Buồn Ngủ Nhưng Không Ngủ Được - Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục
Buồn ngủ nhưng không ngủ được là một hiện tượng đang có xu hướng ngày càng tăng ở nhiều người. Tình trạng này có thể gây ra cảm giác vô cùng khó chịu đối với bạn, vì dù bạn rất mệt mỏi và buồn ngủ nhưng lại không thể chợp mắt được. Cùng tìm hiểu các thông tin chi tiết về hiện tượng này ngay trong bài viết nhé.
Buồn ngủ nhưng không chợp mắt được là hiện tượng ngày càng phổ biến
1. Buồn ngủ không được ngủ được là gì?
Mất ngủ không chỉ bao gồm sự suy giảm thời gian ngủ mỗi đêm mà còn liên quan đến chất lượng giấc ngủ. Các dấu hiệu cho thấy chất lượng giấc ngủ đang bị suy giảm bao gồm: cảm thấy mệt mỏi, uể oải khi thức dậy, hay bị tỉnh giấc giữa đêm và không thể ngủ trở lại, buồn ngủ nhưng không ngủ được…
Trong đó, tình trạng dù rất buồn ngủ nhưng không ngủ được là hiện tượng không ít người đang gặp phải, đây có thể là dấu hiệu ban đầu của bệnh mất ngủ cấp tính, sau đó sẽ chuyển nhanh sang giai đoạn mạn tính nếu không có hướng giải quyết triệt để.
Các nhà khoa học đã nghiên cứu và chứng minh, hiện tượng buồn ngủ nhưng không ngủ được có thể là dấu hiệu của bệnh suy nhược thần kinh. Người bệnh thường gặp tình trạng mất ngủ, mệt mỏi vào ban đêm, uể oải, thậm chí ngủ gật vào ban ngày, nhưng khi lên giường đi ngủ lại không thể chợp mắt được.
Tình trạng này thường gặp ở những đối tượng buồn ngủ khi đang ngồi học hoặc làm việc nhưng lại tỉnh táo khi nằm xuống đi ngủ.
Đa phần hiện tượng rất buồn ngủ nhưng không ngủ được thường gặp phổ biến ở người trưởng thành bị mệt mỏi quá độ, áp lực lớn từ công việc, đời sống và các mối quan hệ xã hội.
Xem thêm: MẤT NGỦ DO LO ÂU: NGUYÊN NHÂN, TRIỆU CHỨNG VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ
Đa phần người gặp tình trạng này thường phải chịu áp lực lớn trong cuộc sống
2. Tại sao nhiều người buồn ngủ mà không ngủ được?
Theo thống kê, trung bị cứ 10 người trưởng thành thì sẽ có ít nhất 1 người gặp tình trạng mất ngủ mạn tính và khoảng 2 người bị mất ngủ cấp tính. Đặc biệt, tỷ lệ này đang có xu hướng không ngừng gia tăng, nhất là giới trẻ và gây ra lỗi ám ảnh cho không ít người bệnh.
Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến khiến ngày càng nhiều người dù mệt mỏi, buồn ngủ nhưng vẫn không ngủ được:
Do căng thẳng, áp lực: Sự lo lắng, buồn phiền có ảnh hưởng rất lớn đến giấc ngủ của bạn. Khi đó, cơ thể sẽ cảm thấy bồn chồn, mệt mỏi, muốn ngủ nhưng không thể ngủ được, các suy nghĩ tiêu cực sẽ hiện lên trong đầu mà không thể nào dừng lại được. Điều này sẽ gây ra nhiều khó khăn khi bạn muốn chìm vào giấc ngủ, thậm chí có khi phải mất hơn 30 – 60 phút bạn mới có thể ngủ được.
Hội chứng giấc ngủ đến trễ (DSPS): Đây là tình trạng rối loạn giấc ngủ có liên quan đến đồng hồ sinh học, thường gặp ở rất nhiều người khi thường xuyên không ngủ được vào buổi tối. Bạn thường chìm vào giấc ngủ chậm hơn 2 tiếng so với giờ đi ngủ đã đặt ra. Đa phần người bệnh thường ngủ không đúng giờ, đủ giấc, hay ngủ gật, buồn ngủ nhưng không ngủ được. Theo thống kê, hội chứng này chủ yếu hay gặp ở trẻ em, thanh thiếu niên.
Ngủ ngày quá nhiều: Giấc ngủ ban đêm sẽ bị ảnh hưởng bởi thời gian ngủ ban ngày. Ngủ trưa quá nhiều sẽ khiến bạn khó ngủ vào ban đêm, dễ tỉnh giấc và ngủ không ngon.
Trầm cảm: Đây cũng là một trong các bệnh lý thường gặp, dẫn đến tình trạng buồn ngủ mà không ngủ được. Khi bị trầm cảm, cơ thể bạn sẽ luôn trong tình trạng mệt mỏi, uể oải, khó đi vào giấc ngủ do sự rối loạn nhịp sinh học.
Uống nhiều trà xanh, cà phê: Các thức uống giàu cafein này sẽ khiến bạn mất ngủ mặc dù cơ thể mệt mỏi, khó chịu nhưng không thể chợp mắt được. Vì thế, nếu bạn đang gặp tình trạng rối loạn giấc ngủ thì nên hạn chế uống các loại đồ uống này sau bữa trưa.
Lạm dụng các thiết bị điện tử trước khi ngủ: Đây cũng là một thói quen xấu dẫn đến khó ngủ. Ánh sáng xanh từ điện thoại, TV, máy tính và các thiết bị điện tử khác sẽ ức chế quá trình điều tiết melatonin của não bộ, từ đó dẫn đến tình trạng buồn ngủ nhưng không ngủ được.
Lạm dụng các thiết bị điện tử gây ức chế hoạt động tiết melatonin của não bộ
3. Dấu hiệu bạn đang gặp tình trạng buồn ngủ mà không ngủ được
Khi gặp tình trạng buồn ngủ mà không ngủ được, người bệnh thường có những biểu hiện đi kèm như sau:
Nằm trên giường rất lâu nhưng không ngủ được, có khi đến gần sáng mới có thể chợp mắt.
Dễ bị tỉnh giấc bởi những tiếng động nhỏ và khó có thể ngủ lại.
Suy nghĩ nhiều dẫn đến trằn trọc trước khi chìm vào giấc ngủ.
Cảm thấy mệt mỏi, uể oải khi thức giấc vào hôm sau.
Tinh thần uể oải, lờ đờ, kém tỉnh táo vào ban ngày
Khả năng ghi nhớ, tập trung bị suy giảm nghiêm trọng.
Những triệu chứng của hiện tượng buồn ngủ nhưng không ngủ được có thể gây ảnh hưởng không hề nhỏ đến sức khỏe về mặt thể chất và tinh thần, cũng như tác động tiêu cực đến chất lượng cuộc sống.
Buồn ngủ nhưng không ngủ được khiến bạn cảm thấy vô cùng mệt mỏi và uể oải vào sáng hôm sau
4. Những hệ lụy khi buồn ngủ mà không ngủ được
Tình trạng rất mệt mỏi, buồn ngủ nhưng không ngủ được tuy không khó điều trị nhưng nếu không có những giải pháp phù hợp và kịp thời có thể làm ảnh hưởng không nhỏ đến nhịp đồng hồ sinh học, cũng như các hệ lụy khác của sức khỏe. Cụ thể như sau:
Suy giảm trí nhớ và khả năng tập trung: Chỉ sau một đêm bị rối loạn giấc ngủ, cơ thể đã cảm thấy vô cùng mệt mỏi, uể oải, phản ứng chậm chạp, thiếu năng lượng… Nếu tình trạng này kéo dài trong nhiều ngày liên tiếp có thể sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến sự vận hành não bộ, từ đó làm suy giảm trí nhớ và khả năng tập trung.
Tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường: Thời lượng và chất lượng giấc ngủ đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện và kiểm soát lượng đường trong máu. Vì thế ngủ không ngon giấc, buồn ngủ nhưng không ngủ được dẫn đến mất ngủ mạn tính sẽ làm tăng nguy cơ hình thành bệnh đái tháo đường tuýp 2.
Tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch: Người bị rối loạn giấc ngủ kéo dài trong đó bao gồm tình trạng buồn ngủ nhưng không ngủ được có nguy cơ mắc bệnh tim mạch, cao huyết áp, bệnh mạch vành và rối loạn nhịp tim cao hơn.
Dễ dẫn đến trầm cảm: Bệnh trầm cảm và mất ngủ có mối quan hệ rất phức tạp, chồng chéo. Vì thế điều trị dứt điểm các vấn đề về giấc ngủ càng sớm là biện pháp phòng ngừa bệnh trầm cảm hiệu quả.
Trên đây chỉ là một khía cạnh nhỏ mà các tác hại của mất ngủ gây ra cho cuộc sống của người bệnh.
Xem thêm: 5 TÁC HẠI KHÔN LƯỜNG CỦA MẤT NGỦ KÉO DÀI MÀ BẠN KHÔNG NGỜ TỚI
Một số hệ lụy do việc thiếu ngủ gây ra
5. Các biện pháp cải thiện tình trạng buồn ngủ mà không ngủ được
Để cải thiện tình trạng mất ngủ nhưng không ngủ được, bạn có thể tham khảo một số biện pháp dưới đây:
Không nên tạo áp lực cho bản thân: Trên thực tế, khi bạn càng cố gắng ngủ thì bạn càng không ngủ được. Bởi vì cảm giác lo lắng, căng thẳng, ép buộc bản thân phải ngủ ngay lập tức chỉ khiến não bộ ngăn cản bạn chìm vào giấc ngủ. Thay vào đó, bạn nên thả lỏng cơ thể và tinh thần bằng cách nghe nhạc, đọc sách, ngồi thiền…
Tạo thói quen đi ngủ đúng giờ: Hình thành thói quen đi ngủ khoa học, đúng giờ để đồng hồ sinh học của bạn hoạt động đều đặn ngay cả ngày cuối tuần là cách khắc phục tình trạng buồn ngủ mà không ngủ được hiệu quả.
Hạn chế tiếp xúc với các thiết bị điện tử trước khi ngủ: Để tránh tình trạng lên giường đi ngủ nhưng không thể chợp mắt, bạn cần hạn chế sử dụng điện thoại, máy tính, TV… ít nhất 30 phút trước khi ngủ. Thay vào đó bạn hãy đọc một cuốn sách yêu thích, nghe nhạc, ngồi thiền hoặc chăm sóc da…
Kiểm soát lượng thức ăn trước khi đi ngủ: Chế độ ăn uống có thể ảnh hưởng lớn đến chất lượng giấc ngủ và thời gian ngủ. Ví dụ như bạn cần hạn chế ăn thức ăn cay nồng để tránh bị trào ngược dạ dày khi ngủ, hạn chế ăn nhiều đường, chất béo sẽ giúp bạn ngủ sâu giấc hơn.
Tăng melatonin tự nhiên: Hormone giấc ngủ – Melatonin sẽ tăng lên khi trời tối, do đó để dễ ngủ hơn bạn cần hạn chế tiếp xúc với ánh sáng khi đi ngủ. Ngoài ra có thể bổ sung các thực phẩm giúp tăng cường melatonin như chuối, sữa, anh đào, óc chó, yến mạch…
Vận động nhẹ nhàng khi bị khó ngủ: Nếu bạn buồn ngủ nhưng nằm mãi không ngủ được, thì sau khoảng nửa tiếng bạn nên ra khỏi giường và đi lại nhẹ nhàng quanh phòng hoặc thư giãn đầu óc bằng một cuốn sách, một bài hát… Hãy quay lại giường khi bạn cảm thấy buồn ngủ trở lại.
Tìm cách giúp bản thân thư giãn là cách giúp bạn cải thiện triệu chứng buồn ngủ nhưng không ngủ được
Trên đây là các thông tin cần thiết về hiện tượng buồn ngủ nhưng không ngủ được. Mặc dù đây không phải là tình trạng quá nghiêm trọng, nhưng nếu không tìm ra các giải pháp phù hợp, nó có thể gây ra những hậu quả đáng ngại đối với sức khỏe.
Nếu bạn đang gặp tình trạng mất ngủ, khó ngủ, thiếu ngủ, đêm trằn trọc mà chưa tìm ra giải pháp phù hợp. Hãy tham khảo ngay các sản phẩm có thành phần từ các thảo dược tự nhiên, lành tính có khả năng cải thiện tình trạng rối loạn giấc ngủ dưới đây:
* BỔ HUYẾT ÍCH NÃO BDF - Thuốc Bổ Não
* HOẠT HUYẾT DƯỠNG NÃO BDF - Thuốc Bổ Não
* KINGLOBA - Thuốc Bổ Não
* BILI SHARK - Dầu Gan Cá Mập
Bidiphar: Chăm sóc sức khoẻ - Chia sẻ niềm vui
Website TMDT: www.bidipharshop.com
Shopee: https://shopee.vn/bidiphar
Email: bidipharshop@bidiphar.com
Hotline: 1800.888.677