Tổn Thương Gan Hậu Covid: Nguyên Nhân, Điều Trị Và Cách Phòng Ngừa
Gan là cơ quan quan trọng của cơ thể và mang tính chất sinh mạng đối với con người
1. Covid đã gây tổn thương gan như thế nào?
Bên cạnh các tổn thương phổi và các cơ quan hô hấp, khi nhiễm Covid-19 nhiều người còn xuất hiện tổn thương trên các tế bào gan. Một nghiên cứu trên 1099 bệnh nhân nhiễm cho thấy 21,3% số bệnh nhân tăng chỉ men gan ALT, 22,2% tăng AST và 10,5% người có chỉ số bilirubin bất thường. Đây đều là các chỉ số phản ánh các tế bào gan đang bị tổn thương và rối loạn chức năng.
Vậy Covid-19 gây tổn thương gan theo những cách nào?
1.1. Virus tấn công trực tiếp tế bào gan
Theo một bài báo trên tạp chí uy tín thế giới - tạp chí Virology, thì enzyme Angiotensin II (ACE2) - “cánh cửa” để virus Sars-CoV-2 xâm nhập vào tế bào. Chúng được tìm thấy ở trong tế bào gan 2,6% và tế bào mật 59,7%.
Ngoài ra, các nhà khoa học cũng phát hiện ra virus nCoV trong phân của hơn một nửa bệnh nhân đã chữa khỏi Covid sau 11 ngày âm tính.
Đây là những bằng chứng cho thấy, virus Sars-CoV-2 có thể nhân lên trong gan và đường tiêu hóa.
Khi phát hiện virus Sars-CoV-2 xâm nhập và tấn công gan, gần như ngay lập tức tế bào Kupffer sẽ khởi động hàng loạt phản ứng miễn dịch để bảo vệ gan. Tế bào Kupffer là đại thực bào thường trú tại gan, có vai trò tạo phản ứng miễn dịch và loại bỏ các tế bào gan chết.
Khi quá trình tiêu diệt “kẻ thù” được thiết lập, các chất gây viêm như TNF-α, TGF-β… đặc biệt là Interleukin sẽ được sản sinh hàng loại để chống virus.
Sự kích hoạt liên tục và kéo dài các chất gây viêm đã vô tình làm tổn thương gan, làm gia tăng tình trạng viêm và hủy hoại tế bào gan nhanh hơn.
Vì thế sự tấn công trực tiếp là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tổn thương gan hậu Covid.
1.2. Ảnh hưởng của thuốc điều trị Covid
Như nhiều người đã biết, một trong những chức năng quan trọng của gan chính là chuyển hóa thuốc, giúp hạn chế độc tính gây ra cho cơ thể. Tuy nhiên khi thuốc tích tụ quá nhiều và không được chuyển hóa hết tại gan có thể khiến cơ thể bị ngộ độc thuốc và làm tổn thương chính tế bào gan.
Trong quá trình điều trị Covid-19, nhiều người phải sử dụng một số thuốc gây tổn thương gan như: Lopinavir/ritonavir, recivir, emtifovir, chloroquine, tocilizumab, paracetamol… Ngoài ra các thuốc kháng viêm corticoid thường được dùng để điều trị Covid cũng có thể gây ảnh hưởng đến chức năng gan.
Chưa kể nhiều bệnh nhân điều trị tại nhà đã tự ý mua thuốc sử dụng không tuân thủ chỉ định hoặc dùng quá liều lượng cũng dẫn đến rối loạn chức năng gan, tổn thương tế bào gan khó hồi phục.
Bên cạnh đó, các sản phẩm trung gian của quá trình chuyển hóa thuốc cũng kích thích tế bào Kupffer sản xuất chất gây viêm, khiến tế bào gan bị phá hủy nhanh hơn. Từ đó dẫn đến các bệnh về gan như suy gan cấp, xơ gan, ung thư gan…
Một số loại thuốc điều trị Covid-19 là nguyên nhân khiên gan bị tổn thương
1.3. Do ảnh hưởng của cơn bão cytokine
Khi virus nCoV tấn công ồ ạt vào cơ thể, khiến hệ miễn dịch kích hoạt hàng loạt phản ứng bảo vệ và tiêu diệt virus. Các chất gây viêm như protein phản ứng C (CRP), ferritin huyết thanh, LDH, D-dimer, IL-6 và IL-2 tăng lên đáng kể dẫn đến “cơn bão cytokine”. Đây là nguyên nhân chủ yếu gây suy đa tạng trên các bệnh nhân Covid-nặng và cũng là nguyên nhân gây tổn thương gan thứ phát.
Các tổn thương gan trong quá trình chiến đấu với virus đã để lại nhiều di chứng trên người bệnh trong giai đoạn hậu Covid. Các tổn thương gan hậu Covid thường cần rất nhiều thời gian để hồi phục.
2. Covid-19 ảnh hưởng thế nào đến người đã mắc bệnh gan
Những cơ chế tác động đến của Covid lên những người đã mắc bệnh gan cũng tương tự các cơ chế đã nêu trên. Tuy nhiên, mức độ gây ra tổn thương và hậu quả mà nó để lại sẽ nặng nề hơn những người có lá gan khỏe mạnh.
Khi người bị bệnh gan mắc Covid sẽ có nguy cơ gặp nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí có thể tử vong nếu không được điều trị tích cực.
Đây cũng chính là nguyên nhân khiến nhiều người lo lắng khi người bị bệnh gan mắc Covid-19.
Các tác động khiến gan bị tổn thương hậu Covid
3. Dấu hiệu tổn thương gan hậu Covid
Với những người mắc Covid-19 có triệu chứng nhẹ thì hầu như sức khỏe của họ không bị ảnh hưởng, vì thế nguy cơ tổn thương gan hậu Covid cũng khá thấp. Tuy nhiên không thể chủ quan đối với các di chứng mà Covid-19 để lại trên cơ thể, đặc biệt gan là một cơ quan có vai trò quan trọng có tính chất sinh mạng.
Vì thế phát hiện sớm các dấu hiệu tổn thương gan để có biện pháp điều trị kịp thời là vô cùng cần thiết.
Một số dấu hiệu tổn thương gan hậu Covid mà bạn cần lưu ý bao gồm:
Cảm thấy mệt mỏi hậu Covid kéo dài
Nước tiểu có màu vàng đậm
Đau tức vùng hạ sườn phải
Da có dấu hiệu ngả vàng, rõ nhất khi quan sát lòng bàn tay, bàn chân.
Thường xuyên bị ngứa khắp người không rõ nguyên nhân
Da bị nổi mẩn hoặc nổi mề đay đã loại bỏ các yếu tố dị ứng bên ngoài.
Rối loạn đường tiêu hóa trong giai đoạn hậu Covid, dễ bị tiêu chảy hoặc táo bón, ợ hơi…
Chán ăn hậu Covid kéo dài
Có nhiều dấu hiệu cảnh báo tổn thương gan hậu Covid khác nhau, chúng có thể xuất hiện lúc hoặc không. Người bệnh cần chú ý đến các thay đổi của cơ thể, từ đó phát hiện các dấu hiệu bất thường để đi thăm khám hậu Covid kịp thời.
4. Chẩn đoán tổn thương gan hậu Covid
Khi phát hiện các triệu chứng tổn thương gan hậu Covid, người bệnh nên đi khám tại các bệnh viện uy tín để xác định đúng nguyên nhân và tình trạng bệnh.
Bước đầu tiên trong quá trình khám bệnh, bác sĩ sẽ dựa trên các triệu chứng lâm sàng của người bệnh đã đánh giá và xác định nguyên nhân sơ bộ. Từ đó đưa ra các chỉ định xét nghiệm cần thiết.
Xét nghiệm thường quy trong khám các bệnh về gan đó là xét nghiệm đánh giá chức năng gan thông qua kết quả phân tích các chỉ số trong máu.
Dựa trên các chỉ số như ALT, AST, bilirubin, ALP, albumin… bác sĩ có thể đánh giá được mức độ tổn thương tế bào gan.
Xét nghiệm máu để đánh giá các chỉ số sinh hóa liên quan đến chức năng gan
Ngoài ra, siêu âm, chụp CT, sinh thiết gan là các phương pháp chẩn đoán giúp bác sĩ phát hiện chính xác các bất thường về gan mà người bệnh gặp phải. Từ đó đưa ra phác đồ điều trị tổn thương gan hậu Covid và lời khuyên hữu ích cho bạn.
5. Điều trị tổn thương gan hậu Covid như thế nào?
Sau khi thăm khám tại các cơ sở y tế để xác định chính xác vấn đề và mức độ tổn thương mà gan đang gặp phải, mỗi bệnh nhân sẽ được bác sĩ tư vấn phác đồ điều trị tổn thương gan hậu Covid cụ thể.
Theo Hiệp hội Dược phẩm Trung Quốc, để khắc phục tình trạng tổn thương gan hậu Covid cần thực hiện chiến lược “bốn chống, hai cân bằng” cụ thể là: chống virus, chống sốc, chống oxy hóa máu và chống nhiễm trùng thứ phát, cân bằng nước - điện giải, cân bằng hệ vi sinh trong cơ thể.
Bệnh nhân hậu Covid có dấu hiệu tổn thương gan rõ rệt có thể được điều trị bằng các thuốc hỗ trợ như: L-ornithine-L-aspartate để bảo vệ tế bào gan, tăng cường chức năng gan và bổ sung men vi sinh để cân bằng hệ vi sinh đường ruột.
Ngoài ra, đối với các bệnh nhân Covid bị tổn thương gan nặng có điều trị bằng thuốc bảo vệ tế bào gan, chống viêm, chống vàng da như: polyene phosphatidylcholine, glycyrrhizic acid, adenosylmethionine… Tuy nhiên muốn sử dụng các loại thuốc này cần có sự tư vấn cụ thể của bác sĩ chuyên khoa gan, mật, không được tự ý sử dụng vì sẽ gây tác dụng ngược, khiến gan bị tổn thương nghiêm trọng hơn.
Tốt nhất chúng ta nên chủ động chống độc, bảo vệ gan bằng các loại thực phẩm, thảo dược tốt cho gan mà không gây ra tác dụng phụ. Chủ động bảo vệ gan không chỉ dành cho những người bị tổn thương gan hậu Covid mà còn dành cho tất cả mọi người muốn có được một lá gan khỏe mạnh.
Dưỡng can Bidiphar với thành phần từ cà gai leo và mật nhân là hai loại thảo dược có tác dụng hàng đầu trong phục hồi tế bào gan bị tổn thương
6. Bảo vệ phục hồi chức năng gan sau nhiễm Covid-19
Người bệnh Covid-19 sau khi đã điều trị khỏi bệnh vẫn cần tiếp tục theo dõi và chủ động nâng cao sức khỏe để hạn chế các tổn thương gan có thể xảy ra.
Một số biện phải bảo vệ và phục hồi chức năng gan hậu nhiễm Covid mà ai cũng nên biết:
Bổ sung các loại thực phẩm mát gan, cung cấp chất dinh dưỡng có lợi cho quá trình phục hồi hậu Covid.
Uống đủ 1,5-2 lít/nước mỗi ngày, giúp tăng chuyển hóa tế bào mỡ ở gan.
Duy trì tập thể dục, thể thao đều đặn
Hạn chế căng thẳng, stress và các suy nghĩ tiêu cực.
Ngủ đủ giấc và đúng giờ, không nên thức khuya sau 11 giờ đêm.
Không tùy tiện sử dụng các loại thuốc chưa được kiểm chứng tác dụng hoặc không có sự cho phép của các chuyên gia y tế.
Tránh xa rượu bia, thuốc lá và các chất kích thích gây hại cho gan
Khám sức khỏe định kỳ, tốt nhất là 6 tháng/lần để phát hiện sớm và điều trị kịp thời các bệnh lý gan, mật.
Những loại thực phẩm tốt cho gan mà bạn nên bổ sung hàng ngày
Trên đây là tất cả những thông tin bạn cần biết về tổn thương gan hậu Covid. Mong rằng thông qua bài biết bạn có thể tìm ra giải pháp khắc phục tổn thương gan phù hợp với bản thân mình. Đồng thời có các biện pháp bảo vệ lá gan khỏi các nguy cơ tổn thương hậu Covid.
Bạn có thể tham khảo một số sản phẩm giúp hỗ trợ phục hồi tồn thương gan hậu Covid và bồi bổ sức khỏe tại đây:
* DƯỠNG CAN BIDIPHAR - Giải Độc, Tăng Chức Năng Gan
* ALTAMIN - Thuốc Bổ, Giải Độc Gan
* Bidiplex - Multi Vitamin Tăng Cường Sức Khỏe
* HOKMINSENG - Viên Nhân Sâm, Lộc Nhung
* KINGDOMIN Multi - Viên Sủi Vitamin, Tăng Đề Kháng
* BIDIVIT AD - Bổ Sung Vitamin A, D
* LACBIOSYN - Men Vi Sinh Bổ Sung Lợi Khuẩn
Bidiphar: Chăm sóc sức khoẻ - Chia sẻ niềm vui
Website TMDT: www.bidipharshop.com
Shopee: https://shopee.vn/bidiphar
Email: bidipharshop@bidiphar.com
Hotline: 1800.888.677