Giỏ hàng

Chán Ăn Hậu Covid-19: Nguyên Nhân, Hậu Quả Và Cách Khắc Phục

1. Tại sao nhiều người gặp tình trạng chán ăn hậu Covid?

Trong đại dịch Covid-19 đã ghi nhận rất nhiều trường hợp các bệnh nhân đã điều trị khỏi bệnh nhưng vẫn gặp nhiều vấn đề về sức khỏe. Tình trạng này được gọi chung là các di chứng hậu Covid.

Các di chứng hậu Covid được ghi nhận nhiều nhất bao gồm: mệt mỏi, chán ăn, mất ngủ, suy giảm trí nhớ

Trong đó chán ăn hậu Covid là hiện tượng dễ nhận thấy và được ghi nhận khá nhiều. Vậy tại sao nhiều người lại gặp tình trạng chán ăn hậu Covid-19?

Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng đầy bụng, chán ăn hậu Covid, trong đó có hai nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng này. Đó là:

Thứ nhất, các tổn thương trên hệ tiêu hóa mà Covid-19 gây ra. Trước tiên chúng ta phải tìm hiểu các ảnh hưởng của Covid-19 lên đường tiêu hóa:

  • Thứ nhất virus Sars-CoV-2 xâm nhập vào đường tiêu hóa thông qua các thụ thể ACE2 trên bề mặt tế bào, gây mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột, làm tổn thương vi khuẩn có lợi.

  • Một số loại thuốc hỗ trợ điều trị Covid gây ra tác dụng phụ trên hệ tiêu hóa như thuốc kháng sinh, kháng viêm, giảm đau, corticoid… gây tổn thương niêm mạc đường tiêu hóa.

  • Các thụ thể ACE2 liên kết với virus nCoV gây ảnh hưởng đến vai trò hấp thu các axit amin có lợi cho cơ thể của thụ thể này. Từ đó làm giảm nguồn nguyên liệu cho hệ miễn dịch, giảm tác dụng bảo vệ đường tiêu hóa.

Virus Sars-CoV-2 có thể xâm nhập và gây tổn thương hệ tiêu hóa, gây mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột

Nguyên nhân thứ hai gây ra tình trạng chán ăn hậu Covid có thể là do gan, mật bị tổn thương theo cơ chế tương tự. Gan và mật là hai cơ quan tham gia mật thiết vào quá trình tiêu hóa và hấp thu thức ăn. Chúng có tác dụng tiết ra một số men tiêu hóa, sản xuất ra dịch tụy, dịch mật và tham gia điều hòa nồng độ insulin trong máu,

Do vậy các tổn thương trên hệ gan mật cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng chán ăn, mệt mỏi hậu Covid-19.

Vì thế để cải thiện tình trạng chán ăn, trước hết cần phải hỗ trợ phục hồi chức năng hệ tiêu hóa và chức năng gan mật. Khi đó tình trạng chán ăn hậu Covid sẽ được khắc phục. 

2. Chán ăn hậu Covid có phải một tình trạng phổ biến?

Theo thống kê từ nhiều nghiên cứu trên thế giới, đã ghi nhận trên bệnh nhân đang nhiễm và đã nhiễm Covid-19 có thấy, tỷ lệ bệnh nhân gặp các vấn đề về tiêu hóa có thể lên đến 79%, thậm chí có thể xuất hiện trước cả các triệu chứng đường hô hấp.

Theo một nghiên cứu khác, trong số các bệnh nhân nhập viện vì Covid-19 thì khoảng 25,6% có nguyên nhân do đường tiêu hóa. Trong đó người bị chán ăn chiếm tỷ lệ cao nhất, tiếp đến là tình trạng rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy hậu Covid...

Do đó có thể kết luận, chán ăn hậu Covid là một trong những triệu chứng thường gặp nhất sau giai đoạn nhiễm bệnh. Cùng với đó các triệu chứng mệt mỏi, hụt hơi, mất ngủ, suy giảm trí nhớ… là những vấn đề mà nhiều thường dễ gặp phải nhất. Nhiều trường hợp người bệnh có thể gặp gặp cùng lúc nhiều vấn đề kể trên.

3. Ai dễ bị chán ăn hậu Covid-19?

Tình trạng chán ăn hậu Covid có thể gặp ở bệnh kỳ đối tượng nào đã từng nhiễm bệnh, tuy nhiên đối với tình trạng này sẽ dễ gặp ở một số đối tượng sau:

  • Trẻ em nhiễm Covid-19 là đối tượng dễ bị tình trạng chán ăn hậu Covid

  • Người mắc Covid có triệu chứng nặng gây tổn thương nhiều cơ quan trong cơ thể.

  • Người gầy yếu hoặc có nhiều bệnh nền mạn tính

  • Người đã mắc các bệnh gan mật hoặc các bệnh đường tiêu hóa từ trước đó.

Đây là các nhóm đối tượng dễ bị ảnh hưởng bởi Covid-19 và hậu Covid, vì vậy các nhóm đối tượng này cần phải đặc biệt quan tâm chăm sóc.

Trẻ em là nhóm đối tượng dễ bị chán ăn hậu nhiễm Covid nhất

4. Hậu quả của chứng chán ăn hậu Covid

Chán ăn là biểu hiện thường gặp vì thế nhiều người chủ quan, không chú ý điều trị mà không thấy được những tác hại tiềm ẩn của chán ăn gây ra cho sức khỏe.

Những hậu quả của chứng chán ăn hậu Covid mà bạn cần phải biết, bao gồm:

  • Cơ thể luôn trong tình trạng mệt mỏi, uể oải

  • Các di chứng hậu Covid sẽ khó phục hồi hơn

  • Chán ăn lâu ngày sẽ khiến cơ thể suy kiệt, không có sức lực.

  • Hệ miễn dịch bị suy yếu làm tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh khác.

  • Cơ thể bị suy dinh dưỡng lâu ngày có thể gây ảnh hưởng đến nhiều cơ quan trong cơ thể.

  • Dẫn đến tâm trạng tiêu cực, căng thẳng, u uất…

Vì thế, ngay từ khi có các dấu hiệu chán ăn, ăn không ngon miệng, buồn nôn… chúng ta nên có biện pháp khắc phục để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe.

5. Cách giải quyết tình trạng hậu Covid bị chán ăn

Để hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của chán ăn hậu Covid đến sức khỏe, cách đơn giản nhất đó là điều chỉnh lại chế độ ăn uống, thói quen, lối sống.

Một số nguyên tắc trong điều trị chán ăn hậu Covid như sau:

5.1. Cân đối lại thói quen ăn uống

Thói quen ăn uống thay đổi trong mùa dịch cũng là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng chán ăn hậu Covid. Vì thế để tìm lại cảm giác thèm ăn, bạn cần phải cân đối lại chế độ ăn uống:

  • Chia nhỏ khẩu phần ăn trong ngày ra làm nhiều bữa: Thay vì chỉ ăn 3 bữa trong ngày, bạn có thể chia nhỏ lượng thức ăn thành 5-6 bữa/ngày. Điều này sẽ giúp bạn tránh bị ăn quá no trong một lần, giảm gánh nặng cho hệ tiêu hóa. Vì thế sẽ giảm cảm giác “sợ đồ ăn” mà vẫn cung cấp đủ chất dinh dưỡng.

  • Thêm nhiều loại gia vị cho bữa ăn: Các loại gia vị có tác dụng kích thích thị giác và khứu giác, từ đó kích thích cảm giác thèm ăn như quế, hồi, nghệ, tỏi, tiêu…

Một số loại gia vị giúp kích thích tiêu hóa, tăng cảm giác thèm ăn

  • Chế biến các món ăn mềm, dễ nuốt, dễ tiêu hóa: Cảm giác chán ăn hậu Covid sẽ khiến cơ giảm giảm tiết nước bọt khi ăn, tạo cảm giác khô miệng, khó nhai và nuốt thức ăn. Do đó các món ăn mềm, dễ nuốt sẽ là lựa chọn tối ưu trong thời điểm này.

  • Hạn chế các món ăn nhiều dầu mỡ: Các món ăn nhiều dầu mỡ vừa không tốt cho quá trình phục hồi cơ thể sau Covid-19, vừa khiến bạn cảm thấy ngấy và dễ lan cảm giác chán ăn sang các món ăn khác.

  • Thường xuyên thay đổi thực đơn: Cố gắng thay đổi các món ăn mỗi ngày để tránh đơn điệu, giúp bữa ăn trở nên phong phú, tạo cảm giác thèm ăn.

  • Ăn cùng bạn bè, người thân hoặc gia đình: Khi ăn cùng những người thân sẽ giúp bạn cải thiện tâm trạng, tinh thần thoải mái sẽ tăng cảm giác ngon miệng.

Những lưu ý này sẽ giúp bạn cải thiện phần nào triệu chứng chán ăn hậu Covid và giúp cơ thể nhanh chóng phục hồi hơn.

5.2. Tăng cường bổ sung các thực phẩm tốt cho sức khỏe

Sau quá trình chiến đấu với virus Sars-CoV-2, nhiều cơ quan trong cơ thể bị tổn thương gây ảnh hưởng đến nhiều chu trình sinh lý tự nhiên bên trong. Đây cũng là nguyên nhân khiến giai đoạn hậu Covid cơ thể luôn cảm thấy mệt mỏi, chán ăn và gây ra nhiều di chứng hậu Covid khác.

Do vậy, bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết, các loại thực phẩm tốt cho sức khỏe là điều tất yếu trong giai đoạn này. Vì thế nhiều người rất quan tâm đến vấn đề: “Hậu Covid-19 nên ăn gì và kiêng ăn gì để nhanh hồi phục?”.

Những loại thực phẩm bổ dưỡng, giúp tăng cường sức khỏe phải kể đến như các loại thực phẩm giàu vitamin C, D, E, B, giàu sắt, kẽm, canxi…

Ngoài thực phẩm, bạn có thể lựa chọn các một số loại dược liệu quý có công dụng bồi bổ sức khỏe, tăng cường sức đề kháng như nhân sâm và nhung hươu. Đây là hai trong số  “tứ đại danh dược Đông y” bao gồm: Sâm - Nhung - Quế - Phụ:

  • Nhân sâm: Là vị thuốc đại bổ, xa xưa chỉ được dùng cho vua chúa với cung dụng, bồi bổ cơ thể, tăng sức đề khác, làm chậm quá trình lão hóa và phòng tránh được nhiều bệnh như tim mạch, huyết áp, giảm trí nhớ…

  • Nhung hươu: Là phần sừng non của con hươu đực, có chứa rất nhiều thành phần tốt cho sức khỏe. Nhờ vậy mà nhung hươu trở thành vị thuốc quý với nhiều công dụng như bồi bổ cơ thể, tăng cường sức khỏe và hệ miễn dịch, làm chậm sự lão hóa, cải thiện chức năng sinh lý…

Do đó không phải ngẫu nhiên mà nhân sâm và nhung hươu trở thành những vị thuốc hàng đầu và chỉ dành cho những vị vua chúa thời xưa. Ngày nay kinh tế phát triển, việc sử dụng nhân sâm, nhung hươu không còn khó khăn như trước. Tuy nhiên không phải ai cũng có thể mua được nhân sâm và nhung hươu đảm bảo chất lượng và giữ nguyên thành phần hoạt chất.

Hokminseng với thành phần chủ yếu là cao nhân sâm, nhung hươu và vitamin khoáng chất cần thiết hỗ trợ cơ thể hồi phục trong giai đoạn hậu Covid

5.3. Điều trị nguyên nhân gây chán ăn hậu Covid

Như đã trình bày ở phần trên, nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng chán ăn, mệt mỏi hậu Covid có thể là do gan, mật và hệ tiêu hóa bị tổn thương.

Vì thế tăng cường hồi phục chức năng các cơ quan này sẽ giúp cải thiện tình trạng chán ăn hậu Covid.

Để khắc phục tình trạng này có rất nhiều cách, trong đó sử dụng các sản sản phẩm hỗ trợ chức năng gan và điều trị các bệnh lý dạ dày, cân bằng vệ men vi sinh đường ruột là cách được nhiều người lựa chọn.

Tóm lại chán ăn hậu Covid không phải là bệnh lý nguy hiểm nhưng nếu không có biện pháp khắc phục, nó sẽ gây ra nhiều tác hại đến sức khỏe. Có rất nhiều cách giải quyết tình trạng này, từ thay đổi thói quen, lối sống cho đến sử dụng các sản phẩm hỗ trợ. Mong rằng qua bài viết này bạn đã tìm được cách cải thiện triệu chứng chán ăn phù hợp nhất với bản thân mình.

Dưới đây là một số sản phẩm hỗ trợ cải thiện triệu chứng chán ăn và tăng cường sức khỏe hậu Covid:

NHẤT VỊ LINH BIDIPHAR - Viên Dạ Dày

LACBIOSYN - Men Vi Sinh Bổ Sung Lợi Khuẩn

PHOSPHA GASPAIN - Thuốc Trung Hòa Acid Dạ Dày

DƯỠNG CAN BIDIPHAR - Giải Độc, Tăng Chức Năng Gan

Bidiplex - Multi Vitamin Tăng Cường Sức Khỏe

HOKMINSENG - Viên Nhân Sâm, Lộc Nhung

BIFERON - Viên Sắt Bổ Máu

KINGDOMIN Multi - Viên Sủi Vitamin, Tăng Đề Kháng

BIDIVIT AD - Bổ Sung Vitamin A, D

 

 

Bidiphar: Chăm sóc sức khoẻ - Chia sẻ niềm vui

Website TMDT: www.bidipharshop.com

Shopee: https://shopee.vn/bidiphar

Email: bidipharshop@bidiphar.com

Hotline: 1800.888.677

 

Sản phẩm đã xem

Zalo