Giỏ hàng

Bật Mí 3 Loại Tinh Bột Tốt Cho Người Tiểu Đường Thay Thế Cho Cơm Trắng

Tinh bột là nhóm thực phẩm thiết yếu trong bữa ăn của chúng ta, nó là nguồn nguyên liệu chính để cơ thể chuyển hóa và tạo ra năng lượng. Tuy nhiên đối với bệnh nhân tiểu đường cần phải hạn chế tinh bột trong bữa ăn thì sẽ ra sao? Bài viết sẽ đưa ra các loại tinh bột tốt cho người tiểu đường.

Tinh bột là thành phần dinh dưỡng chính tạo ra năng lượng cho cơ thể

1. Tinh bột là chất gì? Thực phẩm giàu tinh bột?

Tinh bột là một loại phức hợp carbohydrate khá phức tạp, được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm như cơm, khoai tây, ngũ cốc…

Thực phẩm giàu tinh bột là nguồn cung cấp carbohydrate chính cho cơ thể và có vai trò quan trọng trong một chế độ ăn lành mạnh. Bởi vì carbohydrate là nguyên liệu chính tham gia vào quá trình tạo năng lượng cho cơ thể.

Vì thế các thực phẩm giàu tinh bột là một phần thiết yếu trong chế độ ăn hàng ngày của chúng ta. Bên cạnh đó, thực phẩm giàu tinh bột không chỉ cung cấp năng lượng mà còn cung cấp cho cơ thể các vitamin, khoáng chất và chất xơ.

Vậy tinh bột và chất bột đường có giống nhau không? Thực tế chất bột đường được biết đến với tên gọi tiếng anh là Carbohydrate (viết tắt là carb), gồm 3 nhóm chất: đường, tinh bột và chất xơ. Vì thế, tinh bột là một thành phần của chất bột đường.

Tinh bột là loại carbohydrate có cấu trúc phức tạp, cung cấp năng lượng bền vững, nên cơ thể cần khá nhiều thời gian để tiêu hóa chúng.

Dựa vào đặc điểm dinh dưỡng, các chuyên gia đã chia tinh bột thành 3 nhóm khác nhau, bao gồm:

  • Tinh bột chuyển hóa nhanh: Đây là dạng tinh bột có trong các thực phẩm đã nấu chín như khoai tây, cơm trắng, bánh mì trắng… Cơ thể sẽ nhanh chóng chuyển dạng tinh bột này thành glucose và hấp thu vào máu. Vì thế nạp quá nhiều thực phẩm giàu tinh bột chuyển hóa nhanh sẽ khiến đường huyết tăng nhanh đột ngột sau bữa ăn.

  • Tinh bột chuyển hóa chậm: Nhóm tinh bột này thường có cấu trúc phức tạp, vì vậy cơ thể sẽ cần mất nhiều thời gian để phân giải chúng. Tinh bột chuyển hóa chậm thường có trong các loại ngũ cốc, gạo lức… Đây cũng là nhóm tinh bột thích hợp cho người bệnh tiểu đường vì không gây ra tình trạng tăng đường huyết đột ngột sau ăn.

  • Tinh bột kháng: Đây là loại tinh bột đặc biệt, không được tiêu hoá khi đi qua ruột non và có đặc tính tương tự chất xơ. Tinh bột kháng có vai trò hỗ trợ hệ lợi khuẩn đường ruột, giúp đường tiêu hoá khoẻ mạnh. Một số thực phẩm chứa tinh bột kháng như ngũ cốc, các loại hạt, đậu xanh, chuối xanh…

Tinh bột chuyển hóa chậm sẽ giúp no lâu, ngăn ngừa nguy cơ tăng đường huyết đột ngột

2. Vì sao người bệnh tiểu đường hạn chế tinh bột? 

Bệnh tiểu đường (đái tháo đường) đang trở thành một mối nguy cơ lớn đối với sức khoẻ của nhiều người, nếu không kiểm soát tốt lượng đường trong máu có thể dẫn tới nhiều biến chứng tiểu đường nghiêm trọng.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, người mắc bệnh tiểu đường nên hạn chế ăn các loại thực phẩm giàu tinh bột. Vì khi nạp quá nhiều tinh bột vào cơ thể sẽ khiến lượng đường trong máu tăng cao khó kiểm soát, dẫn đến suy giảm chức năng bài tiết insulin của tuyến tụy, tăng tính kháng insulin đối với tế bào.

Vậy ăn nhiều tinh bột có bị tiểu đường không? Như đã trình bày ở trên, có nhiều nhóm tinh bột trong đó các thực phẩm giàu tinh bột chuyển hóa nhanh như: bánh mì trắng, gạo trắng, bột mì trắng… hoặc các thực phẩm là nguồn tinh bột tinh chế như bánh ngọt, bánh quy… có thể gây ảnh hưởng đến lượng đường trong máu. 

Bởi vì, khi các nhóm thực phẩm này được nạp quá nhiều vào cơ thể sẽ khiến lượng đường trong máu tăng nhanh, đột ngột, tuyến tụy cần hoạt động hết năng suất để tiết ra insulin nhằm ổn định đường huyết.

Khi tình trạng này diễn ra thường xuyên, kéo dài thì khả năng tiết insulin của tuyến tụy sẽ suy giảm, dẫn đến bệnh tiểu đường tuýp 2. Đặc biệt đối với những người thường xuyên ăn nhiều đồ ngọt nhưng lại lười vận động thể dục, thể thao.

Xem thêm: NGƯỜI BỆNH TIỂU ĐƯỜNG ĂN GÌ THAY CƠM TRẮNG ĐỂ ĐƯỜNG HUYẾT KHÔNG TĂNG?

Bệnh nhân tiểu đường cần hạn chế ăn cơm trắng

3. Người bệnh tiểu đường có phải kiêng tinh bột hoàn toàn không?

Mặc dù ăn nhiều thực phẩm giàu tinh bột không có lợi cho việc kiểm soát chỉ số đường huyết trong máu, nhưng các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng, bệnh nhân tiểu đường không nhất thiết phải loại bỏ hoàn toàn tinh bột ra khỏi chế độ ăn hàng ngày.

Bởi vì tinh bột là một nhóm thực phẩm cần thiết để tạo ra năng lượng cho cơ thể, kiêng hoàn toàn tinh bột là một trong những sai lầm khi điều trị tiểu đường mà bạn nên tránh.

Bệnh nhân tiểu đường được khuyến khích ăn các loại tinh bột giàu chất xơ với lượng vừa phải như khoai lang, đậu, bí ngô…

Đây cũng là một trong những phương pháp giảm cân cho người tiểu đường an toàn mà bạn có thể tham khảo, thay thế các loại tinh bột thông thường bằng những loại thực phẩm chứa tinh bột giàu chất xơ.

Bệnh nhân tiểu đường không cần kiêng tinh bột hoàn toàn, nhưng cần ăn với lượng vừa phải

4. Bệnh nhân tiểu đường có thể ăn bao nhiêu tinh bột/ngày?

Lượng tinh bột giới hạn cho mỗi người đều không giống nhau, nó sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như chế độ tập luyện, cường độ tập luyện, chỉ số đường trong máu, giai đoạn tiểu đường của mỗi người…

Đối với những đối tượng hoạt động thể lực nhiều hơn, chỉ số đường huyết kiểm soát tốt hơn, bệnh tiểu đường đang ở giai đoạn sớm… thì có thể ăn một khẩu phần tinh bột nhiều hơn. 

Tuy nhiên thông thường, một khẩu phần tinh bột cho bệnh nhân tiểu đường sẽ nằm trong khoảng 45 - 60g. Tuỳ thuộc vào tình trạng của mỗi người và chỉ số đường huyết mục tiêu mà bác sĩ và các chuyên gia dinh dưỡng sẽ đưa ra một con số cụ thể, phù hợp cho từng trường hợp.

5. Cách cân bằng lượng tinh bột trong bữa ăn của bệnh nhân tiểu đường

Để cân bằng lượng tinh bột trong bữa ăn của người mắc bệnh tiểu đường, tỷ lệ các nhóm thực phẩm sẽ là 50% tinh bột, 30% chất béo, 20% chất đạm. Trong đó cần cân đối nguồn thức ăn từ thực vật và động vật. Đối với các bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường, nên ưu tiên lựa chọn thực phẩm có nguồn gốc thực vật để cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể.

Ngoài ra, cần chia nhỏ lượng tinh bột trong ngày thành 3 bữa ăn chính và các bữa phụ, đồng thời nên kiểm tra đường huyết tại nhà mỗi ngày, nhằm điều chỉnh chế độ ăn phù hợp, đảm bảo lượng đường trong máu được kiểm soát tốt nhất.

Bữa ăn cân bằng tốt cho sức khỏe người bệnh tiểu đường

6. Các loại thực phẩm giàu tinh bột tốt cho người tiểu đường

Dưới đây là một số loại thực phẩm chứa tinh bột tốt cho người bệnh tiểu đường, cụ thể như sau:

  • Bánh mì ngũ cốc nguyên hạt: Thay vì sử dụng bánh mì tránh được làm từ đường và tinh bột qua chế biến không có lợi cho bệnh tiểu đường. Loại bánh mì ngũ cốc nguyên hạt không chứa quá nhiều đường, giàu chất xơ, hàm lượng carbohydrate thấp là một lựa chọn thay thế phù hợp.

  • Gạo lứt: Các chuyên gia dinh dưỡng thường khuyến cáo bệnh nhân tiểu đường cần hạn chế ăn gạo trắng vì có chỉ số đường huyết thực phẩm cao (GI=83) và chứa tinh bột chuyển hóa nhanh. Thay vào đó, có thể chuyển sang sử dụng gạo lứt giàu chất xơ và giúp làm chậm quá trình hấp thu glucose vào máu.

  • Đậu (đỗ): Là nhóm tinh bột tốt cho người tiểu đường không nên bỏ qua. Vì các loại đậu (đỗ) như đỗ đen, đậu xanh, đậu nành… cung cấp nhiều chất xơ hoà tan, protein thực vật và carbohydrate chất lượng cao giúp ổn định đường máu cho bệnh nhân tiểu đường.

Về cơ bản, người mắc bệnh tiểu đường nên tránh các thực phẩm chiên rán nhiều dầu mỡ, tinh bột trắng, tinh bột đã qua chế biến, các sản phẩm chứa quá nhiều đường tinh luyện…

Thành phần dinh dưỡng của một ổ bánh mì nguyên cám

Trên đây là các thông tin cơ bản về các loại tinh bột cho người tiểu đường, giúp người bệnh có thêm lựa chọn cho thực đơn hàng ngày thêm phong phú mà không ảnh hưởng quá nhiều đến chỉ số đường huyết.

Để cải thiện tình trạng bệnh tiểu đường và phòng ngừa các biến chứng cấp tính nguy hiểm này bạn có thể tham khảo sử dụng thêm sản phẩm hỗ trợ có nguồn gốc từ thảo dược thiên nhiên giúp kiểm soát đường huyết tốt hơn:

HEBAMIC - Viên Tiểu Đường

 

Bidiphar: Chăm sóc sức khoẻ - Chia sẻ niềm vui

Website TMDT: www.bidipharshop.com

Shopee: https://shopee.vn/bidiphar

Email: bidipharshop@bidiphar.com

Hotline: 1800.888.677

Sản phẩm đã xem

Zalo