Cách Cải Thiện Rối Loạn Tiêu Hóa Hậu Covid-19
Sau nhiễm Covid-19, nhiều người gặp phải tình trạng rối loạn tiêu hóa như chán ăn, đầy bụng, khó tiêu...
1. Cách virus Sars-CoV-2 xâm nhập vào đường tiêu hóa
Như nhiều người đã biết, virus Sars-CoV-2 xâm nhập vào cơ thể thông qua mắt, mũi, miệng. Sau khi vào cơ thể, chúng sẽ gắn kết với thụ cảm thể angiotensin 2 (ACE2), mà thụ cảm thể này có mặt ở khắp nơi trong cơ thể.
Thông qua thụ thể này,virus xâm nhập vào tế bào và biến nó thành một “nhà máy” để tạo ra hàng loạt bản sao của chính nó. Từ đó chúng nhân lên và gây ra bệnh Covid-19.
Vì ACE2 xuất hiện khắp nơi trong cơ thể, nên virus có thể tấn công vào đa phủ tạng và bám dính vào các cơ quan đó.
Trong đó, hệ tiêu hóa là nơi tập trung rất nhiều thụ thể ACE2 từ các ống tiêu hóa cho đến gan, mật. Do vậy virus Sars-CoV-2 rất dễ xâm nhập và tấn công đường tiêu hóa, để lại nhiều di chứng hậu Covid trên cơ quan này.
Cơ chế xâm nhập vào tế bào của virus Sars-CoV-2 thông qua thụ cảm thể ACE2
2. Covid-19 gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa như thế nào?
Khi xâm nhập vào cơ thể, virus Sars-CoV-2 có thể gây tổn thương ở bất kỳ cơ quan nào không chỉ có các cơ quan hô hấp.
Theo nhiều nghiên cứu ghi nhận trên bệnh nhân đang nhiễm và đã nhiễm Covid cho thấy, tỷ lệ bệnh nhân gặp các triệu chứng rối loạn tiêu hóa có thể lên đến 79% và thường xuất hiện trước các triệu chứng đường hô hấp.
Các ảnh hưởng của Covid-19 lên hệ tiêu hóa bao gồm:
Virus nCoV xâm nhập vào đường tiêu hóa theo cơ chế ACE2, do đó sau khi điều trị khỏi, người bệnh sẽ bị rối loạn hệ vi khuẩn đường ruột. Đây là tổn thương đường tiêu hóa hậu Covid thường gặp nhất. Hậu quả là các triệu chứng đầy bụng, chán ăn, táo bón, tiêu chảy…
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, các thuốc sử dụng trong quá trình điều trị Covid-19 như: kháng sinh, kháng viêm, giảm đau, kháng virus… đã làm tổn thương niêm mạc đường tiêu hóa và mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột.
Ngoài ra virus gắn kết với ACE2 sẽ làm giảm hấp thu các acid amin có lợi - vai trò chính của thụ thể này khi chưa liên kết với virus. Từ đó làm giảm nguồn nguyên liệu cho hệ miễn dịch, giảm hàng rào kháng khuẩn của đường tiêu hóa, dẫn đến loạn khuẩn đường tiêu hóa.
Tỷ lệ hệ vi sinh vật trong đường tiêu hóa khi cơ thể khỏe mạnh
3. Các triệu chứng rối loạn tiêu hóa hậu Covid
Các triệu chứng rối loạn đường tiêu hóa hậu Covid thường xuyên được ghi nhận bao gồm:
Cảm giác buồn nôn và nôn
Hậu Covid bị chán ăn, ăn không ngon, luôn bị đầy bụng, khó tiêu hóa thức ăn.
Hội chứng ruột kích thích và rối loạn hệ vi khuẩn đường ruột.
Tình trạng viêm loét dạ dày hậu nhiễm Covid.
Các triệu chứng này có thể xuất hiện ở tất cả các mức độ bệnh Covid-19 từ nhẹ cho đến nặng. Mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng rối loạn đường tiêu hóa hậu Covid trên từng bệnh nhân sẽ khác nhau.
Tất cả các di chứng hậu Covid bao gồm cả các triệu chứng rối loạn đường tiêu hóa đều ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.
4. Hậu Covid bị rối loạn tiêu hóa cần làm gì?
Đối với từng triệu chứng rối loạn tiêu hóa hậu Covid cụ thể, bác sĩ sẽ có các phương pháp điều trị chi tiết trên từng người bệnh. Dưới đây là một số phương pháp cải thiện tình trạng rối loạn tiêu hóa hậu Covid mà bạn có thể tham khảo:
4.1. Cách khắc phục tình trạng rối loạn tiêu hóa không dùng thuốc
Các triệu chứng rối loạn tiêu hóa hậu Covid như chán ăn, mệt mỏi, buồn nôn sẽ được cải thiện dần theo thời gian. Thế nhưng tình trạng này khiến người bệnh bị giảm khả năng tiêu hóa và chuyển thức ăn thành năng lượng. Đây có thể là nguyên do khiến thời gian phục hồi hậu Covid bị kéo dài.
Để tình trạng rối loạn tiêu hóa hậu Covid được cải thiện nhanh hơn, bạn có thể áp dụng một số biện pháp sau:
Thứ nhất, xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh, cải thiện sức khỏe hệ tiêu hóa:
Tăng cường bổ sung rau xanh, trái cây tươi, ngũ cốc nguyên hạt.
Lựa chọn các loại thực phẩm có chứa nhiều vitamin C, D, B12, sắt, canxi…
Hạn chế ăn quá nhiều thực phẩm nhiều dầu mỡ, nhiều đường và nhiều muối, các món ăn dễ gây kích thích đường tiêu hóa, ví dụ như các món ăn có mùi, món ăn chua, cay, nóng…
Ưu tiên các món ăn dễ tiêu hóa, chế biến đơn giản như cháo, súp, các món hấp hoặc luộc.
Uống đủ nước mỗi ngày, tốt nhất là khoảng 2 lít nước, chủ yếu là nước lọc. Mỗi ngày có thể uống từ 1-2 ly nước ép trái cây, rau củ. Đồng thời tránh các loại nước dễ gây kích thích đường tiêu hóa như cà phê, bia, rượu, nước có gas…
XEM THÊM: Hậu Covid nên ăn gì để tăng cường sức khỏe?
Thứ hai, từ bỏ các thói quen sinh hoạt không tốt cho đường tiêu hóa. Những thói quen xấu không chỉ khiến tình trạng rối loạn tiêu hóa hậu Covid trở nên trầm trọng hơn mà còn là nguyên nhân âm thầm hủy hoại sức khỏe.
Tránh xa căng thẳng, stress: Đây là tình trạng thường gặp ở nhiều người giai đoạn hậu Covid. Khi đó, cơ thể sẽ có cơ chế ưu tiên hoạt động của hệ thần kinh, tuần hoàn và nội tiết, do đó các hoạt động hệ tiêu hóa sẽ bị chậm lại, gây rối loạn tiêu hóa.
Từ bỏ thói quen hút thuốc là và tránh xa khói thuốc lá: Thuốc là là nguyên nhân làm tăng gấp đôi nguy cơ trào ngược dạ dày thực quản và nguy cơ gây ung thư đường tiêu hóa.
Hạn chế uống rượu bia: Uống quá nhiều rượu khiến axit trong dạ dày tăng cường sản xuất, dẫn đến nguy cơ xuất huyết đường tiêu hóa, viêm ruột và tổn thương vi khuẩn có lợi trong ruột.
Không nên ăn khuya: Các chuyên gia vẫn thường xuyên cảnh báo về tác hại của việc ăn khuya như gây khó tiêu, đầy bụng, ợ nóng, tăng cân và béo phì.
Các món ăn mềm, ẩm dễ nuốt, dễ tiêu hóa là lựa chọn phù hợp khi bị rối loạn tiêu hóa hậu Covid
Thứ ba, tạo thói quen tập luyện thể dục, thể thao lành mạnh, thường xuyên là một trong những cách tốt nhất để cải thiện sức khỏe hệ tiêu hóa mà không cần uống thuốc. Việc duy trì thói quen tập luyện thể dục thể thao không chỉ giúp thức ăn di chuyển qua ống tiêu hóa tốt hơn, mà còn giúp cơ thể sản sinh chất kháng viêm và giảm nhẹ các triệu chứng viêm ruột.
Lưu ý không nên vận động mạnh ngay sau khi ăn no, bạn có thể đi dạo nhẹ nhàng sau bữa ăn 30 phút đến 1 tiếng để thức ăn tiêu hóa tốt hơn.
4.2. Sản phẩm hỗ trợ cải thiện rối loạn tiêu hóa hậu Covid
Đối với nhiều trường hợp người bệnh bị rối loạn tiêu hóa cấp tính như đau bụng, viêm loét dạ dày hậu Covid thì người bệnh cần được thăm khám và dùng thuốc điều trị theo chỉ định của bác sĩ.
Một số sản phẩm hỗ trợ cải thiện tình trạng rối loạn tiêu hóa hậu Covid mà bạn có thể tham khảo bao gồm:
Men vi sinh đường ruột: Vì mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột là tình trạng xuất hiện phổ biến nhất sau nhiễm Covid. Hệ lợi khuẩn đường ruột bị tổn thương dẫn đến đầy bụng, khó tiêu, ợ hơi, ợ chua… Vì thế sử dụng các sản phẩm bổ sung men vi sinh sẽ giúp bổ sung lợi khuẩn cho hệ tiêu hóa.
Thuốc giảm đau dạ dày: Đau dạ dày có thể là triệu chứng hậu Covid thường gặp, khi đó bạn cần phải sử dụng các loại thuốc điều trị bệnh đau dạ dày như thuốc giảm tiết acid, thuốc trung hòa dịch vị…
Các sản phẩm hỗ trợ cải thiện chức năng gan, mật: Vì gan mật là 2 cơ quan gắn bó mật thiết với hệ tiêu hóa và cũng là cơ quan dễ bị tổn thương do Covid-19. Vì vậy sử dụng các sản phẩm hỗ trợ tăng cường chức năng gan cũng là cách giúp bạn vừa cải thiện tế bào gan vừa cải thiện được tình trạng rối loạn tiêu hóa hậu Covid.
Nhất Vị Linh là sản phẩm chiết xuất từ 100% cao chè dây - thảo dược hàng đầu trong điều trị bệnh đau dạ dày, cải thiện tình trạng đầy hơi, khó tiêu
Trên đây là tất cả những gì bạn cần biết về tình trạng rối loạn tiêu hóa hậu Covid. Mong rằng qua bài viết bạn có thể có được cái nhìn tổng quan nhất về các triệu chứng hậu đường tiêu hóa sau quá trình điều trị Covid.
Bạn có thể tham khảo một số sản phẩm giúp khắc phục tình trạng rối loạn tiêu hóa, chán ăn, mệt mỏi hậu Covid tại đây:
* NHẤT VỊ LINH BIDIPHAR - Viên Dạ Dày
* LACBIOSYN - Men Vi Sinh Bổ Sung Lợi Khuẩn
* PHOSPHA GASPAIN - Thuốc Trung Hòa Acid Dạ Dày
* DƯỠNG CAN BIDIPHAR - Giải Độc, Tăng Chức Năng Gan
* Bidiplex - Multi Vitamin Tăng Cường Sức Khỏe
* HOKMINSENG - Viên Nhân Sâm, Lộc Nhung
* BIFERON - Viên Sắt Bổ Máu
* KINGDOMIN Multi - Viên Sủi Vitamin, Tăng Đề Kháng
* BIDIVIT AD - Bổ Sung Vitamin A, D
Bidiphar: Chăm sóc sức khoẻ - Chia sẻ niềm vui
Website TMDT: www.bidipharshop.com
Shopee: https://shopee.vn/bidiphar
Email: bidipharshop@bidiphar.com
Hotline: 1800.888.677