Tất Tần Tật Các Thông Tin Về Xơ Phổi Hậu Covid-19
Xơ phổi hậu Covid là một di chứng nặng gặp trên nhiều người đã điều trị khỏi bệnh
1. Xơ phổi hậu Covid là gì?
Xơ phổi là một trong những di chứng hậu Covid sau khi điều trị khỏi bệnh. Đây là tình trạng nhu mô phổi bị tổn thương trong giai đoạn cấp tính và sẽ không thể phục hồi về trạng thái nhu mô phổi bình thường. Lúc này nhu mô phổi đã bị thay thế bằng những mô xơ.
Những mô xơ này không có khả năng thực hiện chức năng trao đổi khí ở phổi. Từ đó dẫn đến tình trạng thiếu oxy gây khó thở, hụt hơi, nhất là khi phải vận động thể lực.
Tình trạng này có thể nhìn thấy trên hình ảnh CT scan phổi hoặc trên mô bệnh học qua sinh thiết phổi.
2. Xơ phổi hậu Covid có phổ biến không?
Một báo cáo tổng hợp từ 24 nghiên cứu trên thế giới đã chỉ ra rằng, tình trạng xơ phổi trên bệnh nhân bị viêm phổi do Covid-19 không chỉ xảy ra trong thời kỳ nhiễm bệnh mà còn tiếp tục tiến triển sau khi đã khỏi bệnh.
Cũng trong nghiên báo cáo đó tiếp tục chỉ ra, có đến 59% người bị viêm phổi do Covid có tổn thương nhu mô phổi kéo dài.
Trong đó tỷ lệ bệnh nhân viêm phổi trung bình có hình ảnh xơ hóa phổi trên CT khoảng 70-80%. Đặc biệt đối với bệnh nhân Covid mắc hội chứng suy hô hấp cấp nặng (ARDS), tỷ lệ xơ hóa phổi trong giai đoạn đầu là 100%.
Tuy nhiên tình trạng này sẽ cải thiện theo thời gian. Trung bình sau 3 tháng, hình ảnh xơ phổi hậu Covid chỉ còn khoảng 50% trên bệnh nhân bị viêm phổi trung bình và 70% bệnh nhân bị viêm phổi nặng. Sau 6 tháng tỷ lệ này chỉ còn khoảng 30%.
Hiện nay chưa có báo cáo chính thức nào về tình trạng phục hồi xơ phổi hậu Covid sau 6 tháng. Thế nhưng dựa trên kinh nghiệm xơ phổi sau đại dịch SARS và MERS (2 đại dịch có cùng họ virus với đại dịch Covid-19), thì đa phần bệnh nhân sẽ hồi phục sau 24-36 tháng.
Hình ảnh phổi khỏe mạnh và phổi bị xơ hóa hậu Covid-19
3. Ai dễ mắc xơ phổi hậu Covid
Tình trạng phổi bị xơ hóa hậu Covid có thể xuất hiện ở mọi bệnh nhân bị viêm phổi do virus Corona. Nhưng có một số đối tượng có nguy cơ mắc bệnh này lâu dài hậu nhiễm Covid-19 như:
Người bị viêm phổi nặng trong đợt điều trị Covid-19, đặc biệt là bệnh nhân ARDS.
Bệnh nhân phải thở oxy hoặc phải điều trị tim phổi nhân tạo (ECMO), thời gian nằm viện kéo dài.
Bệnh nhân Covid có triệu chứng nặng, nồng độ Cytokine trong máu tăng cao.
Bệnh nhân đã có tổn thương phổi trước đó, người cao tuổi, người nghiện thuốc lá
Người các bệnh lý đường hô hấp mạn tính như hen suyễn, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD)...
4. Dấu hiệu của xơ phổi hậu Covid-19
Vì xơ phổi là một di chứng nghiêm trọng sau khi nhiễm Covid-19, do đó bạn không nên chủ quan mà bỏ qua các dấu hiệu nhận biết xơ phổi. Dưới đây là các dấu hiệu cho thấy bạn đang có nguy cơ bị xơ phổi hậu Covid:
Sụt cân không rõ nguyên nhân
Khó thở, hụt hơi hậu Covid kéo dài
Sau khi đã điều trị khỏi Covid-19 nhưng tình trạng ho vẫn kéo dài
Luôn trong trạng thái mệt mỏi, đau nhức cơ thể
Sức khỏe giảm sút, không thể làm những việc cần nhiều thể lực như trước.
Khi các triệu chứng kể trên kéo dài mà không rõ nguyên nhân thì bạn nên đến các cơ sở y tế uy tín để tiến hành thăm khám hậu Covid, nhằm xác định nguyên nhân gây nên các triệu chứng kể trên.
Khó thở hụt hơi kéo dài có thể dấu hiểu cảnh báo bạn đang bị tổn thương phổi
5. Xơ phổi hậu Covid có nguy hiểm không?
Kinh nghiệm từ 2 đợt dịch do virus Corona gây ra trước đó là SARS và MERS thì đa số bệnh nhân sẽ phục hồi dần dần sau 2-3 năm.
Tuy nhiên vẫn có một tỷ lệ nhỏ bệnh nhân xơ phổi tiếp tục diễn tiến nặng, đó hầu hết là những tổn thương xơ hóa quá nặng.
Vì thế, bệnh lý xơ phổi hậu Covid thực sự là một gánh nặng cho người bệnh cũng như cho hệ thống y tế:
Gây suy giảm sức khỏe rõ rệt, từ đó làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống
Tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh khác kèm theo
Thường xuyên phải nhập viện theo dõi, điều trị
Giảm tuổi thọ của người mắc bệnh
Tạo ra áp lực kinh tế đè nặng lên vai người bệnh và gia đình.
Vì thế cần phải phát hiện sớm các dấu hiệu của xơ phổi hậu Covid để có biện pháp hỗ trợ điều trị, giúp người bệnh nhanh chóng phục hồi.
6. Chẩn đoán xơ phổi hậu Covid
Tùy vào điều kiện của từng cơ sở y tế mà bác sĩ sẽ thăm khám lâm sàng và thực hiện các xét nghiệm nhắm xác định tình trạng xơ phổi và mức độ xơ hóa nhu mô phổi.
Chụp X-quang phổi: Khi các triệu chứng trên lâm sàng không có tình trạng viêm phổi, tại thời điểm khám bác sĩ cũng không phát hiện thấy những dấu hiệu của suy hô hấp thì chỉ cần chụp X-quang tim phổi là đủ để kết luận.
Chụp CT Scan phổi: Chụp CT cắt lớp sẽ cho biết chính xác tình trạng tổn thương, vị trí và mức độ tổn thương của nhu mô phổi sau nhiễm Covid-19.
Hình ảnh CT cắt lớp trên phổi của bệnh nhân bị xơ hóa sau khi nhiễm Covid-19
Thực hiện kiểm tra đi bộ trong 6 phút: Đây là một bài test đơn giản giúp đánh giá chức năng hô hấp của người bệnh. Người bệnh sẽ đi bộ trong 6 phút, bác sĩ sẽ tiến hành đánh giá quãng đường người bệnh đi được, số lần cần nghỉ giữa bài test hoặc phải dừng bài test khi chưa đủ 6 phút.
Đo dung tích phổi: Được đo bằng thể tích thở ra tối đa trong 1 giây đầu tiên sau khi đã hít vào gắng sức.
Ngoài các chẩn đoán chức năng phổi kể trên, người bệnh có thể phải thực hiện các xét nghiệm thường quy khác như xét nghiệm máu, xét nghiệm chức năng gan thận, kiểm tra đường máu…
7. Cách điều trị xơ phổi hậu Covid
Do tính chất mới của bệnh nên hiện nay vẫn chưa có phác đồ cụ thể điều trị xơ phổi hậu Covid.
Nhiều thuốc điều trị xơ phổi vẫn đang được thử nghiệm. Trong đó các thử nghiệm lâm sàng đã được tiến hành cho thấy bệnh nhân xơ phổi hậu Covid đáp ứng tốt với các thuốc kháng viêm corticoid kết hợp với thuốc chống xơ hóa (Pirfenidone, Nintedanib…), thuốc chống đông hay kháng thể đơn dòng…
Bên cạnh việc dùng thuốc, người mắc bệnh xơ phổi hậu Covid cần được kết hợp tập vật lý trị liệu để phục hồi chức năng hô hấp theo sự hướng dẫn của các chuyên gia.
Ngoài ra, những người mắc bệnh này cần phải tránh xa các tác nhân có thể làm phổi tổn thương nghiêm trọng hơn như ô nhiễm, khói bụi, khói thuốc lá…
Việc điều trị xơ phổi hậu Covid có thể kéo dài nhiều tháng hoặc nhiều năm tùy thuộc vào diễn tiến của bệnh. Do đó người bệnh cần chuẩn bị tâm lý kĩ càng, tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ và tiến hành tái khám định kỳ.
8. Biện pháp khắc phục xơ phổi hậu Covid
Mặc dù đa phần các trường hợp xơ phổi hậu Covid đều sẽ tự phục hồi dần theo thời gian, tuy nhiên quá trình phục hồi có thể mất nhiều thời gian gây ảnh hưởng đến cuộc sống người bệnh.
Dưới đây là một số cách giúp hỗ trợ quá trình phục hồi ở bệnh nhân xơ phổi hậu Covid mà bạn có thể tham khảo:
Thường xuyên tập thể dục: Tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe hiện tại mà bạn hãy lựa chọn các bài tập nhẹ nhàng vừa sức, không nên quá gắng sức. Sau đó mới tăng dần cường độ.
Thực hành các bài tập hít thở mỗi ngày: Các bài tập hít thở sẽ giúp nâng cao dung tích phổi, tăng khả năng giữ oxy của phổi. Một ngày bạn có thể tập 2-3 lần, mỗi lần kéo dài 10-15 phút.
Không hút thuốc lá và tránh xa khói thuốc lá
Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất: Biện pháp này giúp cung cấp đầy đủ năng lượng cho cơ thể hồi phục, đồng thời nâng cao sức đề kháng để phòng tránh nhiều bệnh lý khác.
Hokminseng với thành phần gồm nhân sâm, nhung hươu và các loại vitamin, khoáng chất giúp tăng cường sức đề kháng, nâng cao thể trạng cho người mới ốm dậy
Trên đây là tất cả thông tin bạn nên biết về bệnh lý xơ phổi hậu Covid, đây là một di chứng nghiêm trọng, gây ra nhiều hệ lụy đến sức khỏe người bệnh. Vì thế nếu bạn hoặc người thân đang gặp tình trạng này hãy đến thăm khám tại các cơ sở y tế uy tín để xác định rõ nguyên nhân và tình trạng bệnh. Từ đó tìm ra cách điều trị phù hợp nhất.
Bạn có thể tham khảo một số sản phẩm giúp hỗ trợ phòng ngừa và cải thiện tình trạng xơ phổi hậu Covid dưới đây:
* Bidiplex - Multi Vitamin Tăng Cường Sức Khỏe
* HOKMINSENG - Viên Nhân Sâm, Lộc Nhung
* KINGDOMIN Multi - Viên Sủi Vitamin, Tăng Đề Kháng
* BIDIVIT AD - Bổ Sung Vitamin A, D
Bidiphar: Chăm sóc sức khoẻ - Chia sẻ niềm vui
Website TMDT: www.bidipharshop.com
Shopee: https://shopee.vn/bidiphar
Email: bidipharshop@bidiphar.com
Hotline: 1800.888.677