Giỏ hàng

Thức Trắng Đêm Không Ngủ Được - Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục

Thức trắng một hay nhiều đêm là điều mà chúng ta khó lòng tránh khỏi ít nhất một lần trong đời và có khá nhiều nguyên nhân khiến bạn phải thức trắng đêm. Vậy thức trắng đêm không ngủ được là do đâu? Gây ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe? Cùng tìm hiểu chi tiết nguyên nhân và giải pháp trong bài viết này nhé.

Thức trắng đêm không ngủ được là nỗi ám ảnh của nhiều người

1. Thức trắng đêm không ngủ được là sao? 

Thức trắng đêm là một dạng rối loạn giấc ngủ nghiêm trọng, khiến bạn khó đi vào giấc ngủ hoặc dễ bị tỉnh giấc giữa đêm và không thể ngủ lại được. Một số liệu thống kê dưới đây cho thấy có khoảng 20% dân số thế giới gặp tình trạng rối loạn giấc ngủ ban đêm.

Nếu như trước đây, tỷ lệ người già mất ngủ, thức trắng đêm chiếm đa số thì ngày nay tình trạng mất ngủ, thức trắng đêm ở người trẻ đang ngày càng có xu hướng gia tăng.

Thông thường, một người trưởng thành cần trải qua 5-6 chu kỳ giấc ngủ/đêm tương đương với 7-8 tiếng. Thế nhưng với những người thức trắng đêm, thậm chí họ còn không trải qua được giai đoạn đầu của giấc ngủ.

Điều này hoàn toàn đồng nghĩa với việc, bạn hoàn toàn không ngủ được chút nào hoặc chỉ chợp mắt được rất ít trong cả đêm dài. Đây là tình trạng đáng báo động, có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, tinh thần và công việc người bệnh.

Xem thêm: TOP 6 LOẠI THẢO DƯỢC CHỮA MẤT NGỦ CÓ HIỆU QUẢ NHANH NHẤT

Không thể chợp mắt vào ban đêm có thể khiến bạn trở nên căng thẳng cực độ

2. Cơ thể sẽ ra sao sau một đêm thức trắng?

Có rất nhiều lý do khiến chúng ta đã từng thức trắng đêm ít nhất một lần trong đời. Trên thực tế, các nhà khoa học đã chỉ ra rằng sau khi thức trắng một đêm, ngày hôm sau chúng ta đối diện với công việc hàng ngày chẳng khác gì một gã say rượu.

Những tác động đến cơ thể sau một đêm thức trắng cụ thể như sau:

  • Não bộ: Một đêm không ngủ gây ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động não bộ, khả năng tập trung, ghi nhớ và tốc độ phản ứng. Khiến bạn khó có thể hoàn thành công việc trong một ngày. Tuy nhiên nếu bạn bắt buộc phải hoàn thành công việc trong ngày thì não bộ vẫn có khả năng bù đắp bằng cách huy động nhiều năng lượng hơn so với người ngủ đủ giấc.

  • Năng lượng: Các chuyên gia về giấc ngủ cho rằng năng lượng cơ thể sẽ ở mức thấp nhất sau khi phải thức trong một thời gian dài.

  • Buồn ngủ không kiểm soát: Sau một đêm dài thức trắng, ngày hôm sau bạn sẽ cảm thấy vô cùng buồn ngủ, bạn có thể ngủ mọi lúc, mọi nơi, thậm chí ngay cả khi đang lái xe.

  • Đồng hồ sinh học hay nhịp sinh học: Mất ngủ hay thức trắng đêm là những nguyên nhân gây xáo trộn nhịp sinh học của cơ thể, tình trạng này nếu kéo dài sẽ gây ra mất ngủ mạn tính, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bạn.

Ngoài ra với những vai trò của giấc ngủtác hại của mất ngủ thì dù thức trắng một đêm, hai đêm hay nhiều đêm đều gây ra những ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe của bạn. Vì thế khi gặp tình trạng thức trắng đêm bạn cần tìm ra nguyên nhân để khắc phục càng sớm càng tốt.

Xem thêm: MẤT NGỦ Ở NGƯỜI TRẺ: HIỂU ĐÚNG NGUYÊN NHÂN ĐỂ TÌM RA GIẢI PHÁP

Sau một đêm thức trắng cơ thể gần như bị rút cạn năng lượng

3. Nguyên nhân khiến thức trắng đêm không ngủ được

Có rất nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến mất ngủ, khó ngủ nói chung và thức trắng đêm nói riêng, các nguyên nhân đó cụ thể như sau:

  • Thói quen sinh hoạt: Đây là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến mất ngủ tạm thời hoặc thức trắng đêm. Các thói quen sinh hoạt dễ gây mất ngủ bao gồm: thói quen thức khuya, uống trà hoặc cà phê vào buổi tối, ngủ quá nhiều vào ban ngày…

  • Tác dụng phụ của thuốc: Một số loại thuốc có thể gây ra tác dụng phụ mất ngủ như thuốc đau đầu chứa cafein, thuốc chống viêm chứa corticoid, thuốc lợi tiểu…

  • Tuổi tác: Khi cơ thể bước vào giai đoạn lão hóa, hoạt động của các cơ quan bị suy yếu, cơ thể đau nhức do thoái hóa xương khớp… dẫn đến chất lượng giấc ngủ giảm sút. Đây cũng là nguyên nhân chính gây mất ngủ ở người già.

  • Môi trường: Giấc ngủ bị tác động khá nhiều bởi các yếu tố bên ngoài như âm thanh, ánh sáng, không gian ngủ… Nhiều người bị mất ngủ do phòng ngủ quá sáng, quá nóng hoặc quá lạnh, đông người, ồn ào…

  • Thiếu hụt serotonin: Serotonin là tiền chất tổng hợp melatonin - hormone quan trọng giúp bạn có giấc ngủ chuẩn khoa học. Sự thiếu hụt các yếu tố này có thể khiến bạn thao thức, trằn trọc cả đêm.

Ngoài những nguyên nhân trên, thức trắng đêm thường gặp ở những người lo lắng, căng thẳng quá mức do các áp lực trong cuộc sống, hoặc người mắc bệnh trầm cảm… Vì thế khi gặp tình trạng mất ngủ kéo dài hoặc thức trắng nhiều đêm, bạn cần đến gặp bác sĩ để tìm ra nguyên nhân và khắc phục kịp thời.

Xem thêm: TOP 8 LOẠI TRÀ THẢO MỘC CẢI THIỆN TÌNH TRẠNG MẤT NGỦ KINH NIÊN

Lạm dụng cà phê cũng là nguyên nhân gây mất ngủ nhiều đêm

4. Đối tượng dễ bị mất ngủ nguyên đêm?

Tình trạng mất ngủ, thức trắng đêm có thể xảy ra với bất kỳ ai, ở bất kỳ lứa tuổi nào, nhưng phổ biến nhất là các nhóm đối tượng sau:

  • Người cao tuổi: Theo thống kê, giấc ngủ của người cao tuổi thường bị giảm sút cả về số lượng và chất lượng.

  • Người thường xuyên bị căng thẳng, stress: Mất ngủ do lo âu khiến cơ thể tiết ra nhiều hormon cortisol để tại ra năng lượng ứng phó tạm thời với tình trạng stress. Khi nồng độ hormone này tăng cao đồng nghĩa với hàm lượng melatonin bị suy giảm - gây mất ngủ, thức trắng đêm.

  • Những người thường phải làm việc xoay ca: Trong xã hội công nghiệp hóa hiện nay, nhiều người phải lựa chọn các công việc làm ca đêm hoặc xoay ca giữa ban đêm và ban ngày. Tình trạng này kéo dài gây rối loạn nhịp sinh học, khiến họ phải thức trắng nhiều đêm.

  • Người thường xuyên phải công tác nước ngoài: Múi giờ khác nhau giữa các quốc gia trên thế giới, khiến thói quen sinh hoạt bị thay đổi, dẫn đến mất ngủ, thậm chí cả đêm không ngủ được.

  • Người mắc bệnh lý: Có nhiều bệnh lý, đặc biệt là bệnh mạn tính có thể khiến giấc ngủ bị gián đoạn hoặc thậm chí thức trắng cả đêm, ví dụ như các bệnh lý gây đau nhức xương khớp, ho, khó thở do bệnh đường hô hấp, trào ngược dạ dày, các hội chứng tâm thần như trầm cảm, rối loạn lưỡng cực…

Người cao tuổi là đối tượng dễ bị mất ngủ, thức trắng đêm

5. Thức trắng đêm có nguy hiểm không?

Khó ngủ, không ngủ đủ giấc hoặc thức trắng đêm khiến cơ thể mệt mỏi, gần như cạn kiệt năng lượng vào ngày hôm sau. Nếu tình trạng này chỉ xuất hiện trong 1-2 đêm hoặc với tần suất ít thì có thể sẽ không gây ảnh hưởng quá nhiều đến sức khỏe.

Nhưng nếu tình trạng này kéo dài nhiều đêm liên tiếp hoặc với tần suất thường xuyên thì tốt nhất bạn nên tìm đến sự giúp đỡ của bác sĩ, vì những hậu quả mà thức trắng nhiều đêm gây ra cho cơ thể bạn là hết sức nghiêm trọng.

Tương tự như các tác hại của mất ngủ, thức trắng nhiều đêm có thể gây ra các tác động tiêu cực đến cuộc sống, công việc, tinh thần, sức khỏe, thậm chí là tính mạng. Ví dụ thức trắng nhiều đêm liền sẽ gây ra các rối loạn tâm lý, hoạt động chức năng các cơ quan như não bộ, tim mạch, gan mật, hệ tiêu hóa…

Xem thêm: GỢI Ý 4 TƯ THẾ NGỦ TỐT NHẤT CHO NGƯỜI HAY MẤT NGỦ

Não bộ và hệ thần kinh là nơi bị ảnh hưởng rõ rệt nhất sau một đêm thức trắng

6. Cách cải thiện tình trạng mất ngủ cả đêm

Để cải thiện tình trạng mất ngủ, thức trắng cả đêm, các bác sĩ thường ưu tiên những cách chữa mất ngủ không dùng thuốc, để hạn chế các tác dụng phụ mà thuốc ngủ gây ra. 

Một số giải pháp chữa mất ngủ không dùng thuốc được nhiều bác sĩ đưa ra cho bệnh nhân của mình bao gồm:

  • Thư giãn: Bởi vì căng thẳng, lo âu là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến thức trắng cả đêm, vì thế bạn cần ngừng nghĩ đến những điều làm bạn lo lắng khi đã gần đến giờ đi ngủ. Thay vào đó, bạn nên thư giãn bằng cách nghe nhạc, thiền định, đọc sách, ngâm chân thảo dược

  • Thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt: Hạn chế các thói quen gây mất ngủ đã nêu ở trên, xây dựng lối sống lành mạnh, khoa học, ăn ngủ đúng giờ…

  • Vật lý trị liệu: Các phương pháp vật lý trị liệu chữa mất ngủ thức trắng đêm bao gồm châm cứu, bấm huyệt, massage…

  • Tạo điều kiện thuận lợi nhất cho giấc ngủ: Không dùng chất kích thích trước khi ngủ, uống trà dễ ngủ, không sử dụng các thiết bị điện tử trước khi ngủ ít nhất 30 phút, sử dụng tinh dầu, tạo không gian phòng ngủ thoải mái…

Các biện pháp nêu trên chỉ có tác dụng hỗ trợ cải thiện tình trạng thức trắng đêm không ngủ được, để biết chính xác phương pháp nào phù hợp với tình trạng của bản thân nhất, bạn nên chủ động đến gặp bác sĩ để nhận được nhiều lời khuyên hữu ích.

Xem thêm: 6 TƯ THẾ YOGA CHỮA MẤT NGỦ CỰC DỄ TẠI NHÀ

Thư giãn tinh thần sẽ giúp bạn dễ đi vào giấc ngủ hơn

7. Làm sao để tỉnh táo sau một đêm thức trắng?

Gần như bất kỳ ai trong chúng ta cũng đã ít nhất một lần trong đời bị mất ngủ đến mức thức trắng đêm hoặc vì một lý do nào đó cần phải thức cả đêm. Trong tình trạng này, nếu bạn cần duy trì sự tỉnh táo vào ngày hôm sau thì có thể áp dụng một số biện pháp sau:

  • Cố gắng duy trì năng lượng của cơ thể: Bữa sáng sau một đêm thức trắng sẽ giúp bạn tỉnh táo hơn, đồng thời giúp bổ sung năng lượng cho cơ thể. Để tỉnh táo hơn, bạn có thể uống trà hoặc cà phê để chống lại những cơn buồn ngủ, nhưng cũng không nên uống vào buổi tối đâu nhé.

  • Tích cực vận động nhiều hơn: Một vài bài tập nhẹ nhàng có thể giúp bạn cảm thấy tỉnh táo hơn, cơ thể cũng được cung cấp năng lượng.

  • Một giấc ngủ trưa ngắn: Một giấc ngủ ngắn được coi là “cứu tinh” của hệ thần kinh sau một đêm thức trắng. Chợp mắt khoảng 15-30 phút buổi trưa sẽ giúp cơ thể được nghỉ ngơi, giúp phục hồi năng lượng và duy trì sự tỉnh táo để làm việc. 

  • Không nên làm nhiều việc cùng lúc: Sau một đêm thức trắng, cơ thể không chỉ bị rút cạn năng lượng mà còn khiến cho khả năng ghi nhớ, sự tập trung bị suy giảm đáng kể. Điều này khiến não bộ không thể xử lý quá nhiều công việc cùng lúc. Vì thế bạn nên sắp xếp công việc hợp lý, giải quyết các công việc lần lượt theo mức độ ưu tiên.

Các biện pháp nêu trên chỉ là giải pháp tạm thời giúp cuộc sống của bạn không bị xáo trộn quá nhiều sau một vài đêm thức trắng. Quan trọng nhất đó là bạn cần nhanh chóng quay lại nhịp sinh học bình thường, có một giấc ngủ đảm bảo cả về chất lượng và số lượng.

Một giấc ngủ trưa ngắn sẽ giúp bạn có thêm năng lượng cho hoạt hàng ngày sau một đêm dài thức trắng

8. Giải đáp các thắc mắc khi bạn bị mất ngủ trắng đêm

Thức trắng cả đêm là nỗi ám ảnh của nhiều người sau khi trải qua một đêm dài đằng đẵng mà không thể chợp mắt được. Dưới đây là đáp án cho một số thắc mắc liên quan đến thức trắng nguyên đêm.

8.1. Mất ngủ thức trắng nhiều đêm có nên dùng thuốc?

Thức trắng cả đêm do mất ngủ khiến nhiều người nghĩ ngay đến việc sử dụng các loại thuốc ngủ tây y để nhanh chóng tìm lại giấc ngủ ngon.

Tuy nhiên hầu hết các loại thuốc an thần, gây ngủ đều có tác dụng không mong muốn, có thể tác động xấu đến sức khỏe, thậm chí còn khiến bạn mệt mỏi hơn vào ngày hôm sau.

Chính vì thế, để tránh những tác dụng phụ của thuốc ngủ, ban đầu hầu hết các bác sĩ đều ưu tiên các phương pháp mất ngủ không dùng thuốc. Nhưng nếu các biện pháp trên không mang lại hiệu quả, bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc hỗ trợ giấc ngủ.

Tuy nhiên việc dùng thuốc điều trị mất ngủ cần hết sức thận trọng, có sự tư vấn kỹ càng của bác sĩ và người bệnh tuyệt đối không được tự ý dùng thuốc hoặc dùng sai chỉ định của bác sĩ.

Ngoài ra, đối với các trường hợp mất ngủ do bệnh lý, người bệnh cần sử dụng các loại thuốc và các phương pháp điều trị nguyên nhân gây ra bệnh theo phác đồ của bác sĩ đã đưa ra.

 

Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thuốc gây ngủ

8.2. Thức trắng 1, 2 đêm có sao không?

Thức trắng một đêm hoặc hai đêm là tình trạng nhiều người phải đối mặt mỗi khi phải chạy deadline, học bài, ôn thi… Đôi khi, tình trạng này có thể xuất phát từ cảm xúc tâm lý cá nhân hoặc do một bệnh lý nào đó.

Dù thức trắng 1, 2 đêm sẽ khiến cơ thể bạn vô cùng mệt mỏi, uể oải, ảnh hưởng đến khả năng ghi nhớ, hiệu suất công việc… Nhưng nếu bạn có thể chấm dứt tình trạng này vào những đêm tiếp theo thì cơ thể sẽ được nghỉ ngơi và phục hồi, không gây ảnh hưởng quá nhiều tới sức khỏe.

Như vậy, thức trắng đêm có sao không thì câu trả lời sẽ phụ thuộc vào tình trạng của mỗi người, nếu sau 1-2 đêm thức trắng bạn có thể quay lại với nhịp sinh học bình thường, thì sẽ không có nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe. Nhưng nếu bạn thường xuyên thức trắng, điều này có thể gây ảnh hưởng cực kỳ nghiêm trọng tới sức khỏe của bạn.

Xem thêm: NÊN LÀM GÌ KHI BỊ MẤT NGỦ VỀ ĐÊM KÉO DÀI?

8.3. Điều gì sẽ xảy ra khi bạn thức trắng nhiều đêm?

Chắc hẳn đây là câu hỏi gây tò mò cho nhiều người, vì hiện nay tình trạng mất ngủ đang ngày càng có xu hướng tăng lên. Những tác động của việc thức trắng đêm đối với cơ thể như sau:

  • Mất ngủ một đêm (sau 24 giờ): Điều này không gây ra quá nhiều ảnh hưởng tới sức khỏe, việc thiếu ngủ một đêm giống như bạn đang bị say rượu. Lúc này bạn chỉ cảm thấy mệt mỏi, muốn được nghỉ ngơi, dễ cáu gắt, xuất hiện quầng thâm mắt…

  • Mất ngủ sau 36 giờ: Lúc này các bộ phận khác nhau của não bộ sẽ gặp khó khăn trong việc truyền tải thông tin. Do vậy có thể xuất hiện các triệu chứng nghiêm trọng như suy giảm trí nhớ, khó tiếp nhận thông tin mới, phản ứng chậm… Các giấc ngủ ngắn kéo dài 30 giây có thể xuất hiện mà bạn không hề hay biết.

  • Mất ngủ hai đêm liên tiếp (sau 48 giờ): Thức trắng trong 48 giờ có thể khiến cơ thể bị thiếu ngủ cực độ, bạn không thể tỉnh táo, thậm chí có thể bắt đầu xuất hiện ảo giác. Sức khỏe, đặc biệt là hệ thần kinh bị suy giảm nghiêm trọng.

  • Mất ngủ ba đêm (sau 72 giờ): Sau 3 ngày mất ngủ, những giấc ngủ nhỏ sẽ xảy ra thường xuyên và kéo dài hơn. Sức khỏe thể chất và tinh thần bị giảm sút đến mức tồi tệ, không có khả năng nhận thức, xuất hiện ảo giác nhiều hơn.

  • Mất ngủ sau 96 giờ: Lúc này mọi nhận thức của bạn về thực tế bị rối loạn nghiêm trọng, gia tăng ảo giác và rối loạn nhân cách. Bạn sẽ không thể suy nghĩ được gì, não bộ gần như ngừng hoạt động, căng thẳng bị đưa lên đến cực độ.

Thức trắng nhiều đêm liền có thể đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe và tính mạng

Vì thế, thức trắng nhiều đêm liên tục không giải thích được nguyên nhân là một vấn đề nghiêm trọng, gây ra những tác động kinh khủng đến sức khỏe và hệ thần kinh. Do đó, hãy liên hệ với các chuyên gia y tế ngay khi bạn cảm thấy các dấu hiệu bất thường về giấc ngủ.

Nếu bạn đang gặp tình trạng mất ngủ, khó ngủ, thiếu ngủ, đêm trằn trọc mà chưa tìm ra giải pháp phù hợp. Hãy tham khảo ngay các sản phẩm có thành phần từ các thảo dược tự nhiên, lành tính có khả năng cải thiện tình trạng rối loạn giấc ngủ dưới đây:

*  BỔ HUYẾT ÍCH NÃO BDF - Thuốc Bổ Não 

HOẠT HUYẾT DƯỠNG NÃO BDF - Thuốc Bổ Não

KINGLOBA - Thuốc Bổ Não 

Combo Não Khỏe Ngủ Ngon

BILI SHARK - Dầu Gan Cá Mập

 

Bidiphar: Chăm sóc sức khoẻ - Chia sẻ niềm vui

Website TMDT: www.bidipharshop.com

Shopee: https://shopee.vn/bidiphar

Email: bidipharshop@bidiphar.com

Hotline: 1800.888.677

 

 

Sản phẩm đã xem

Zalo