Gợi Ý 10 Món Ăn Dinh Dưỡng - Ngon Miệng Cho Người Bệnh Tiểu Đường
Xây dựng thực đơn ăn uống khoa học là việc làm cần thiết trong điều trị bệnh lý tiểu đường. Tuy nhiên điều này khiến nhiều bệnh nhân mệt mỏi, áp lực trước những vấn đề ăn uống như nên ăn gì, không nên ăn gì và chế biến các món ăn cho người tiểu đường như thế nào. Bài viết dưới đây sẽ gợi ý cho bạn 10 món ăn dinh dưỡng, chế biến đơn giản mà ngon miệng, giúp kiểm soát tiểu đường dễ dàng mà hiệu quả.
I. Cách chọn thực phẩm cho người bệnh tiểu đường
1. Nguyên tắc xây dựng chế độ ăn khoa học cho người tiểu đường
Trong điều trị bệnh tiểu đường, việc xây dựng chế độ ăn uống khoa học giúp bệnh nhân kiểm soát bệnh lý tốt hơn. Chế độ ăn của người bệnh tiểu đường cần dựa trên những nguyên tắc sau:
Ăn uống điều độ, đúng giờ, không nên ăn quá no hoặc quá đói
Chia nhỏ các bữa ăn trong ngày thành 3 bữa chính và các bữa phụ
Các món ăn cho người tiểu đường cần đầy đủ dinh dưỡng và cân bằng các nhóm chất
Giảm thực phẩm chứa đường, chất béo, ăn nhiều chất xơ từ ngũ cốc, rau xanh
Không thay đổi quá nhanh cơ cấu và lượng thức ăn mỗi bữa
Điều chỉnh giờ ăn phù hợp với thời gian dùng thuốc (đọc kỹ hướng dẫn sử dụng đối với những thuốc uống trước ăn, cùng với bữa ăn hoặc sau ăn).
Phương pháp đĩa thức ăn: ½ đĩa là rau xanh, salad; ¼ đĩa protein nạc (thịt gia cầm bỏ da, thịt lợn, cá, hải sản, đậu, trứng); ¼ carbohydrate có chỉ số đường huyết GI thấp (ngũ cốc, gạo lứt, yến mạch, củ quả chứa tinh bột như khoai tây, bí ngô, đậu xanh…)
Phương pháp đĩa thức ăn cho bệnh nhân tiểu đường
2. Lựa chọn thực phẩm tốt nhất cho người bệnh tiểu đường
Carbohydrate
Lượng carbohydrate được tiêu thụ có ảnh hưởng trực tiếp đến đường máu của bạn. Đối với bệnh nhân tiểu đường, các thực phẩm carbohydrate có chỉ số đường huyết (GI) thấp được ưu tiên lựa chọn. Các thực phẩm này sẽ được tiêu hóa chậm hơn, duy trì nồng độ đường huyết ổn định hơn.
Các nguồn carbohydrate GI thấp bao gồm: gạo lứt, các loại ngũ cốc (yến mạch, lúa mạch), các loại đậu nguyên hạt, hoa quả như táo, lê, ổi,...Người bệnh cần chú ý và hạn chế tiêu thụ những loại thực phẩm nhiều đường như bánh mì, bánh ngọt, kẹo...vì dễ làm tăng nhanh đường huyết.
Chất đạm
Người bệnh tiểu đường cần tiêu thụ đạm một cách vừa phải để đảm bảo nhu cầu năng lượng và chất dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể. Các loại thịt đỏ như thịt bò, lợn, dê, cừu...chứa nhiều cholesterol góp phần làm tăng cân, khó khăn trong kiểm soát các biến chứng mạch máu, tim mạch. Do đó, các món ăn cho người tiểu đường nên được chế biến từ thịt trắng như thịt gia cầm bỏ da, cá, hải sản, protein từ thực vật như các loại đậu.
Ngoài ra, người bệnh nên hạn chế ăn những thực phẩm chế biến sẵn như thịt hộp, xúc xích, thịt xông khói...vì chúng thường chứa nhiều chất phụ gia, chất béo chuyển hóa, làm tăng nguy cơ các biến chứng tim mạch do tiểu đường.
Chất béo
Bệnh nhân tiểu đường cần tránh những chất béo bão hòa, được tìm thấy trong những thực phẩm nguồn gốc từ động vật như mỡ, bơ, kem, thực phẩm chế biến sẵn. Loại chất béo này làm tăng cholesterol xấu, tăng triglycerid, dẫn tới tăng nguy cơ bệnh lý tim mạch. Mặt khác, chúng làm giảm hiệu quả của insulin, gây khó khăn trong kiểm soát bệnh tiểu đường.
Các chất béo không bão hòa có trong dầu cá, các dầu thực vật như dầy đậu nành, oliu, hướng dương, các hạt hạnh nhân, hạt điều...tốt hơn đối với sức khỏe. Chúng giúp làm giảm LDL-C, tăng HDL-C, bảo vệ tim mạch, giảm nguy cơ biến chứng bệnh tiểu đường.
Rau xanh và hoa quả
Khi chuẩn bị các món ăn cho người tiểu đường, bạn nên bổ sung nhiều rau xanh và hoa quả. Ăn nhiều rau xanh, hoa quả giúp bổ sung nhiều vitamin, khoáng chất tốt cho sức khỏe người bệnh. Rau xanh cung cấp nhiều chất xơ, giúp tiêu hóa thức ăn từ từ, giúp đường huyết ổn định hơn. Hoa quả chứa chất dinh dưỡng, tuy nhiên chúng cũng chứa nhiều đường do đó không phải loại quả nào cũng tốt cho người bệnh. Người tiểu đường nên ăn các loại trái cây có chỉ số GI thấp như cam, bưởi, táo, ổi, kiwi, lê, đào...
II. 10 món ăn dinh dưỡng - ngon miệng cho người bệnh tiểu đường
1. Cháo bột sắn
Nguyên liệu: 30g bột sắn, 50g bột gạo tẻ
Chế biến: gạo tẻ ngâm nước, vo sạch rồi đem nấu nhừ thành cháo. Hòa tan bột sắn dây với nước, nấu với cháo trên.
2. Cháo cần tây
Nguyên liệu: 60g cần tây tươi, 50-100g gạo tẻ
Chế biến: Cần tây rửa sạch, để ráo nước, sau đó đem thái nhỏ. Gạo tẻ đem đi nấu cháo, thêm cần tây nấu cùng, nêm gia vị cho vừa vặn.
Cháo cần tây có tác dụng giảm đường huyết
3. Súp bào ngư
Nguyên liệu: khoảng 60g bào ngư khô tươi (20g bào ngư khô), 50g tôm nõn, 100g củ cải, 100g cà rốt, hành tím băm nhỏ
Chế biến: Phi thơm hành tím, cho tôm vào xào săn. Sau đó thêm vừa đủ nước dùng, đun nhỏ lửa. Thêm cà rốt, củ cải nấu khoảng 15 phút đến nhừ. Tiếp đó thêm bào ngư, nêm nếm gia vị cho vừa miệng.
4. Canh tía tô, rau thơm
Nguyên liệu: 100g tôm nõn, 30g lá tía tô, khoảng 10g các gia vị húng quế, kinh giới...
Chế biến: Tôm được giã nhuyễn, thả vào nồi nước sôi. Sau đó thêm các loại rau thơm, nêm gia vị phù hợp.
5. Canh cá chạch nấu lá sen
Nguyên liệu: 250g cá chạch, 100g lá sen tươi
Chế biến: Làm sạch cá chạch, ướp với một chút muối trong khoảng 15 phút. Nấu sôi nước, thả cá chạch vào nồi, có thể thêm vài lát ớt để khử mùi tanh. Khi cá chín, thêm lá sen tươi, vừa chín thì tắt bếp.
6. Thịt vịt hầm hạt sen
Nguyên liệu: 350g thịt vịt, 150g hạt sen
Chế biến: Chuẩn bị nguyên liệu bằng cách thịt vịt đem làm sạch với rượu, gừng và loại bỏ tim sen. Chuẩn bị nồi đất, cho thịt vịt, hạt sen cũng một chút gia vị vào nồi, đem hầm lửa nhỏ đến chín nhừ.
7. Cá chép hầm đậu đỏ
Nguyên liệu: 1 con cá chép, 100g đậu đỏ, hương liệu trần bì, thảo quả, gia vị ớt, gừng, hành lá
Chế biến: Ngâm đậu đỏ với nước khoảng 4 giờ trước khi nấu. Cá được làm sạch, sau đó nhồi trần bì, thảo quả vào trong bụng cá. Đậu đỏ được đem nấu mềm, sau đó thêm cá vào hầm. khoảng 60 phút đến chín mềm Thêm gia vị gừng, ớt, hành lá cho món ăn thơm ngon hơn.
8. Nấm rơm xào thịt
Nguyên liệu: 50g thịt lợn thái nhỏ, 300g nấm rơm, 1 củ hành tím băm nhỏ
Chế biến: Phi thơm hành tím, cho thịt vào xào đến khi săn thì thêm nấm rơm. Đảo đều đến nấm thấm vị thịt thì nêm lại gia vị và tắt bếp.
Món ăn nấm rơm xào thịt tốt cho sức khỏe người tiểu đường
9. Thịt lợn xào cần tây
Nguyên liệu: 50g thịt lợn, 300g cần tây, 1 quả trứng gà, 15g khoai mài khô, 10g bột năng, gia vị hành tím băm nhỏ và gừng thái nhuyễn
Chế biến:
+ Cho khoai mài vào chảo, thêm 1 chút nước nấu đến chín mềm. Sau đó thêm cần tây, gừng vào đảo đều, nêm gia vị vừa vặn.
+ Thịt lợn, bột năng và trứng gà, thêm chút muối đem đào đều. Phi thơm hành tây với một chút dầu ăn, thêm thịt đã ướp vào đảo đều. Khi thịt chín, thêm khoai mài đã nấu vào đảo đều, nêm lại gia vị và tắt bếp.
10. Khổ qua nhồi thịt
Nguyên liệu: thịt nạc vai xay nhỏ, mướp đắng, mộc nhĩ, hành lá, mùi tàu
Chế biến:
+ Cắt mướp đắng ra thành khúc 3-5cm, loại bỏ ruột, hạt và rửa sạch với nước.
+ Thịt nạc đã xay nhuyễn, mộc nhĩ thái nhỏ đem trộn đều, thêm gia vị vừa vặn.
+ Nhồi hỗn hợp thịt đã chuẩn vào từng khúc mướp đắng.
+ Đun nước sôi, thả từng khúc mướp đắng nhồi thịt vào nồi, đun khoảng 10 phút đền nhừ. Cho thêm hành lá và mùi tàu vào nồi và tắt bếp.
III. 5 mẹo giúp kiểm soát tiểu đường hiệu quả hơn mỗi ngày
Mặc dù tuân thủ nghiêm ngặt việc dùng thuốc trong điều trị bệnh tiểu đường tuy nhiên việc kiểm soát đường huyết của bạn lại gặp nhiều khó khăn. Khi đó, những mẹo sau đây có thể giúp ích được cho bạn:
Ăn uống khoa học, lành mạnh: Người bệnh tiểu đường nên chia nhỏ bữa ăn trong ngày, ăn đủ bữa, đúng bữa với các thực phẩm tốt cho sức khỏe. Thực đơn của người bệnh nên bổ sung nhiều rau xanh, giảm bớt đường và tinh bột. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo một số món ăn tốt cho người tiểu đường ở trên.
Luyện tập thể thao vừa sức: Tập thể dục khoảng 30 phút mỗi ngày với các bài tập như đi bộ, đạp xe, yoga...giúp cải thiện sức bền và đường huyết được duy trì ổn định hơn.
Quản lý tốt căng thẳng: Lo âu, căng thẳng thường xuyên có thể khiến bệnh tiểu đường của bạn diễn biến xấu hơn. Khi đó, các bài tập hít thở sâu, thiền hay yoga có thể giúp bạn thư giãn, giảm mệt mỏi đáng kể.
Hạn chế rượu bia, thuốc lá: Sử dụng thuốc lá và rượu bia thường xuyên có thể khiến việc điều trị tiểu đường trở nên khó khăn hơn. Sử dụng rượu còn làm tăng nguy cơ viêm tụy, gây rối loạn sản xuất insulin, làm trầm trọng hơn bệnh tiểu đường.
Dùng viên tiểu đường Hebamic: Sản phẩm có nguồn gốc 100% từ tự nhiên, được chiết xuất từ cành và lá dây thìa canh. Trong mỗi viên nang, acid gymnemic được chuẩn hóa hàm lượng lên tới 25%, cao nhất trên thị trường, nhờ đó mà tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường vượt trội hơn nhiều các sản phẩm thông thường. Uống 1-2 viên Hebamic mỗi ngày là cách đơn giản mà hiệu quả, giúp bạn chống lại bệnh tiểu đường
Trên đây là 10 món ăn giàu dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe mà người tiểu đường không nên bỏ qua. Ngoài ra, cân bằng chế độ ăn uống, luyện tập thể dục thể thao đều đặn và kết hợp sử dụng viên uống Hebamic mỗi ngày giúp bạn kiểm soát đường huyết hiệu quả hơn, phòng chống tối đa các biến chứng nguy hiểm.
Xem thêm:
9 CÁCH ĐIỀU TRỊ BỆNH TIỂU ĐƯỜNG THEO MẸO DÂN GIAN CỰC KỲ HIỆU QUẢ
BỆNH TIỂU ĐƯỜNG NÊN ĂN - KHÔNG NÊN ĂN TRÁI CÂY GÌ?