Giỏ hàng

Hướng Dẫn Chọn Bút Tiêm Insulin Dành Cho Người Tiểu Đường

Bút tiêm tiểu đường là công cụ hỗ trợ quá trình tiêm insulin thay thế vào cơ thể người bệnh, giúp kiểm soát chỉ số đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường tuýp 1 và tuýp 2. Tuy nhiên nên lựa chọn loại bút tiêm tiểu đường nào lại là nỗi băn khoăn của nhiều người bệnh vì hiện nay có vô số loại bút tiêm tiểu đường khác nhau. Hãy cùng tìm hiểu các thông tin cần thiết trong bài viết dưới đây nhé.

Bút tiêm tiểu đường (bút tiêm insulin) là công cụ hỗ trợ kiểm soát đường huyết của nhiều bệnh nhân tiểu đường

1. Bút tiêm tiểu đường là gì?

Insulin là hormon quan trọng trong cơ thể, có vai trò điều hòa nồng độ đường glucose trong máu. Tuy nhiên, khi quá trình điều tiết insulin bị rối loạn, tế bào không thể vận chuyển insulin từ máu vào bên trong tế bào để thực hiện các chu trình chuyển hóa thành năng lượng. Điều này khiến lượng đường trong máu tăng cao, dẫn đến tiểu đường.

Liệu pháp insulin là phương pháp chữa trị tiểu đường bằng cách tiêm vào cơ thể các hoạt chất tương tự insulin nhằm thay thế cho lượng hormon insulin trong cơ thể. Phương pháp thường được chỉ định cho các bệnh nhân tiểu đường tuýp 1 và tiểu đường tuýp 2 không đáp ứng với thuốc hạ đường huyết đường uống.

Insulin thay thế được đưa vào cơ thể bằng đường tiêm dưới da, khi đó người bệnh cần sử dụng kim tiêm hoặc bút tiêm tiểu đường.

Bút tiêm tiểu đường hay còn gọi là bút tiêm insulin là công cụ hỗ trợ bệnh nhân tiểu đường có thể tự tiêm insulin tại nhà một cách chính xác. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại bút tiêm tiểu đường khác nhau. Mặc dù điều này tạo nhiều thuận lợi cho người bệnh khi sử dụng, nhưng cũng không ít bệnh nhân hoang mang khi không biết mua loại nào.

Xem thêm: DÂY THÌA CANH CHỮA BỆNH TIỂU ĐƯỜNG - BƯỚC TIẾN KHOA HỌC MỚI

2. Cấu tạo của bút tiêm tiểu đường

Bút tiêm tiểu đường được thiết kế nhỏ gọn, tiện lợi cho người sử dụng vì chúng được cấu tạo khá đơn giản, nhìn hình thức bên ngoài giống như một chiếc vỏ bút, bên trong là kim tiêm.

Mỗi loại bút tiêm tiểu đường sẽ có cấu tạo chi tiết khác nhau, phụ thuộc vào nhà sản xuất, nhưng nhìn chung nó sẽ được cấu tạo bởi các thành phần cơ bản sau:

  • Nắp bút có tác dụng bảo vệ đầu kim tiêm

  • Nệm cao su ở phần dưới của nắp bút

  • Khoang chứa insulin thường sẽ nạp sẵn một lượng insulin nhất định.

  • Cửa sổ chỉ liều có ghi các số 1, 2, 3…

  • Vòng xoay chọn liều, khi sử dụng bạn cần xoay vòng chọn liều theo chiều kim đồng hồ đến vạch số 2.

  • Nắp kim ngoài và nắp kim trong: Sau khi sử dụng bạn cần giữ lại nắp ngoài để giúp tháo kim tiêm dễ dàng hơn.

  • Miếng dán bảo vệ giúp bảo vệ đầu mũi kim tiêm.

  • Mũi kim tiêm được bán rời với bút.

  • Núm bút, bạn cần ấn từ từ vào núm ở đuôi bút để tiêm

Hiện nay có rất nhiều thương hiệu sản xuất bút tiêm tiểu đường cho bệnh nhân sử dụng tại và hoặc các cơ sở y tế. Vì mỗi loại bút tiêm sẽ có một vài chi tiết nhỏ khác nhau, dẫn đến cách sử dụng bút tiêm cũng sẽ khác nhau. Vì vậy trước khi sử dụng bút tiêm tại nhà, người bệnh cần tìm hiểu kỹ lưỡng cách sử dụng hợp lý nhất. 

Xem thêm: CÁCH GIẢM CÂN CHO NGƯỜI TIỂU ĐƯỜNG AN TOÀN, HIỆU QUẢ

Cấu tạo cơ bản của bút tiêm tiểu đường

3. Ưu điểm khi sử dụng bút tiêm tiểu đường

Bút tiêm tiểu đường là thiết bị được nhiều người bệnh tiểu đường ngày càng ưa chuộng nhờ sở hữu những ưu điểm nổi trội sau đây:

  • Bút tiêm rất dễ sử dụng, có thể dùng mọi lúc, mọi nơi vì khá nhỏ gọn, kín đáo và an toàn. Ngay cả trẻ em mắc bệnh tiểu đường tuýp 1 cần phải tiêm ở trường cũng có thể sử dụng sau khi được hướng dẫn cách sử dụng chi tiết.

  • Bút thường đã nạp sẵn insulin với liều lượng chính xác, người bệnh không cần phải đo liều lượng cẩn thận như khi dùng ống tiêm.

  • Liều lượng thuốc tiêm insulin sẽ được cài đặt trước bằng cách xoay bên ngoài nên rất hữu ích cho những bệnh nhân tiểu đường bị biến chứng ở mắt.

  • Nhiều người cảm thấy khi tiêm bằng bút tiểu đường sẽ ít đau hơn hoặc thậm chí không đau vì kim tiêm của bút insulin khá nhỏ.

  • Một số loại bút tiêm insulin mới hiện nay còn đi kèm với nhiều ứng dụng, giúp bạn ghi nhớ thời gian và liều lượng tiêm insulin trước đó. Điều này rất có lợi cho những người bệnh phải tiêm insulin nhiều lần trong ngày.

Bút tiêm tiểu đường ngày càng được sử dụng phổ biến thay thế cho kim tiêm tiểu đường

4. Các loại bút tiểu đường phổ biến trên thị trường hiện nay

Có thể bạn sẽ vô cùng băn khoăn giữa vô vàn loại bút tiêm tiểu đường trên thị trường hiện nay, mỗi loại sẽ có những ưu và nhược điểm khác nhau, nhưng nhìn chung có thể chia làm 2 loại cơ bản như sau:

  • Bút tiêm tiểu đường chỉ dùng một lần: Loại bút tiêm này thường được nạp sẵn với một liều lượng insulin đã được ấn định từ trước. Khi sử dụng hết insulin trong bút hoặc khi bút hết hạn, bạn có thể vứt bút đi. Nếu muốn sử dụng, bạn cần mua bút mới. Ưu điểm của loại bút này là thường có giá thành hợp lý, không cần thay thế insulin bên trong nên thường sử dụng cho người bận rộn, hay di chuyển, trẻ em…

  • Bút tiêm insulin tái sử dụng: Các loại bút tiêm này thường sẽ đi kèm với hộp insulin, mỗi hộp có nạp sẵn một lượng insulin xác định. Khi sử dụng hết insulin, bạn sẽ thay hộp insulin mới vào bút cũ để sử dụng cho lần sau. Về lâu dài, loại bút tiêm tiểu đường tái sử dụng là biện pháp kinh tế hơn.

Bạn có thể tham khảo một số loại bút tiêm insulin hiện có trên thị trường Việt Nam như sau:

  • Insulin analog tác dụng nhanh, ngắn: Aspart (Novorapid), Lispro (Humalog rapid), Glulisine (Apidra).

  • Insulin người tác dụng nhanh, ngắn: Regular Insulin- Insulin thường

  • Insulin người tác dụng trung bình: NPH Insulin, Insulatard FlexPen, Insulatard HM.

  • Insulin analog tác dụng chậm, kéo dài: Insulin Glargine (Lantus U 100), insulin Detemir (Levemir),  Insulin Degludec (Tresiba)

  • Insulin trộn, hỗn hợp: Insulin Mixtard 30 ( 70% insulin isophane/30% Insulin hòa tan), Humalog 70/30 (70% NPL/30% Lispro), Humalog 50/50 (50% NPL/50% Lispro), Novomix 30 (70% Insulin Aspart Protamine/30% Insulin Aspart hòa tan), Ryzodeg (70% insulin Degludec/30% insulin Aspart).

Trên thị trường hiện có rất nhiều loại bút tiêm tiểu đường khác nhau

5. Cách lựa chọn bút tiêm tiểu đường phù hợp

Để lựa chọn loại bút tiêm tiểu đường phù hợp, bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ và xác định loại bút nên lựa chọn thông qua các yếu tố sau:

  • Mỗi loại bút tiêm tiểu đường thường chỉ được nạp một loại insulin nhất định, có thể là insulin tác dụng nhanh, insulin tác dụng chậm hoặc kết hợp cả hai loại. Vì vậy, bạn cần trao đổi với bác sĩ về loại insulin phù hợp với tình trạng bệnh của bạn.

  • Loại bút tiểu đường sử dụng đơn vị định lượng nào, liều insulin tối đa có phù hợp với lượng insulin được chỉ định không.

  • Ban đầu bút tiêm tiểu đường tái sử dụng có thể đắt hơn, nhưng hộp insulin thay thế cho bút tiêm tái sử dụng lại rẻ hơn so với bút tiêm dùng một lần. Vì thế sử dụng bút tiêm tái sử dụng sẽ là phương pháp kinh tế hơn nếu bạn cần dùng trong thời gian dài.

  • Thiết kế, cấu trúc của bút tiêm có rõ ràng và dễ sử dụng không. Đừng quên chú ý tới các tính năng đặc biệt của bút như nhãn màu để phân định liều lượng, bút có lò xo để tạo lực khi tiêm không, có bộ nhớ hiển thị số lượng và thời gian tiêm liều trước đó hay không…

Có khá nhiều yếu tố cần cân nhắc khi lựa chọn bút tiêm tiểu đường, vì thế bạn nên quyết định đâu là yếu tố quan trọng và cần thiết nhất với bạn trong quá trình sử dụng bút tiêm để lựa chọn được chiếc bút tiêm insulin phù hợp nhất nhé.

Xem thêm: GỢI Ý 6 CÔNG THỨC MÓN CANH TỐT CHO NGƯỜI TIỂU ĐƯỜNG CỰC DỄ NẤU

6. Mua bút tiêm tiểu đường ở đâu? Giá bao nhiêu?

Bút tiêm tiểu đường giá bao nhiêu? Trên thị trường hiện có vô số loại bút tiêm tiểu đường khác nhau, mỗi loại sẽ có giá khác nhau, trung bình dao động trong khoảng 150.000 - 280.000đ/chiếc. Mức giá này khá phù hợp với kinh tế của nhiều bệnh nhân tiểu đường. Vì thế thiết bị hỗ trợ bệnh tiểu đường này khá phổ biến và thuận tiện, nên được phân phối và lưu hành tại các nhà thuốc lớn nhỏ trên cả nước.

Do đó mua bút tiêm tiểu đường ở đâu? Người bệnh và người nhà bệnh nhân hoàn toàn có thể chọn mua một loại bút tiêm tiểu đường một cách dễ dàng tại các nhà thuốc, cơ sở y tế…

Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi quyết định mua bút tiêm tiểu đường

7. Lưu ý trước khi chọn mua bút tiêm tiểu đường

Khi mua bút tiêm tiểu đường, bạn cần chú ý một số lưu ý sau để mua được chiếc bút an toàn và mang lại hiệu quả:

  • Tham khảo ý kiến bác sĩ về loại insulin cần sử dụng, thời điểm sử dụng, liều tiêm, số lần tiêm trong ngày. Đồng thời, người bệnh cũng cần kiểm tra đường huyết vào các thời điểm khác nhau trong ngày, vừa giúp kiểm soát tốt chỉ số đường máu, vừa phòng tránh nguy cơ gặp biến chứng hạ đường huyết hay gặp sau khi tiêm insulin.

  • Kiểm tra hạn sử dụng của bút trước khi mua, không mua bút tiêm đã quá hạn. Thường bút tiêm mới nên có hạn là 1 năm, bút tiêm đã sử dụng thì khoảng 10-28 ngày.

  • Nếu insulin trong bút đã đổi màu, vón cục hoặc đông cứng thì không nên mua.

  • Chỉ mua insulin tại các địa chỉ uy tín, có nguồn gốc rõ ràng để không làm ảnh hưởng xấu đến quá trình điều trị.

Ống chứa thuốc insulin đi kèm với bút tiêm insulin tái sử dụng

Trên đây là một số thông tin cơ bản về các loại bút tiêm tiểu đường và cách lựa chọn bút tiêm tiểu đường phù hợp nhất cho người bệnh. Liệu pháp insulin là cách kiểm soát đường huyết chặt chẽ, tuy nhiên nó cũng tiềm ẩn một số nguy cơ đến sức khỏe nếu sử dụng sai cách. Vì thế bạn cần tìm hiểu cách sử dụng bút tiêm insulin chuẩn khoa học trước khi bắt đầu tiêm vào cơ thể.

Để cải thiện tình trạng bệnh tiểu đường và phòng ngừa các biến chứng cấp tính nguy hiểm này bạn có thể tham khảo sử dụng thêm sản phẩm hỗ trợ có nguồn gốc từ thảo dược thiên nhiên giúp kiểm soát đường huyết tốt hơn:

HEBAMIC - Viên Tiểu Đường

 

Bidiphar: Chăm sóc sức khoẻ - Chia sẻ niềm vui

Website TMDT: www.bidipharshop.com

Shopee: https://shopee.vn/bidiphar

Email: bidipharshop@bidiphar.com

Hotline: 1800.888.677

 

Sản phẩm đã xem

Zalo