cơ cao gây ra nhiều tác dụng phụ không mong muốn, trong đó nguy cơ gây nghiện, phụ thuộc vào thuốc mới ngủ được là điều mà bác sĩ luôn lo lắng. Chính vì thế khi sử dụng các loại thuốc an thần gây ngủ này người bệnh cần hết sức thận trọng, sử dụng theo đúng chỉ định của bác sĩ, không nên lạm dụng thuốc.

Xem thêm: NẾU KHÔNG UỐNG THUỐC THÌ UỐNG GÌ ĐỂ DỄ NGỦ?

3. Những điều cần ghi nhớ khi sử dụng thuốc ngủ Tây y

Bởi vì các tác dụng phụ của thuốc ngủ mà các bác sĩ luôn khuyến cáo cần hạn chế sử dụng loại thuốc này, chỉ sử dụng khi có hướng dẫn của bác sĩ. Trong trường hợp bắt buộc phải sử dụng thuốc trị mất ngủ Tây y, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Thăm khám chuyên khoa: Bạn cần thăm khám để tìm ra nguyên nhân mất ngủ. Đồng thời sự tư vấn của bác sĩ sẽ là những lời khuyên tốt nhất dành và phù hợp nhất cho tình trạng sức khỏe của bạn.

  • Sử dụng thuốc theo đúng hướng dẫn: Sử dụng đúng thuốc, đúng liều, đúng thời gian theo hướng dẫn của bác sĩ hoặc hướng dẫn của nhà sản xuất để tránh các tác dụng phụ không mong muốn.

  • Theo dõi tác dụng phụ của thuốc: Trong thời gian sử dụng thuốc, nếu có bất kỳ phản ứng bất thường nào, bạn nên ngừng thuốc và thông báo cho bác sĩ để có những lời khuyên hữu ích nhất.

  • Tuyệt đối tránh xa rượu bia, các chất kích thích trong quá trình sử dụng thuốc trị mất ngủ vì có thể làm tăng tác dụng phụ của thuốc sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

  • Chuyển sang các phương pháp chữa mất ngủ không dùng thuốc: Đây là những phương pháp chữa mất ngủ không mang lại hiệu quả nhanh chóng như các thuốc ngủ Tây y, nhưng bạn có thể áp dụng lâu dài để cải thiện dần chứng mất ngủ. Một số phương pháp như sử dụng thảo dược trị mất ngủ, thiền chữa mất ngủ, yoga, ăn các món ăn dễ ngủ

Các thảo dược trị mất ngủ mặc dù không có tác dụng nhanh nhưng sẽ hạn chế tác dụng phụ cho người sử dụng

Có thể nói, các thuốc trị mất ngủ Tây y tác dụng trực tiếp lên hệ thống thần kinh từ đó tạo cảm giác an thần, buồn ngủ nhanh và mạnh. Tuy nhiên đây cũng là phương pháp chữa mất ngủ tiềm ẩn nhiều rủi ro cho người bệnh. Vì thế cần hết sức thận trọng khi sử dụng để điều trị chứng mất ngủ.

Nếu bạn đang gặp tình trạng mất ngủ, khó ngủ, thiếu ngủ, đêm trằn trọc mà chưa tìm ra giải pháp phù hợp. Hãy tham khảo ngay các sản phẩm có thành phần từ các thảo dược tự nhiên, lành tính có khả năng cải thiện tình trạng rối loạn giấc ngủ dưới đây:

*  BỔ HUYẾT ÍCH NÃO BDF - Thuốc Bổ Não 

HOẠT HUYẾT DƯỠNG NÃO BDF - Thuốc Bổ Não

KINGLOBA - Thuốc Bổ Não 

Combo Não Khỏe Ngủ Ngon

BILI SHARK - Dầu Gan Cá Mập

 

Bidiphar: Chăm sóc sức khoẻ - Chia sẻ niềm vui

Website TMDT: www.bidipharshop.com

Shopee: https://shopee.vn/bidiphar

Email: bidipharshop@bidiphar.com

Hotline: 1800.888.677

 

Sản phẩm đã xem

Zalo