Giỏ hàng

Ăn Nhiều Đồ Ngọt Có Bị Tiểu Đường Không? Cách Phòng Tránh Ra Sao?

Ăn đồ ngọt giúp giảm điều chỉnh tâm trạng, cải thiện cảm xúc, tăng cường năng lượng

1. Mối liên hệ giữa thực phẩm với lượng đường trong máu

Đồ ăn ngọt luôn là món ăn được nhiều người ưa thích vì khi ăn ngọt sẽ kích thích não bộ tiết ra endorphin và serotonin, là những hormone giúp điều chỉnh cảm xúc, cải thiện tâm trạng, giảm căng thẳng, stress. Vì thế ăn các món có vị ngọt là thói quen hằng ngày của hầu hết chúng ta.

Tuy nhiên lượng đường trong thực phẩm khi vào cơ thể sẽ chuyển hóa thành glucose trong máu, do đó lượng đường từ các loại thực phẩm nạp vào cơ thể hằng ngày có tác động trực tiếp đến lượng đường huyết.

  • Đường tự nhiên: Thực tế, trong tất cả các loại thực phẩm như sữa, rau củ, trái cây… đều chứa một lượng đường tự nhiên. 

  • Đường tinh luyện: Khi chế biến thức ăn hoặc các loại phẩm chế biến (nước ngọt có gas, bánh quy, nước sốt…) sẵn thường được điều chỉnh hương vị bằng đường tinh luyện.

Các nghiên cứu đã chứng minh sử dụng đường tinh luyện có liên quan đến một số vấn đề sức khỏe, vì vậy chuyên gia dinh dưỡng thường chỉ khuyến khích sử dụng đường tự nhiên có trong thực phẩm.

Các loại đường thường có trong chế biến thực phẩm

2. Ăn nhiều đồ ngọt có bị tiểu đường không?

Khi ăn đồ ngọt, đường từ thực phẩm được phân cắt và chuyển thành glucose và hấp thu vào máu. Sau bữa ăn, lượng glucose trong máu tăng đột ngột, tuyến tụy sẽ phải hoạt động tích cực để giải phóng insulin giúp tăng vận chuyển glucose từ máu vào tế bào và chuyển hóa thành năng lượng cho cơ thể.

Nhưng nếu ăn quá nhiều đồ ngọt, nhất là bánh kẹo, nước ngọt… khiến tuyến tụy luôn trong tình trạng hoạt động hết công suất, lâu ngày dẫn đến suy giảm chức năng - nguyên nhân dẫn tới bệnh tiểu đường.

Tuy nhiên, nếu như nói ăn nhiều đồ ngọt gây bệnh tiểu đường thì không hoàn toàn chính xác. Bởi vì, ăn nhiều đồ ngọt có bị tiểu đường hay không còn phụ thuộc vào cách sử dụng và khả năng tiêu thụ đường của cơ thể.

Do glucose là nguyên liệu chính tạo ra năng lượng cho cơ thể và cũng là nguồn “thức ăn” chính của não bộ. Người ăn nhiều đồ ngọt bị tiểu đường là do cơ thể ít vận động, chỉ có một phần glucose chuyển thành năng lượng, còn lại dự trữ trong máu với nồng độ cao.

Như vậy có thể kết luận: Ăn nhiều đồ ngọt không phải là nguyên nhân trực tiếp gây ra bệnh tiểu đường, nhưng nó là một yếu tố làm tăng nguy cơ tiến triển thành bệnh tiểu đường.

Vai trò của insulin trong chuyển hóa glucose

Câu hỏi ăn nhiều đồ ngọt có bị tiểu đường không cần được làm rõ như sau:

2.1. Ăn nhiều đồ ngọt không phải nguyên nhân tiểu đường tuýp 1

Một trong những yếu tố dùng để phân biệt tiểu đường tuýp 1 và 2 chính là nguyên nhân và cơ chế bệnh.

Bản chất của tiểu đường tuýp 1 thường không liên quan đến chế độ ăn uống mà là một dạng rối loạn khiến hệ miễn dịch tự tấn công và phá hủy tế bào tuyến tụy, gây thiếu hụt insulin nghiêm trọng.

2.2. Ăn nhiều đồ ngọt dễ gây bệnh tiểu đường tuýp 2

Khác với tiểu đường tuýp 1, bệnh tiểu đường tuýp hình thành do các yếu tố liên quan đến chế độ ăn uống, lối sống ít vận động dẫn đến thừa cân, béo phì. Theo thời gian sẽ dẫn đến tình trạng kháng insulin và suy tuyến tụy.

Do vậy, đáp án chính xác cho câu hỏi ăn nhiều đồ ngọt có bị tiểu đường không là ăn nhiều đồ ngọt không phải nguyên nhân gây bệnh tiểu đường trực tiếp, nhưng nếu thói quen này kéo dài sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 và các vấn đề khác về sức khỏe như tim mạch, cao huyết áp, béo phì, mỡ máu…

Xem thêm: CÁCH GIẢM CÂN CHO NGƯỜI TIỂU ĐƯỜNG AN TOÀN, HIỆU QUẢ

3. Tại sao bệnh nhân tiểu đường hay thèm đồ ngọt?

Không chỉ người mắc bệnh tiểu đường mà rất nhiều khỏe mạnh vẫn thường xuyên thèm đồ ngọt, nhất là khi mệt mỏi, thiếu năng lượng.

Tuy nhiên, đối với bệnh nhân tiểu đường thường hay thèm ăn các món ăn có vị ngọt hơn vì:

  • Thèm đồ ngọt khi lượng đường trong máu giảm thấp: Những người mắc bệnh tiểu đường thường bị tụt đường huyết xa bữa ăn và tăng đường huyết đột ngột sau bữa ăn. 

  • Bị ảnh hưởng từ thói quen ăn nhiều đồ ngọt trước đây: Các chuyên gia tin rằng, ăn đồ ngọt có tính gây nghiện, ăn càng nhiều đồ ngọt sẽ càng thèm.

  • Do tâm lý phải kiêng ăn đồ ngọt: Kiêng hoàn toàn đồ ngọt là một trong những sai lầm trong điều trị tiểu đường. Vì nó không chỉ tăng nguy cơ bị hạ đường huyết mà còn càng khiến người bệnh càng thèm ăn đồ ngọt hơn.

Bệnh nhân tiểu đường thường thèm ăn đồ ngọt khi lượng đường trong máu giảm

4. Bị tiểu đường có được ăn đồ ngọt nữa không?

Như đã trình ở trên, người mắc bệnh tiểu không có nghĩa phải từ bỏ hoàn toàn sở thích ăn đồ ngọt.

Tuy nhiên, cần chú ý đến liều lượng và loại đường nạp vào cơ thể. Loại đường mà bệnh nhân tiểu đường cần cắt bỏ là đường trong những loại bánh ngọt, trà sữa, nước ngọt đóng chai…

Thay vào đó, người bệnh có thể thỏa mãn cơn thèm đồ ngọt bằng các loại trái cây có vị ngọt tự nhiên, bánh cho người tiểu đường….

Xem thêm: NGƯỜI BỆNH TIỂU ĐƯỜNG ĂN GÌ THAY CƠM TRẮNG ĐỂ ĐƯỜNG HUYẾT KHÔNG TĂNG?

4.1. Được ăn bao nhiêu mỗi ngày?

Theo khuyến cáo của các chuyên gia dinh dưỡng, bệnh nhân tiểu đường nên ăn 3 bữa chính/ngày (mỗi bữa khoảng 30 - 45g carb) và 2 bữa phụ (15g carb/bữa).

Lượng carb trong một số loại trái cây tự nhiên/trên một bát con (tương đương với 200-250g) như sau:

  • Các loại trái cây ít đường chứa lượng carb như sau: Trái bơ (13g), cam (21g), táo (15g), ổi (24g), lê (16g), dâu tây (11g)...

  • Các loại trái cây nhiều đường chứa lượng carb: Xoài (26g), nho (27g), chuối (34g), mít (38g), sầu riêng (66g)...

Đối với bệnh nhân tiểu đường nên các loại trái cây ít đường, khi muốn ăn các trái cây nhiều đường,  người bệnh cần cắt giảm bớt lượng tinh bột trong các bữa ăn chính và tăng cường ăn thêm nhiều rau xanh giàu chất xơ.

Đồng thời, người bị tiểu đường cũng nên hạn chế uống nước ép trái cây, sinh tố vì chứa nhiều đường, ít chất xơ có thể gây tăng đường huyết đột ngột.

Xem thêm: NGƯỜI MẮC BỆNH TIỂU ĐƯỜNG NÊN ĂN TRÁI CÂY GÌ ĐỂ HẠ ĐƯỜNG HUYẾT?

Người bị tiểu đường cần hạn chế ăn các loại trái cây có nhiều đường

4.2. Mẹo giúp giảm thèm ăn đồ ngọt

Cách để giảm cảm giác thèm ngọt đơn giản nhất chính là ăn đồ ngọt. Nhưng thay vì ăn các loại bánh kẹo nhiều đường, khi thèm ăn đồ ngọt bạn có thể ăn một chút bánh cho người tiểu đường, trái cây có vị ngọt, khoai lang hoặc sử dụng các chất tạo ngọt thay thế.

Nguyên tắc quan trọng nhất trong chế độ ăn của người tiểu đường chính là khẩu phần ăn nạp vào cơ thể một cách phù hợp. Do đó, bạn không cần phải kiêng hoàn toàn đường và tinh bột mà dựa vào tình trạng bệnh của bản thân mình mà nạp vào cơ thể một lượng thực phẩm vừa đủ.

Xem thêm: XÉT NGHIỆM HBA1C VÀ TẤT TẦN TẬT NHỮNG ĐIỀU BẠN CẦN BIẾT

5. Giải đáp một số thắc mắc

Vấn đề ăn uống luôn là một mối quan tâm lớn đối với người mắc bệnh tiểu đường, trong đó các món ăn có vị ngọt luôn là chủ đề gây tranh cãi.

5.1. Thèm ăn đồ ngọt có phải bệnh tiểu đường?

Vậy thèm ăn đồ ngọt có phải dấu hiệu bệnh tiểu đường không? Đáp án là không, dấu hiệu điển hình của tiểu đường bao gồm: tiểu nhiều, ăn nhiều, uống nhiều nhưng vẫn cảm thấy đói.

5.2. Uống nước ngọt nhiều có bị tiểu đường không?

Trong thành phần của một lon nước ngọt chứa khoảng 10 thìa cà phê đường, trong khi lượng đường WHO khuyến nghị hấp thu vào cơ thể chỉ khoảng 6 muỗng/ngày. Chưa kể, đường từ các loại nước ngọt có thể khiến đường trong máu tăng cao đột ngột.

Vì vậy, những người có thói quen uống nước ngọt hằng ngày có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 cao hơn 26% so với người không uống.

Uống nhiều nước ngọt làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường

6. Cách ăn đồ ngọt mà không gây bệnh tiểu đường

Một cách phòng ngừa bệnh tiểu đường hiệu quả, đó là xây dựng một chế độ ăn khoa học, cân bằng giữa các nhóm chất. Tuy nhiên nếu như bạn là một “tín đồ” hảo ngọt, bạn có thể tham khảo một số chú ý dưới đây để phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh tiểu đường:

  • Hạn chế ăn các đồ ăn chế biến sẵn như khoai tây chiên, gà rán, đồ ăn đóng hộp…

  • Sử dụng các loại thảo mộc giúp hạ đường huyết như nghệ, quế, nha đam, gừng… để tăng cường hệ miễn dịch, hạ đường huyết.

  • Hạn chế ăn các thực phẩm chứa nhiều đường như bánh kẹo, socola, nước ngọt, bánh trung thu…

  • Ưu tiên các loại trái cây có vị ngọt tự nhiên khi thèm ăn đồ ngọt hoặc sử dụng chất tạo ngọt thay thế cho đường tinh luyện như mật ong, đường chà là, cỏ ngọt, đường dừa…

  • Tăng cường bổ sung chất xơ từ rau củ, trái cây tươi để làm chậm quá trình hấp thu đường vào máu, không làm đường huyết tăng đột ngột.

  • Thường xuyên vận động, thể dục, thể thao hằng ngày giúp đường huyết ổn định.

  • Kiểm soát cân nặng, hạn chế tình trạng thừa cân, béo phì.

  • Ăn đúng giờ, tránh bỏ bữa và không nên để bụng quá no hoặc quá đói.

Đường dừa một loại đường được sản xuất từ sáp, nhụy của cây dừa.

Trên đây là các thông tin cần thiết giúp bạn hiểu được ăn nhiều đồ ngọt có bị tiểu đường không và những cách giúp bạn phòng tránh tiểu đường. Hy vọng bài viết đã mang đến cho bạn nhiều thông tin hữu ích, góp phần nâng cao ý thức bảo vệ sức khỏe.

Để cải thiện tình trạng bệnh và phòng ngừa biến chứng tiểu đường tốt nhất bạn có thể tham khảo sử dụng thêm các sản phẩm hỗ trợ ổn định đường huyết được chiết xuất từ thảo dược, ví dụ như:

HEBAMIC - Viên Tiểu Đường

 

Bidiphar: Chăm sóc sức khoẻ - Chia sẻ niềm vui

Website TMDT: www.bidipharshop.com

Shopee: https://shopee.vn/bidiphar

Email: bidipharshop@bidiphar.com

Hotline: 1800.888.677

Sản phẩm đã xem

Zalo