Người Bị Bệnh Gan Mắc Covid-19 Có Nguy Hiểm Không?
Gan là cơ quan phải chịu nhiều tổn thương khi Covid xâm nhập và tấn công vào cơ thể
1. Covid-19 gây tổn thương gan như thế nào?
Gan là một cơ quan vô cùng quan trọng đối với sức khỏe và tính mạng con người. Khi virus Sars-CoV-2 xâm nhập và tấn công vào cơ thể, chúng sẽ có xu hướng gắn kết với bề mặt các tế bào có thụ cảm thể angiotensin 2 (ACE2).
Thụ thể này thường hiện diện ở các tế bào biểu gan và tế bào ống mật. Vì thế gan chắc chắn sẽ là mục tiêu tấn công của Covid-19 nếu chúng có cơ hội xâm nhập vào cơ thể.
Theo thống kê trên các bệnh nhân phải nhập viện do mắc Covid-19, có nhiều trường hợp xuất hiện tình trạng men gan tăng cao. Trong đó 2 chỉ số men gan quan trọng là ALT và AST được ghi nhận tăng khoảng từ 14-83% số trường hợp nhập viện. Cùng với đó là các chỉ số men gan khác cũng được ghi nhận là phosphatase kiềm, gamma glutamyl transferase (GGT) và bilirubin toàn phần .
Tăng men gan là tình trạng phản ánh tế bào gan đang bị tổn thương, men gan tăng càng cao nghĩa là tế bào gan tổn thương càng nghiêm trọng.
Tế bào gan bị tổn thương không chỉ vì sự tấn công trực tiếp của virus corona, mà còn do phản ứng chống lại virus của hệ thống miễn dịch và do các thuốc điều trị Covid có thể gây độc cho gan.
Vì những lý do kể trên mà bệnh nhân có sẵn bệnh lý về gan sẽ có nguy cơ gặp biến chứng nặng khi nhiễm Covid-19 cao hơn những người không có bệnh lý gan, mật. Vậy điều gì sẽ xảy ra khi người mắc bệnh gan nhiễm Covid-19?
2. Mối liên hệ giữa bệnh gan và Covid-19
Bởi vì những tổn thương mà virus Sars-CoV-2 gây ra cho gan khiến nhiều người đang gặp vấn đề về gan mật hết sức lo lắng. Nếu Covid-19 tấn công vào lá gan đang phải chịu những tổn thương sẵn có do bệnh tật, điều gì sẽ xảy ra với họ?
Một số mối quan hệ giữa từng bệnh gan cụ thể với Covid-19 sẽ được phân tích rõ ràng.
2.1. Người bị viêm gan nhiễm Covid-19
Cho đến nay, vẫn chưa có đầy đủ các nghiên cứu về sự ảnh hưởng của Covid-19 trên bệnh nhân viêm gan. Tuy nhiên nguy cơ biến chứng nặng trên các bệnh nhân này vẫn được ghi nhận liên tục. Không những thế, người mắc bệnh viêm gan có thể có khả năng dễ bị lây nhiễm Covid hơn người khỏe mạnh.
Viêm gan B và viêm gan C là hai dạng viêm gan chủ yếu ở Việt Nam
Vì vậy chúng ta không nên chủ quan, coi thường dịch bệnh, dù trong giai đoạn này phần lớn dịch đã được kiểm soát.
Người mắc bệnh viêm gan cần chủ động bảo vệ bản thân trong mùa dịch bằng cách:
Tiếp tục duy trì uống thuốc điều trị viêm gan, không tự ý thay đổi liệu trình khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ.
Thực hiện đầy đủ các công tác phòng chống dịch bệnh theo hướng dẫn của Bộ Y tế như thông điệp 5K, tiêm phòng đầy đủ vaccine phòng Covid-19.
Liên hệ với cơ sở y tế khi có các dấu hiệu nhiễm bệnh và trình bày tình trạng bệnh nền của bản thân để bác sĩ nắm rõ tình hình.
2.2. Covid-19 tấn công người bị xơ gan như thế nào?
Xơ gan là tình trạng các tế bào gan bị tổn thương không hồi phục và chuyển thành các tổ chức xơ hóa không có khả năng thực hiện các chức năng vốn có của gan.
Một nghiên cứu trên 745 bệnh nhân xơ gan nhiễm Covid-19 từ 29 quốc gia trên thế giới cho thấy có 150 người đã tử vong chiếm 20%. Nguyên nhân chính gây tử vong ở các bệnh nhân này là tình trạng tổn thương phổi. Phát hiện này cho thấy xơ gan có thể làm tăng nguy cơ tổn thương phổi do nhiễm Covid-19.
Ở những bệnh nhân bị xơ gan mất bù nghiêm trọng, chức năng miễn dịch bị rối loạn làm giảm khả năng chống chọi với virus khi chúng xâm nhập.
Bên cạnh đó, ở những bệnh nhân xơ gan chức năng gan không được đảm bảo vì thế khả năng chuyển hóa thuốc, cũng như đào thải độc tố bị suy giảm. Đây cũng có thể là nguyên nhân khiến bệnh nhân xơ gan dễ gặp biến chứng nặng do nhiễm Covid-19.
2.3. Người mắc bệnh gan nhiễm mỡ sẽ ra sao khi nhiễm Covid-19?
Bản thân bệnh gan nhiễm mỡ có liên quan chặt chẽ đến các bệnh lý chuyển hóa khác như béo phì, tiểu đường, cao huyết áp… Đây cũng là những yếu tố nguy cơ gây biến chứng nặng và tử vong trên bệnh nhân Covid-19.
Vì thế đối với những bệnh nhân gan nhiễm mỡ mắc kèm nhiều bệnh nền khác, đặc biệt là bệnh nhân cao tuổi cần phải hết sức thận trọng trong mùa dịch hiện nay. Đồng thời phải tuân thủ đầy đủ hướng dẫn điều trị của bác sĩ chuyên khoa, giúp cải thiện tình trạng bệnh và tăng cường sức khỏe, phòng chống Covid-19 lây nhiễm.
2.4. Bệnh nhân ung thư gan mắc Covid-19
Ung thư gan là loại ung thư phổ biến thứ 6 trên thế giới và cũng là loại ung thư phải chịu ảnh hưởng nhiều từ đại dịch Covid-19.
Bệnh nhân ung thư gan đã có sức đề kháng rất yếu, nên không có khả năng chống trả khi Covid-19 tấn công
Theo thống kê từ một nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ tử vong trên bệnh nhân ung thư gan nhiễm Covid-19 phải thở máy chiếm đến 39%. Trong khi đó tỷ lệ tử vong trên người khỏe mạnh nhiễm Covid phải can thiệp thở máy chỉ chiếm 8%.
Vì thế các tổn thương gan và bệnh lý mạn tính về gan có liên quan mật thiết đến mức độ nghiêm trọng và tỷ lệ tử vong của Covid-19. Vì hệ miễn dịch của những người mắc bệnh gan đặc biệt suy yếu hơn các bệnh truyền nhiễm khác.
Ngoài ra những người khỏe mạnh mắc Covid cũng có nguy cơ bị tổn thương gan như đã trình bày ở trên. Do đó hãy chủ động phòng chống dịch bệnh và bảo vệ sức khỏe gan mật ngay từ bây giờ.
3. Điều trị Covid cho người mắc bệnh gan mạn tính có gì khác?
Đa phần các bệnh nhân cao tuổi mắc bệnh mạn tính, người có sức khỏe yếu, người đang mắc bệnh nền trong đó có các bệnh lý gan mật nên được đưa đến các cơ sở y tế điều trị khi họ bị nhiễm Covid-19.
Dưới đây là một số lưu ý khi điều trị Covid cho người mắc bệnh gan mạn tính:
3.1. Hướng dẫn dùng thuốc hạ sốt cho người bị bệnh gan bị Covid
Sốt là một trong những triệu chứng thường gặp nhất trên bệnh nhân nhiễm virus. Khi bị sốt đa phần chúng ta đều dùng thuốc hạ sốt, tuy nhiên đối với người bị bệnh gan khả năng chuyển hóa và thải trừ độc tố bị suy giảm. Do đó khi sử dụng thuốc hạ sốt người bệnh cần phải lưu ý một số điểm sau:
Ưu tiên các phương pháp hạ sốt không dùng thuốc như lau chườm người bằng khăn ấm, mặc quần áo mỏng nhẹ, thoáng mát, bù đủ nước và điện giải khi bị sốt.
Chỉ sử dụng thuốc hạ sốt khi thân nhiệt cao hơn 38,5 độ C. Vì chỉ khi sốt trên 38,5 độ C mới gây ra những ảnh hưởng bất lợi cho cơ thể như mất nước, tình trạng rối loạn điện giải, hoặc co giật… Khi đó các biện pháp hỗ trợ không có tác dụng, bệnh nhân cần bắt buộc phải dùng thuốc hạ sốt.
Thuốc hạ sốt paracetamol là thuốc hạ sốt đầu tay, tuy nhiên đối với bệnh nhân bị suy giảm chức năng gan nặng cần phải cân nhắc giảm liều. Bệnh nhân mắc bệnh gan chỉ nên sử dụng khoảng 2000mg paracetamol/ngày (người bình thường có thể dùng đến 4000mg/ngày). Khoảng cách giữa các lần uống thuốc phải cách nhau từ 4-6 tiếng.
Người bị bệnh gan nặng cần thận trọng khi sử dụng thuốc giảm đau, hạ sốt
Ngoài paracetamol, khi bị sốt do Covid-19 người mắc bệnh gan có thể sử dụng các loại thuốc giảm đau hạ sốt nhóm NSAID khác như ibuprofen, natri diclofenac… Tuy nhiên trước khi sử dụng người bệnh cần phải tham khảo liều dùng và cách dùng từ bác sĩ chuyên khoa.
3.2. Người mắc bệnh gan bị Covid-19 có uống thuốc kháng virus được không?
Covid-19 là một do virus gây ra, vì vậy sử dụng các loại thuốc kháng virus trong điều trị Covid là điều dễ hiểu. Tuy nhiên, đa phần các thuốc kháng virus đều gây ra tác dụng phụ là gây ảnh hưởng đến chức năng gan. Đây là lý do mà nhiều người mắc bệnh gan nhiễm Covid băn khoăn khi uống thuốc điều trị.
Trong số các loại thuốc kháng virus được sử dụng trong điều trị Covid-19 thì Monulpiravir là loại thuốc được nhiều người biết đến nhất.
Hiện nay theo khuyến cáo của FDA Hoa Kỳ, Monulpiravir không chống chỉ định cho người mắc bệnh gan mà chỉ chống chỉ định cho phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú và những người dị ứng với thành phần của thuốc.
Tuy vậy, Bộ Y tế nước ta vẫn đưa ra khuyến cáo cần thận trọng khi dùng Monulpiravir cho bệnh nhân mắc bệnh gan thận nặng.
Do đó, khi bệnh gan nhiễm Covid bạn vẫn có thể dùng thuốc kháng virus để phòng ngừa biến chứng nặng, tuy nhiên cần sử dụng dưới sự giám sát của bác sĩ hoặc nhân viên y tế. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc về sử dụng một cách bừa bãi.
Monulpiravir là loại thuốc kháng virus được dùng phổ biến trong điều trị Covid-19
4. Biến chứng hậu Covid trên người bị bệnh gan
Hiện nay vẫn còn khá ít các nghiên cứu về biến chứng hậu Covid trên người mắc bệnh gan. Bên cạnh các di chứng hậu Covid thường gặp như tổn thương phổi, di chứng trên hệ thần kinh, xương khớp… thì một trong những vấn đề nhiều người lo lắng đó là Covid-19 có thể ảnh hưởng đến sự tiến triển của bệnh gan.
Những lo lắng này có cơ sở khi tế bào gan là một trong những mục tiêu tấn công của virus Sars-CoV-2. Điều này có nghĩa chúng có khả năng để lại các di chứng tổn thương trên gan, mức độ tổn thương sẽ phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của triệu chứng.
Thời gian kéo dài các tổn thương trên gan hậu Covid là bao lâu thì vẫn chưa có đủ dữ liệu nghiên cứu để đưa ra kết luận chính thức.
Vì thế dù đã vượt qua Covid-19, bạn cũng không nên chủ quan với các biến chứng mà nó để lại, đặc biệt là những người đã có tổn thương gan trước đó.
5. Cách bảo vệ gan khi bị Covid-19 tấn công
Để bảo vệ gan trước sự tấn công của Covid-19, mỗi chúng ta cần chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa và nâng cao sức khỏe tổng thể nói chung, sức khỏe gan mật nói riêng. Một số biện pháp bảo vệ sức khỏe cho người mắc bệnh gan trong mùa dịch bao gồm:
Tăng cường sức khỏe tổng thể bằng cách xây dựng lối sống khoa học như ăn ngủ điều độ đúng giờ, thường xuyên tập luyện thể dục, thể thao, bổ sung chất xơ, vitamin qua khẩu phần ăn.
Tránh các chất có hại cho gan như rượu bia, chất kích thuốc, thức ăn quá nhiều dầu mỡ, muối…
Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày, nhất là trong giai đoạn điều trị Covid-19.
Tham khảo một số loại thảo dược bổ gan, tăng cường chức năng gan như cà gai leo, mật nhân…
Các tác nhân gây hại cho gan mà chúng ta nên chủ động tránh xa
Trên đây là tất cả những thông tin bạn cần biết về người mắc bệnh gan bị Covid-19, cũng như cách điều trị an toàn và hiệu quả khi nhiễm bệnh. Hy vọng bài viết đã đem lại nhiều thông tin hữu ích cho những người đang gặp vấn đề về bệnh gan.
Bạn có thể tham khảo một số sản phẩm hỗ trợ cho người mắc bệnh gan trong mùa dịch tại đây:
* DƯỠNG CAN BIDIPHAR - Giải Độc, Tăng Chức Năng Gan
* ALTAMIN - Thuốc Bổ, Giải Độc Gan
* Bidiplex - Multi Vitamin Tăng Cường Sức Khỏe
* HOKMINSENG - Viên Nhân Sâm, Lộc Nhung
* KINGDOMIN Multi - Viên Sủi Vitamin, Tăng Đề Kháng
* BIDIVIT AD - Bổ Sung Vitamin A, D
Bidiphar: Chăm sóc sức khoẻ - Chia sẻ niềm vui
Website TMDT: www.bidipharshop.com
Shopee: https://shopee.vn/bidiphar
Email: bidipharshop@bidiphar.com
Hotline: 1800.888.677