Giỏ hàng

Bệnh Tiểu Đường Nên Ăn Rau Gì Là Tốt Nhất

Rau là nguồn dinh dưỡng quan trọng với con người. Đối với bệnh tiểu đường, rau càng chiếm lĩnh vị trí chủ chốt và nên đặt ở trọng tâm trong chế độ ăn. Để kiểm soát khẩu phần ăn và cân bằng được hàm lượng dinh dưỡng chuẩn xác, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu những loại rau tốt nhất dành cho người bệnh tiểu đường. 

I. Vai trò của rau xanh với sức khỏe và bệnh tiểu đường 

Trong rau có chứa nhiều vitamin, khoáng chất, hợp chất phytochemical và chất xơ. Đặc biệt, các vitamin chống oxy hóa (vitamin A, vitamin C, và vitamin E) đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. 

Chế độ ăn có đầy đủ và đa dạng các loại rau giúp phòng ngừa các bệnh lý mạn tính như tiểu đường, ung thư, béo phì, hội chứng chuyển hóa, các bệnh tim mạch… Nếu đang mắc các bệnh này rồi, rau xanh giúp ngăn ngừa bệnh tiến triển và gây thêm các biến chứng nguy hiểm khác.

Với bệnh tiểu đường, rau xanh có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Các nghiên cứu khoa học đã tổng kết ra những lợi ích chính của rau trên bệnh tiểu đường: 

  • Bổ sung nguồn carbohydrate tốt, cắt giảm lượng carbohydrate xấu hấp thu vào cơ thể. 

  • Các loại rau có chỉ số đường huyết (GI) thấp giúp kiểm soát đường huyết và giảm nguy cơ tăng cân. 

  • Cung cấp nguồn chất xơ tự nhiên giúp giảm táo bón, giảm các thành phần cholesterol xấu trong cơ thể, kiểm soát cân nặng. 

  • Cung cấp nitrat giúp giảm huyết áp và ngăn ngừa các biến chứng tim mạch. 

  • Bổ sung chất đạm để người bệnh no lâu hơn, giảm nhu cầu bữa ăn vặt. 

Không phải loại rau nào cũng có đầy đủ các thành phần dinh dưỡng kể trên. Vì vậy, việc chọn được loại rau xanh phù hợp cũng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. 

II. 4 loại rau người bệnh tiểu đường nên ăn 

1. Rau có chỉ số đường huyết (GI) thấp 

Chỉ số GI của một loại thực phẩm cho chúng ta biết tốc độ mà cơ thể hấp thu glucose từ thực phẩm đó. Những đồ ăn có chỉ số GI cao sẽ được tiêu hóa nhanh hơn nhiều so với những loại có chỉ số GI thấp. 

Với bệnh tiểu đường, ưu tiên hàng đầu là các loại rau có chỉ số GI thấp để tránh làm tăng đột ngột lượng đường trong máu. Một số loại rau đáp ứng tiêu chí này là: 

  • Bắp cải

  • Măng tây

  • Bông cải xanh

  • Súp lơ trắng

  • Đậu xanh

  • Rau diếp cá

  • Cà tím

  • Ớt

  • Rau bina

  • Rau cần tây

2. Rau có hàm lượng nitrat cao 

Nhiều loại rau có chứa hàm lượng nitrat tự nhiên rất cao. Thành phần này được biết đến với hiệu quả tuyệt vời trong việc giảm đường huyết và cải thiện sức khỏe hệ tuần hoàn. 

Các loại rau giàu nitrat tự nhiên:

  • Củ cải đường và nước ép củ cải đường

  • Rau diếp cá

  • Rau cần tây

  • Cây đại hoàng

3. Rau giàu chất đạm (protein) 

Chất đạm có cấu trúc phân tử lớn, nên việc tiêu hóa các thành phần cồng kềnh này sẽ giúp người bệnh cảm thấy no lâu hơn. Do đó, bổ sung chất đạm qua rau xanh cũng là một chiến lược để giảm cảm giác thèm ăn và giảm nhu cầu ăn vặt. Lượng chất đạm cần bổ sung hàng ngày sẽ phụ thuộc vào cân nặng, giới tính và cường độ hoạt động. Những đối tượng như phụ nữ có thai, đang cho con bú; người làm việc chân tay hay có cân nặng lớn… sẽ cần bổ sung nhiều chất đạm hơn. 

Các loại rau nhiều chất đạm: 

  • Rau bina 

  • Bông cải xanh

  • Măng tây 

  • Mù tạt xanh 

  • Súp lơ trắng 

4. Rau có nhiều chất xơ 

Giống như chất đạm, chất xơ giúp người bệnh tiểu đường cảm thấy no lâu hơn. Ngoài ra, chất xơ cũng giúp kiểm soát đường huyết hiệu quả. 

Các loại rau có hàm lượng chất xơ cao: 

  • Cà rốt

  • Củ cải

  • Bông cải xanh

  • Bắp cải

III. Những loại rau người bệnh tiểu đường nên tránh 

Các loại rau, củ giàu tinh bột sẽ chứa hàm lượng carbohydrate cao hơn so với các loại rau ít tinh bột. Với người bệnh tiểu đường, đây là những loại rau, củ được xếp vào danh mục “nên tránh”. Người bệnh không cần kiêng tuyệt đối các loại rau củ này mà vẫn có thể ăn khi kiểm soát được lượng calo hấp thu vào cơ thể. Bên cạnh đó, cần lưu ý rằng bữa ăn có các loại rau củ nhiều tinh bột thì nên tránh các thực phẩm giàu chất đạm và chất béo. Ví dụ, nếu muốn ăn khoai tây, nên kết hợp với cá nướng và bông cải xanh. 

1. Khoai tây 

Khoai tây là loại rau củ chứa nhiều tinh bột và có chỉ số đường huyết cực kỳ cao. Chỉ một củ khoai tây nhỏ cũng chứa tới khoảng 30 gam carbohydrate và chỉ có 4 gam chất xơ. Vì thế, người bệnh tiểu đường nên hạn chế tối đa sự có mặt của khoai tây trong bữa ăn. Nếu muốn ăn, nên chế biến dưới dạng luộc, không chiên rán. 

2. Ngô (bắp) 

Theo nghiên cứu, chỉ ½ cốc hạt ngô đã bao gồm lượng carbohydrate khổng lồ đến 21 gam và chỉ có chứa 2 gam chất xơ. Vì vậy, người bệnh quá yêu thích loại thực phẩm này cũng chỉ nên ăn với một lượng nhỏ, kết hợp với các thực phẩm giàu protein và chất xơ khác. 

3. Đậu hà lan 

So với 2 loại ở trên, đậu hà lan là một lựa chọn an toàn hơn. Tuy vậy, một chén đậu hà lan cũng có chứa khoảng 20 gam carbohydrate. Vì thế, người bệnh tiểu đường cũng chỉ nên ăn với một lượng vừa phải, bỏ qua phần súp hạt đậu đã tách. 

4. Bí ngô 

Một chén bí ngô thường chứa khoảng 16 gam carbohydrate và dưới 3 gam chất xơ. Ăn nhiều bí ngô là điều không nên nếu người bệnh đang thắt chặt chế độ ăn kiêng của mình. 

5. Nước ép rau quả 

Nước ép rau quả là cách mà nhiều người lựa chọn để bổ sung vitamin. Tuy nhiên, việc chỉ dùng nước ép lại khiến người bệnh bỏ qua một nguồn dinh dưỡng quan trọng là chất xơ. Với bệnh tiểu đường, chất xơ có ý nghĩa lớn trong kiểm soát chỉ số đường huyết. Do đó, tốt hơn hết nên bổ sung toàn bộ lượng rau củ cho cơ thể, không loại bỏ bã. 

IV. Gợi ý giải pháp kiểm soát đường huyết hiệu quả nhờ viên tiểu đường Hebamic 

Để ổn định đường huyết, các giải pháp từ tự nhiên như rau xanh, thảo dược được nhiều người ưa chuộng. Bên cạnh các loại rau xanh đem lại nhiều lợi ích như đã giới thiệu ở trên, người bệnh tiểu đường có thêm lựa chọn mới: viên thìa canh Hebamic. 

Thìa canh từ lâu đã được biết đến với tác dụng tuyệt vời trong việc hạ đường huyết. Thông qua nghiên cứu khoa học, quy trình trồng trọt, thu hái và sản xuất đã được chuẩn hóa để tạo ra viên thìa canh Hebamic đạt;

  • Chuẩn dược liệu: Vùng trồng đạt tiêu chuẩn GACP-WHO không tạp chất, không thuốc trừ sâu. Dược liệu được thu hái đúng thời điểm vàng và lựa chọn bộ phận cành, lá có hàm lượng dược chất cao nhất. 

  • Chuẩn hàm lượng: Hàm lượng hoạt chất trong mỗi viên thành phẩm là 400mg - đúng chuẩn theo các nghiên cứu khoa học quốc tế và cao gấp 3 lần các sản phẩm khác trên thị trường. 

  • Chuẩn hoạt chất. Hoạt chất acid gymnemic chiếm tỷ lệ cao tới 25%. Đây là thành phần giúp đảm bảo tác dụng hạ đường huyết của sản phẩm, được ổn định trên từng lô sản phẩm. 

Hebamic là giải pháp ổn định đường huyết đơn giản, dễ áp dụng. Chỉ cần 2 viên thìa canh Hebamic mỗi ngày, chỉ số đường huyết được kiểm soát và các biến chứng bệnh tiểu đường cũng được ngăn ngừa tối đa. 

Bài viết giải đáp thắc mắc của nhiều bạn đọc về vấn đề “bệnh tiểu đường nên ăn rau gì”. Hiểu được rõ lợi ích và vai trò của rau xanh sẽ giúp chúng ta lựa chọn được loại rau phù hợp nhất. Để được tư vấn và giải đáp thắc mắc thêm về bệnh tiểu đường, vui lòng liên hệ HOTLINE 1800.888.677 

Xem thêm:

BỆNH TIỂU ĐƯỜNG NÊN ĂN - KHÔNG NÊN ĂN TRÁI CÂY GÌ?

THỰC ĐƠN MẪU 1 TUẦN CHO NGƯỜI TIỂU ĐƯỜNG THEO CHUẨN KHOA HỌC

 

Sản phẩm đã xem

Zalo