Tác Dụng Của Lá Đinh Lăng Là Gì? Nên Uống Không?
Cây đinh lăng có tác dụng làm thuốc chữa bệnh
1. Tổng quan về cây đinh lăng
Cây đinh lăng là một loại cây quen thuộc trong dân gian, có tên khoa học là Polyscias irmicosa (L.) Harms (Panax fruticosum L), thuộc họ Ngũ gia bì (Araliaceae).
Tuy nhiên, trong dân gian có nhiều loại cây đều có tên là đinh lăng, tuy nhiên không phải loại nào cũng có thể dùng làm thuốc, chỉ có cây đinh lăng lá nhỏ hay còn được gọi là cây gỏi cá mới có tác dụng chữa bệnh.
Bộ phận dùng của cây đinh lăng: Rễ và lá là hai bộ phận thường dùng nhất của cây đinh lăng.
Thành phần hoạt chất của cây đinh lăng bao gồm: saponin, alcaloid, vitamin C, các vitamin nhóm B như B1, B2, B6 và hơn 20 loại acid amin (bao gồm lysin, cystein và methionin)), ngoài ra còn chứa glycosid, alcaloid, phytosterol, tanin, acid hữu cơ, tinh dầu, nhiều nguyên tố vi lượng khác...
Đặc biệt, các nhà khoa học Trung tâm Sâm và Dược liệu thành phố Hồ Chí Minh thuộc Viện Dược Liệu đã phân lập thành công 5 hợp chất, trong đó 3 hợp chất được chứng minh có tác dụng kháng khuẩn mạnh và phòng chống một số loại ung thư.
2. Tác dụng của lá đinh lăng là gì?
Uống lá đinh lăng có tốt không? Lá đinh lăng có tác dụng gì? Là những câu hỏi được nhiều người quan tâm, vì đây là loại cây quen thuộc, xuất hiện trong vườn của nhiều gia đình. Vì vậy tận dụng lá đinh lăng như một vị thuốc bồi bổ sức khỏe là điều mà chúng ta thường quan tâm.
Cụ thể, các tác dụng của lá đinh lăng bao gồm:
2.1. Công dụng của lá đinh lăng theo y học cổ truyền
Theo y học cổ truyền, lá đinh lăng có vị nhạt, hơi đắng, tình bình, có công dụng bổ tạng, tiêu viêm, kháng khuẩn, giải độc… nên được dùng để chủ trị các bệnh sau:
Đinh lăng được dùng để bồi bổ cơ thể, trị suy nhược, tiêu hoá kém.
Phụ nữ sau khi sinh ít sữa, có thể sử dụng để tăng tiết sữa, lợi sữa.
Lá đinh lăng có thể dùng để chữa cảm sốt, mụn nhọt sưng tấy, sưng vú.
Khi bị dị ứng mẩn ngứa hoặc bị thương, có thể dùng lá đinh lăng giã nhuyễn và đắp lên vết thương. Lưu ý không đắp lá đinh lăng lên vết thương hở hoặc có dấu hiệu nhiễm trùng.
Uống nước lá đinh lăng có thể giúp giảm tình trạng ho dai dẳng, ho ra máu, kiết lỵ, lợi tiểu…
Lá đinh lăng thường được phơi hoặc sấy khô để bảo quản được lâu hơn
2.2. Theo y học hiện đại
Hiện nay có rất nhiều nghiên cứu khoa học hiện đại cả trong và ngoài nước đã được tiến hành để chứng minh tác dụng của đinh lăng đối với sức khỏe trong người.
Các tác dụng của đinh lăng đối với não bộ được tiến hành nghiên cứu trên động vật thí nghiệm bao gồm:
Tăng biên độ điện thế não, tăng tỉ lệ sóng não alpha và beta, giảm tỉ lệ sóng não delta.
Tăng khả năng tiếp nhận của các tế bào thần kinh
Có khả năng nâng cao phản xạ của hệ thần kinh
Do đó, nhìn chung dưới tác dụng của lá đinh lăng, vỏ não sẽ được kích thích và hoạt hóa nhẹ, từ đó giúp hệ thần kinh hoạt động hiệu quả hơn. Điều này sẽ giúp cải thiện các triệu chứng suy nhược thần kinh như đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, suy giảm trí nhớ, mất ngủ…
Các tác dụng khác của lá cây đinh lăng đối với sức khỏe đã được thử nghiệm, phải kể đến như:
Bồi bổ, tăng cường sức khỏe và sự dẻo dai cho cơ thể.
Nước sắc lá đinh lăng có tác dụng ức chế sự sinh sôi của vi khuẩn sinh mủ và các vi khuẩn có hại cho đường ruột.
Tăng hiệu quả của thuốc cloroquin trong điều trị bệnh sốt rét.
Có tác dụng tăng co bóp tử cung, an thần, lợi tiểu
3. Lá đinh lăng có thể chữa được bệnh gì?
Với các công dụng nêu trên, lá đinh lăng có thể được sử dụng hoặc kết hợp với các vị dược liệu khác để chữa một số bệnh sau:
Lá đinh lăng chữa đau đầu, mất ngủ: Nhờ vào tác dụng tốt lên hệ thần kinh và có khả năng an thần, nên lá đinh lăng có thể giúp giảm đau đầu, cải thiện tình trạng căng thẳng, stress, từ đó giúp bạn ngủ ngon hơn.
Lá đinh lăng có thể giúp tăng cường tuần hoàn máu não, cải thiện các triệu chứng đau đầu, mất ngủ...
Lá đinh lăng cải thiện hệ tiêu hóa: Nước lá đinh lăng có thể làm giảm bớt các triệu chứng khó chịu về tiêu hóa như chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu…
Hỗ trợ phục hồi sức khỏe cho người mới ốm dậy: Khi đó lá đinh lăng thường được thêm vào các món ăn để tăng hiệu quả bồi bổ cơ thể.
Tác dụng cải thiện tình trạng mất sữa sau sinh của lá đinh lăng: Uống nước lá đinh lăng đem lại hiệu quả đáng kể trong chữa tắc tia sữa hoặc ít sữa ở phụ nữ sau sinh.
Lá đinh lăng chữa ho lâu ngày: Đây là vị dược liệu có công dụng chữa ho hiệu quả và đã được nhiều người áp dụng,
Lá đinh lăng chữa bệnh gì? Dùng lá đinh lăng chữa bệnh có hiệu quả? Phụ thuộc vào liều lượng, cách dùng và sự phối hợp với các vị thuốc khác mà người thầy thuốc có thể sử dụng lá đinh lăng trong điều trị nhiều bệnh khác nhau.
4. Hướng dẫn cách nấu nước lá đinh lăng
Để nấu nước lá đinh lăng, bạn có thể tham khảo quy trình đơn giản dưới đây:
Bước 1: Trước tiên bạn cần khoảng 200g lá đinh lăng tươi
Bước 2: Rửa sạch với nước và loại bỏ hết các tạp chất, những lá bị úa vàng, sau đó để cho ráo nước.
Bước 3: Cho lá vào ấm, đun sôi khoảng 10-15 phút thì tắt bếp, gạn bỏ hết phần bã dược liệu,
Bước 4: Chia nước sắc thành nhiều phần để uống trong ngày. Lưu ý: Không nên uống nước sắc đinh lăng đã để qua đêm.
Cách nấu nước lá đinh lăng
5. Uống nước lá đinh lăng tươi hằng ngày có tốt không?
Mặc dù nước lá cây đinh lăng mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe và cũng được đánh giá khá an toàn với cơ thể. Tuy nhiên bạn không nên quá lạm dụng loại nước này, đặc biệt không được uống nước lá đinh lăng thay nước lọc vì có thể gây ra tác dụng ngược có hại cho sức khỏe.
Cụ thể, trong lá cây đinh lăng có chứa thành phần saponin nếu sử dụng quá nhiều sẽ gây mệt mỏi, nôn mửa, hoa mắt, chóng mặt. Chưa kể, saponin còn là chất có khả năng phá hủy hồng cầu, gây rối loạn tiêu hóa ở những người bị hội chứng ruột kích thích.
Do vậy, bạn không nên uống nước lá đinh lăng tươi hằng ngày, thay nước lọc mà chỉ nên uống một lượng vừa phải và trong một thời gian nhất định.
6. Lưu ý khi uống nước lá đinh lăng
Như đã nói ở trên, mặc dù đinh lăng là một loại dược liệu ít độc nhưng vẫn có thể gây ngộ độc nếu bạn làm dụng quá mức. Vì thế, bạn cần lưu ý một số điểm sau khi sử dụng lá đinh lăng tươi để chữa bệnh:
Sử dụng lá đinh lăng quá liều có thể gây xung huyết tim, gan, dạ dày, rối loạn tiêu hóa.
Không dùng lá đinh lăng cho phụ nữ có thai.
Nếu sử dụng lá đinh lăng để chữa bệnh, người bệnh cần kiên trì thực hiện thường xuyên mới thấy được hiệu quả điều trị, vì không giống như các thuốc tây y, lá đinh lăng phát huy tác dụng từ từ.
Tham khảo ý kiến của thầy thuốc đông y về liều dùng, cách dùng lá đinh lăng sao cho hiệu quả, hạn chế tác dụng phụ.
Không nên uống nước lá đinh lăng thay nước lọc
Bạn có thể tham khảo sử dụng các sản phẩm có thành phần là cao lá đinh lăng đã được các nhà sản xuất định lượng và phân liều phù hợp, tuy nhiên bạn vẫn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
Trên đây là thông tin cơ bản về tác dụng của lá đinh lăng trong phòng ngừa và điều trị bệnh. Các thông tin nêu trên chỉ có ý nghĩa tham khảo, khi muốn sử dụng lá đinh lăng bạn nên hỏi ý kiến của bác sĩ chuyên môn trước khi dùng.
Nếu bạn đang gặp tình trạng đau đầu, hoa mắt chóng mặt, mất ngủ… bạn có thể tham khảo một số sản phẩm hỗ trợ có thành phần đinh lăng dưới đây:
* BỔ HUYẾT ÍCH NÃO BDF - Thuốc Bổ Não
* HOẠT HUYẾT DƯỠNG NÃO BDF - Thuốc Bổ Não
* KINGLOBA - Thuốc Bổ Não
* BILI SHARK - Dầu Gan Cá Mập
Bidiphar: Chăm sóc sức khoẻ - Chia sẻ niềm vui
Website TMDT: www.bidipharshop.com
Shopee: https://shopee.vn/bidiphar
Email: bidipharshop@bidiphar.com
Hotline: 1800.888.677