Những Tổn Thương Phổi Hậu Covid Bạn Cần Đề Phòng
Phổi là cơ quan phải chịu nhiều tổn thương nhất do Covid-19 gây ra
1. Các tổn thương trên phổi hậu Covid
Khi mắc Covid-19, phổi cơ quan nội tạng đầu tiên bị virus Sars-CoV-2 tấn công và gây ra nhiều tổn thương nghiêm trọng. Vì thế đây cũng là cơ quan phải chịu nhiều di chứng tổn thương nhất trong giai đoạn hậu Covid.
Dưới đây là các di chứng hậu Covid trên phổi mà bạn cần biết để chủ động phòng tránh:
1.1. Ho, khó thở kéo dài hậu Covid
Ho, khó thở kéo dài thường kèm theo triệu chứng hụt hơi, tức ngực. Đây là những triệu chứng thường gặp sau quá trình điều trị Covid-19. Hiện tượng này được gọi là hội chứng tăng phản ứng đường thở sau viêm.
Nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng ho, khó thở hậu Covid là sự gia tăng các chất trung gian hóa học của phản ứng viêm như IL-6, Lipocalin-2, sau khi cơ thể chiến đấu với virus.
Ngoài ra, ho và khó thở kéo dài cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo chức năng phổi của bạn đang bị tổn thương.
1.2. Thuyên tắc động mạch phổi
Đây là một trong những biến chứng nguy hiểm do Covid-19 gây ra.
Nguyên nhân của thuyên tắc động mạch phổi: Virus corona tác động làm tổn thương các mạch máu nhỏ ở phổi, cùng với tình trạng tăng tạo cục máu đông nên gây ra tình trạng tắc nghẽn mạch máu tại phổi.
Các triệu chứng của thuyên tắc động mạch phổi hậu Covid-19 bao gồm: Khó thở, tức ngực, ho kéo dài có thể ho ra máu.
Khi phát hiện các triệu chứng này, người bệnh cần đến bệnh viện để thực hiện các kiểm tra như chụp X-quang phổi, chụp CT-Scan….
Thuyên tắc mạch máu ở phổi có thể gây ảnh hưởng đến quá trình trao đổi khí ở phổi
1.3. Xơ phổi mô kẽ hậu Covid
Xơ phổi là tình trạng các nhu mô phổi bị xơ hóa không có khả năng phục hồi. Các tế bào bị xơ hóa không còn khả năng trao đổi khí, từ đó làm giảm dung tích phổi, giảm lượng oxy cung cấp cho cơ thể. Người mắc bệnh lý xơ phổi hậu Covid luôn trong tình trạng khó thở, hụt hơi.
Nguyên nhân của di chứng này được giải thích như sau:
Virus Corona gây tổn thương trực tiếp đến tế bào phổi
Do phản ứng quá mức của hệ miễn dịch khi chống lại Covid-19: Khi cơ thể chiến đấu với virus, hệ miễn dịch sẽ tiết ra các chất trung gian gây viêm. Khi nồng độ các chất này quá cao sẽ vô tình làm tổn thương tế bào nhu mô trong phổi, gây xơ hóa phổi.
Đây là di chứng hậu Covid nghiêm trọng nhất, vì thế bạn nên đi kiểm tra khi phát hiện các dấu hiệu của xơ phổi hậu Covid.
1.4. Viêm phổi
Covid-19 là bệnh lý viêm đường hô hấp cấp do virus Sars-CoV-2 gây ra. Do đó viêm phổi cũng là một trong những biến chứng hậu Covid có thể gặp, đặc biệt là những bệnh nhân có triệu chứng nặng, phải thở máy.
Covid-19 có thể gây viêm ở cả hai bên phổi. Các túi khí trong phổi chứa đầy dịch mủ, hạn chế khả năng trao đổi oxy, gây khó thở.
Hậu Covid các tổn thương do viêm phổi có thể vẫn tiếp tục kéo dài và có thể cần vài tháng thì phổi mới có thể phục hồi trở lại.
Biến chứng viêm phổi hậu Covid thường gặp ở những bệnh nhân phải nhập viện vì Covid-19
1.5. Viêm phế quản
Nguyên nhân gây viêm phế quản hậu Covid-19 là do lượng đờm tạo ra quá nhiều trong đường thở, dẫn đến tình trạng viêm niêm mạc ống phế quản.
Triệu chứng của viêm phế quản hậu Covid bao gồm ho kéo dài, khó thở, sốt, thở khò khè…
Viêm phế quản hậu Covid có thể chuyển thành viêm phế quản mạn tính, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống của người bệnh.
2. Những dấu hiệu tổn thương phổi
Những bệnh nhân hậu Covid cần phải thận trọng với các dấu hiệu cảnh báo tổn thương phổi sau:
Khó thở, hụt hơi kéo dài, nhất là sau khi vận động
Có cơn đau tức ngực hoặc chỉ là cảm giác phần ngực bị đè nặng
Mệt mỏi, sụt cân không rõ nguyên nhân
Ho khan lâu ngày và không có dấu hiệu thuyên giảm
Đau nhức toàn thân
Các đầu ngón tay và chân tròn như dùi trống
Khi phát hiện các dấu hiệu kể trên, bạn cần phải đến các cơ sở y tế uy tín để tiến hành kiểm tra và chẩn đoán các tổn thương phổi nếu có. Từ đó có các phương án điều trị phù hợp.
3. Covid tác động đến phổi như thế nào?
Như chúng ta đã biết, phổi là bộ phận bị ảnh hưởng nặng nề nhất khi mắc Covid-19. Virus Sars-CoV-2 gây tổn thương phổi theo con đường sau:
Virus tấn công dồn dập vào tế bào phổi, đặc biệt là lớp tế bào Cilia, đây là các tế bào có nhiệm vụ bảo vệ niêm mạc phổi. Virus làm suy giảm chức năng niêm mạc phổi, lúc này nhu mô phổi sẽ không được bảo vệ trước những tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus…
Từ đó phổi sẽ dễ bị viêm nhiễm, hoạt động trao đổi và cung cấp oxy bị trì trệ. Đối với những trường hợp nhiễm Covid có triệu chứng nặng thì các tế bào nhu mô phổi sẽ bị tàn phá nặng nề, thậm chí có thể dẫn đến suy hô hấp cấp tính.
Các tổn thương phổi do Covid gây ra càng nặng nề thì khả năng phục hồi càng thấp, di chứng hậu Covid để lại càng nặng nề.
Virus Sars-CoV-2 có thể dễ dàng xâm nhập và tấn công vào phổi
4. Tổn thương phổi do Covid có hồi phục được không?
Các tổn thương trên phổi do Covid-19 hầu hết sẽ phục hồi, tuy nhiên quá trình hồi phục này có thể phải mất 1 thời gian khá dài.
Sau khi điều trị khỏi Covid-19, các tổn thương trên nhu mô phổi sẽ chuyển thành sẹo. Theo thời gian, các mô sẹo này sẽ lành lại, nhưng có thể mất từ vài tháng đến 1 năm thì các chức năng phổi mới có thể trở lại như trước khi nhiễm Covid-19.
Trong quá trình phục hồi tổn thương phổi hậu Covid, bạn có thể phải trải qua các di chứng hậu Covid kể trên, gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe.
5. Khám hậu Covid do tổn thương phổi
Sau khi phát hiện các dấu hiệu tổn thương phổi hậu Covid, bạn cần đến bệnh viện hoặc phòng khám để tiến hành các kiểm tra sau:
Khám lâm sàng: Khi đi khám hậu Covid ở bất kì đâu, đầu tiên các bác sĩ đều phải thăm khám lâm sàng thông qua các triệu chứng của bệnh nhân. Từ đó đưa ra chẩn đoán ban đầu và xác định các xét nghiệm cần tiến hành tiếp theo.
Chụp X-quang tim phổi: Khi thăm khám lâm sàng không phát hiện dấu hiệu viêm phổi và tại thời điểm khám bác sĩ cũng không thấy dấu hiệu suy giảm chức năng hô hấp thì bệnh nhân chỉ cần chụp X-quang là đủ.
Chụp CT Scanner cắt lớp vi tính: Khi nghi ngờ có tổn thương phổi hậu Covid, bác sĩ sẽ chỉ định chụp CT phổi liều thấp để chẩn đoán chính xác vị trí và mức độ tổn thương phổi.
Kiểm tra chức năng phổi: Phương pháp này được thực hiện bằng cách sử dụng một dụng cụ gọi là phế dung kế, dùng để đo thể tích khí thở ra tối đa sau 1 giây đầu tiên hít vào gắng sức. Phương pháp này giúp kiểm tra dung tích phổi của người bệnh.
Các xét nghiệm thường quy như xét nghiệm máu, xét nghiệm chức năng gan, thận hoặc đo chỉ số đường trong máu… nhằm mục đích chẩn đoán phân biệt tổn thương phổi với các tổn thương hậu Covid khác.
Mỗi cá nhân sẽ được bác sĩ chỉ định thực hiện kiểm tra khác nhau phù thuộc vào tình trạng sức khỏe và các triệu chứng đang gặp phải
6. Cách phục hồi tổn thương phổi hậu Covid
Đối với mỗi loại tổn thương trên phổi hậu Covid, người bệnh sẽ được chỉ định các phương pháp điều trị phù hợp và sử dụng các loại thuốc khác nhau.
Dưới đây là một số biện pháp hỗ trợ bạn đẩy nhanh quá trình phục hồi tổn thương phổi hậu Covid:
Thường xuyên thực hiện các bài tập hít thở: thực hiện các bài tập hít thở hàng ngày sẽ giúp cải thiện chức năng phổi, tăng khả năng giữ oxy của phổi.
Tăng cường vận động, tập thể dục: Mặc dù các di chứng hậu Covid có thể khiến bạn mệt mỏi, chán nản, dẫn đến lười vận động. Tuy nhiên hãy lựa chọn vận động nhẹ nhàng, vừa sức như đi bộ, yoga… Điều này sẽ khiến bạn nâng cao thể trạng, giúp cơ thể nhanh chóng phục hồi hơn.
Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng: Đây là giai đoạn cơ thể cần rất nhiều năng lượng để phục hồi sau Covid-19. Vì thế bạn cần bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng và vitamin cho cơ thể.
Cân bằng giữa thời gian làm việc và nghỉ ngơi, hạn chế làm việc nặng hoặc vận động mạnh.
Bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất giúp nâng cao sức khỏe tổng thể, từ đó giúp các tổn thương phổi hậu Covid phục hồi nhanh chóng hơn
Trên đây là tất cả những thông tin mà bạn cần biết về các tổn thương phổi hậu Covid. Các tổn thương này có thể kéo dài gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bạn. Tuy nhiên nếu tuân thủ điều trị và thực hiện các biện pháp hỗ trợ kể trên sẽ giúp phổi của bạn hồi phục chức năng nhanh chóng hơn.
Bạn có thể tham khảo thêm các sản phẩm hỗ trợ giúp tăng cường sức khỏe, góp phần đẩy lùi các di chứng tổn thương phổi hậu Covid:
* AMELICOL - Thuốc Trị Ho
* KINGLOBA - Thuốc Bổ Não
* HOẠT HUYẾT DƯỠNG NÃO BDF - Thuốc Bổ Não
* BỔ HUYẾT ÍCH NÃO BDF - Thuốc Bổ Não
* Bidiplex - Multi Vitamin Tăng Cường Sức Khỏe
* HOKMINSENG - Viên Nhân Sâm, Lộc Nhung
* BIFERON - Viên Sắt Bổ Máu
* KINGDOMIN Multi - Viên Sủi Vitamin, Tăng Đề Kháng
* BIDIVIT AD - Bổ Sung Vitamin A, D
Bidiphar: Chăm sóc sức khoẻ - Chia sẻ niềm vui
Website TMDT: www.bidipharshop.com
Shopee: https://shopee.vn/bidiphar
Email: bidipharshop@bidiphar.com
Hotline: 1800.888.677