Giỏ hàng

Người Tiểu Đường Ăn Được Thịt Gì Và Không Nên Ăn Thịt Gì?

 

Thịt là nguồn cung cấp đạm quan trọng cho cơ thể

1. Người tiểu đường được ăn thịt gì? 

Thịt là nguồn thực phẩm cung cấp chất đạm (protein) dồi dào - thành phần không thể thiếu trong cơ thể. Ngoài ra các loại thịt còn chứa nhiều loại khoáng chất, vitamin nhóm B cần thiết cho cơ thể. Tuy nhiên đối với bệnh nhân tiểu đường, cần phải kiêng khem trong khẩu phần ăn thì có được ăn thịt không?

Dưới đây là một số loại thịt mà bệnh nhân tiểu đường có thể ăn mà không gây tăng đường huyết quá nhiều:

Xem thêm: NGƯỜI BỆNH TIỂU ĐƯỜNG ĂN GÌ THAY CƠM TRẮNG ĐỂ ĐƯỜNG HUYẾT KHÔNG TĂNG?

1.1. Thịt cá

Thịt cá là đáp án phù hợp cho câu hỏi “người tiểu đường ăn được thịt gì?”. Vì thịt cá không chỉ thơm ngon, giàu chất dinh dưỡng mà còn là loại thịt giàu đạm, ít chất béo, đồng thời rất giàu acid béo không no tốt cho cơ thể.

Các chất này có khả năng phòng ngừa các bệnh lý tim mạch và mạch máu não, có lợi cho việc kiểm soát đường huyết và ngăn ngừa biến chứng tim mạch do tiểu đường.

Tuy nhiên, bệnh nhân tiểu đường khi ăn cá nên chọn những loại cá biển vì có hàm lượng omega-3 dồi dào, giúp tăng tính nhạy cảm của insulin. Những loại cá sông, suối dù không chứa quá nhiều omega-3 nhưng vẫn là nguồn thực phẩm phù hợp để thêm vào thực đơn của bệnh nhân tiểu đường.

Chú ý cần lựa chọn cá tươi, không nên ăn cá đã qua tẩm ướp nhiều loại gia vị, đồng thời khi chế biến cho người bệnh tiểu đường nên lựa chọn các phương pháp luộc, hấp, hạn chế chiên, rán hoặc nướng…

Chế biến món ăn cho người bệnh tiểu đường nên ưu tiên phương pháp hấp, luộc

1.2. Thịt gia cầm đã loại bỏ da

Thịt gia cầm ví dụ như thịt gà, thịt vịt, thịt ngan, ngỗng… đều là những loại thịt phù hợp với bệnh nhân tiểu đường. Vì đây là nhóm thịt chứa hàm lượng chất béo không no dồi dào tốt cho sức khỏe.

Vì thế các món làm từ thịt gia cầm đã loại bỏ phần da và mỡ dưới da là đáp án phù hợp cho câu hỏi người tiểu đường ăn được thịt gì.

Trong đó, ức gà là một loại thịt giàu protein, ít chất béo nên là món ăn được nhiều người bệnh tiểu đường lựa chọn vừa không gây ảnh hưởng đáng kể đến lượng đường trong máu, vừa giúp kiểm soát cân nặng. 

Lưu ý, khi chế biến các loại thịt gia cầm cho người bệnh tiểu đường cần loại bỏ lớp mỡ dưới da và lựa chọn các phương pháp nấu ăn như hấp, luộc, hầm thay vì chiên, xào nhiều dầu mỡ.

Hai đáp án cho câu hỏi tiểu đường nên ăn thịt gì đã giúp bạn có thêm gợi ý khi lên thực đơn cho bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường.

Xem thêm: NGƯỜI MẮC BỆNH TIỂU ĐƯỜNG NÊN ĂN TRÁI CÂY GÌ ĐỂ HẠ ĐƯỜNG HUYẾT?

Ức gà là một loại thực phẩm phù hợp với người bệnh tiểu đường

2. Bệnh nhân tiểu đường ăn thịt bò được không?

Bên cạnh các loại thịt mà bệnh nhân tiểu đường nên ăn, nhiều người còn thắc mắc không biết bị tiểu đường có ăn được thịt bò không? Bởi vì đây là loại thịt chứa hàm lượng chất dinh dưỡng cao và là nguồn thực phẩm được nhiều người ưa thích.

Theo nghiên cứu, thịt bò chứa một hàm lượng protein dồi dào, cùng các khoáng chất và vitamin thiết yếu giúp nâng cao sức khỏe cho người bệnh tiểu đường.

Tuy nhiên, bệnh nhân tiểu đường vẫn cần hạn chế lượng thịt bò trong chế độ ăn hàng ngày, vì nếu ăn quá thường xuyên sẽ gây ra một số ảnh hưởng xấu đến quá trình điều trị, cụ thể như sau:

  • Trong thịt bò có chứa hàm lượng chất béo bão hòa không tốt cho cơ thể, nếu ăn thường xuyên sẽ tăng nguy cơ béo phì ở người bị tiểu đường, dẫn đến khó kiểm soát đường huyết hơn.

  • Ăn nhiều thịt bò như thịt còn tăng nguy cơ mắc các biến chứng tiểu đường như tim mạch, cao huyết áp vì hàm lượng chất béo cao trong thịt bò sẽ làm tắc nghẽn mạch máu, xơ vữa động mạch.

  • Thịt bò là thực phẩm chứa nhiều natri, nên nếu nhiều thịt bò sẽ dễ dẫn đến dư thừa natri, làm cơ thể giữ nước để pha nồng độ natri trong máu. Điều này làm cho thể tích máu tăng lên, tạo áp lực cho mạch máu, gây cao huyết áp và kháng insulin.

Vậy người bệnh tiểu đường nên ăn thịt bò như thế nào? Theo các chuyên gia dinh dưỡng, bệnh nhân tiểu đường chỉ nên ăn khoảng 300 - 500g thịt đỏ/tuần (đã bao gồm thịt bò, thịt trâu, thịt dê…). Ngoài ra nên ăn xen kẽ với các loại thịt trắng phù hợp với bệnh nhân tiểu đường đã nêu trên.

Chú ý: Khi lựa chọn thịt bò cho người tiểu đường cần chọn phần thịt nạc thăn hoặc bắp để giảm lượng chất béo bão hòa.

Người bệnh tiểu đường vẫn có thể ăn thịt bò nhưng cần ăn với lượng vừa phải

3. Bị tiểu đường ăn thịt lợn được không?

Có thể nói thịt lợn là món ăn không thể thiếu trong bữa ăn của người Việt Nam. Vì thế khi được hỏi bị tiểu đường ăn được thịt gì, chắc hẳn nhiều người cũng sẽ thắc mắc bệnh nhân tiểu đường có ăn được thịt lợn không?

Thịt lợn rất giàu đạm, vitamin B12, sắt… đây đều là những chất dinh dưỡng cần thiết cho bệnh nhân tiểu đường. Vì thế, người bệnh vẫn có thể ăn được thịt lợn, nhưng cần ăn với lượng vừa phải để không gây ảnh hưởng đến đường huyết.

Do thịt lợn giống như thịt bò có chứa lượng đáng kể chất béo bão hòa, không có lợi cho quá trình điều trị bệnh tiểu đường.

Cách chế biến thịt lợn phù hợp với bệnh nhân tiểu đường bao gồm: Thịt lợn luộc hoặc thịt lợn hấp, thịt nạc nấu canh cải xanh, canh mướp đắng nhồi thịt…

Bệnh nhân tiểu đường khi ăn thịt lợn cần lựa chọn phần thịt nạc, ít mỡ

4. Mẹo cho người tiểu đường ăn thịt không ảnh hưởng sức khỏe

Dù đã biết đáp án của câu hỏi người tiểu đường ăn được thịt gì, người bệnh tiểu cũng cần phải quan tâm thêm đến việc ăn thịt sao cho không gây ảnh hưởng đến chỉ số đường huyết.

Dưới đây là những lưu ý trong chế độ ăn của người bệnh tiểu đường, nhất là ăn thịt sao cho không làm ảnh hưởng đến đường huyết:

  • Mỗi tuần người bệnh tiểu đường chỉ nên ăn khoảng 300-500g thịt đỏ, chủ yếu là thịt nạc. Có thể bổ sung nguồn đạm từ các loại thịt trắng và đạm động vật từ các loại đậu đỗ.

  • Trong bữa ăn nên ăn rau xanh trước khi bắt đầu ăn thịt và các món ăn chứa tinh bột khác. Vì chất xơ trong rau xanh sẽ làm chậm quá trình hấp thu đường vào máu, giúp đường máu không bị tăng đột ngột sau bữa ăn. Khẩu phần rau xanh trong mỗi bữa ăn cần chiếm khoảng 50%, ưu tiên ăn rau hấp, luộc hoặc salad…

  • Ăn đúng giờ, nhai chậm và không nên ăn quá no trong một bữa mà hãy chia nhỏ các bữa ăn trong ngày thành 4-5 bữa.

  • Thường xuyên vận động mỗi ngày với cường độ vừa sức, khoảng 30 phút/ngày và 5 ngày/tuần.

  • Hạn chế ăn các loại thịt đỏ vào buổi tối, vì chúng chứa nhiều sắt khiến gan phải hoạt động nhiều hơn.

  • Thường xuyên kiểm tra đường huyết tại nhà và định kỳ tại các cơ sở y tế để quản lý bệnh tiểu đường tốt nhất, cũng như phòng ngừa các biến chứng tiểu đường có thể xuất hiện.

Để không làm tăng đường huyết đột ngột, người bệnh nên ăn rau xanh trước khi ăn thịt và các loại tinh bột

Trên đây là các thông tin liên quan giúp bạn giải đáp thắc mắc người tiểu đường ăn được thịt gì. Có thể nói, bệnh nhân tiểu đường không cần kiêng tuyệt đối một loại thịt nào cả, nhưng cần ăn với lượng vừa phải, phù hợp với tình trạng bệnh của mình.

Kiểm soát đường huyết ổn định cần phải có sự phối hợp của nhiều yếu tố, bạn có thể tham khảo sử dụng thêm sản phẩm hỗ trợ kiểm soát đường huyết và phòng ngừa biến chứng tiểu đường được chiết xuất từ các thảo dược thiên nhiên dưới đây:

HEBAMIC - Viên Tiểu Đường

 

Bidiphar: Chăm sóc sức khoẻ - Chia sẻ niềm vui

Website TMDT: www.bidipharshop.com

Shopee: https://shopee.vn/bidiphar

Email: bidipharshop@bidiphar.com

Hotline: 1800.888.677

 

 

Sản phẩm đã xem

Zalo