Giỏ hàng

Mật Nhân Có Phải Cây Thuốc Chữa “Bách Bệnh”

1. Đôi nét về cây mật nhân

Mật nhân là một loại dược liệu quý, được sử dụng rộng rãi trong Đông y từ nhiều đời nay. 

Tên gọi khác của cây mật nhân là cây bách bệnh, cây bá bệnh, cây mật nhơn,… 

Tên khoa học của cây mật nhân là Eurycoma Longifolia, thuộc họ Thanh thất  Simaroubaceae.

Cây mật nhân là loại cây ưa bóng râm, nên thường sinh trưởng ở tầng rừng thấp.

1.1. Đặc điểm giúp nhận biết cây mật nhân

Cây mật nhân là loại cây mọc bụi, thân mảnh, thường sinh trưởng và phát triển ở vùng rừng thấp, những nơi có nguồn nước dồi dào. Cây có thể mọc trên đất, sỏi…

Cây mật nhân là một loại cây thân gỗ, có kích thước trung bình. Cây có thể cao tới 10-15m và thường mọc bên dưới bóng râm của những cây lớn. Dù là cây thân gỗ nhưng thân và cành cây lại khá nhỏ.

Lá cây mật nhân là dạng lá kép lông chim, chiều dài từ cuống lá đến đỉnh có thể dài đến 1 mét. Mỗi lá kép gồm 20- 40 lá chét hình mũi mác hoặc hình trứng ngược. Mặt trên lá có màu xanh, mặt dưới có màu trắng bạc.

Hoa mọc thành cụm hình chùy ở cạnh lá, 5 cánh hoa màu đỏ nâu, có nhiều lông tơ mịn. Hoa mật nhân là dạng lưỡng tính, cánh hoa nhỏ và rất mềm. Toàn bộ cánh hoa và bao hoa phủ đầy lông tơ.

Quả thuộc dạng quả hạch cứng, hình trứng và hơi dẹt. Khi còn non quả có màu nâu vàng, khi chín dần chuyển sang màu nâu đỏ.

Rễ của cây thường có màu vàng hoặc trắng ngà. Đây là bộ phận chứa nhiều hoạt chất sinh học nhất của cây với nhiều công dụng chữa bệnh hiệu quả.

1.2. Cây mật nhân thường mọc ở đâu?

Ở nước ta. cây thường mọc hoang ở các vùng đồi núi thấp các tỉnh miền Trung và Đông Nam Bộ, do chịu được bóng râm nên cây thường sinh trưởng dưới tán các cây cao lớn.

Bên cạnh đó, cây thuốc này cũng đang được các vườn dược liệu quy hoạch, gieo trồng ở nhiều nơi để thu hái làm thuốc chữa bệnh.

Ngoài Việt Nam, cây mật nhân cũng được tìm thấy ở các nước có khí hậu nóng ẩm khác như: các quốc gia khu vực Đông Nam Á ( Malaysia, Indonesia, Lào…), Ấn Độ, khu vực Nam Mỹ…

1.3. Bộ phận dùng

Hầu hết tất cả bộ phận thân, lá, hoa, hạt, rễ… của cây đều có thể sử dụng làm thuốc chữa bệnh.

Trong đó, phần rễ là bộ phận chứa nhiều thành phần hóa học, có nhiều tác dụng dược lý nhất. Do đó, rễ là bộ phần được dùng làm thuốc nhiều nhất.

Trong đó rễ cây mật nhân có vị đắng, tính mát, khi sắc làm thuốc hoặc sao vàng có tác dụng hỗ trợ điều trị nhiều bệnh rất tốt.

Rễ là bộ phận có nhiều hoạt chất sinh học nhất của cây, nên thường được sử dụng làm thuốc chữa bệnh.

1.4. Thu hái và sơ chế

Các bộ phận của cây có thể thu hái vào thời gian bất kì nào trong năm. 

Sau khi thu hái, dược liệu cần được sơ chế như sau để giữ nguyên được tác dụng dược lý:

  • Sau khi thu hái, dược liệu cần được rửa sạch để loại bỏ bụi bẩn, đất cát và các phần dược liệu bị dập nát hoặc già héo.

  • Cành hoặc vỏ cây cần cắt khúc thành các đoạn nhỏ, phần rễ cần thái lát mỏng…

  • Sau đó đem phơi hoặc sấy khô.

Sau khi sơ chế dược liệu có thể bào chế thành dạng bột mịn, bột thô, dạng viên nang hoặc dịch chiết lỏng.

Quả sau khi rửa sạch, phơi khô có thể  sử dụng trực tiếp. Phần rễ, thân cây và vỏ thân cây được chặt thành nhiều đoạn nhỏ, đem phơi hoặc sấy cho đến khi dược liệu khô hoàn toàn.

1.5. Bảo quản

Dược liệu sau khi sơ chế hoặc chế biến cần bảo quản trong túi nilon hoặc hộp kín, ở nơi khô ráo, thoáng mát, nhiệt độ dưới 30 độ C, tránh ánh sáng trực tiếp.

2. Thành phần hóa học gây tác dụng của cây mật nhân

Kết quả phân tích thành phần hóa học của cây mật nhân cho thấy: Trong vỏ và rễ cây mật nhân, đã chiết xuất được hoạt chất chính sau:

  • Các hợp chất quassinoid ( eurycomanone, eurycomanol, dihydro eurycomanol) có tác dụng ức chế viêm nhiễm, chống virus và ký sinh trùng sốt rét và là hoạt chất chống ung thư.

  • Các hợp chất triterpen loại tirucallan có tác dụng kháng viêm, giảm đau, kháng khuẩn, kháng virus.

  • Các alcaloid carbolin là hoạt chất có tác dụng ức chế tế bào ung thư

Quassinoid là thành phần hoạt chất chính có trong rễ cây mật nhân, với nhiều công dụng cho sức khỏe.

3. Tác dụng của cây mật nhân

Mật nhân là loại dược liệu quý, chứa nhiều thành phần có lợi cho sức khỏe. Điều này đã được y học cổ truyền và y học hiện đại công nhận.

3.1. Theo y học hiện đại

Mật nhân có tác dụng bảo vệ chức năng gan

Anxiolytic là một hoạt chất được tìm thấy trong dịch chiết rễ mật nhân, tuy chỉ chứa một lượng nhỏ nhưng tác dụng dược lý mà nó mang lại là rất cao.

Chất này có tác dụng tăng cường hoạt động trí não, giúp giảm stress, mệt mỏi, căng thẳng.

Khi kết hợp mật nhân với cà gai leo sẽ giúp bảo vệ các tế bào gan, giúp điều trị bệnh xơ gan, viêm gan, tăng men gan hiệu quả. 

Đặc biệt các trường hợp thường xuyên sử dụng bia, rượu, khiến gan bị tổn thương, nên sử dụng bài thuốc mật nhân kết hợp với cà gai leo.

Kết hợp cà gai leo và mật nhân sẽ giúp tăng gấp đôi tác dụng bảo vệ gan

Tác dụng chức năng sinh lý nam giới

Đây là tác dụng được biết đến nhiều nhất của cây mật nhân. Mật nhân có tác dụng cải thiện sinh lý, tăng lượng hormone nam giới và các chức năng khác liên quan đến vấn đề sức khỏe và sinh lý ở nam giới. 

Phần rễ cây chứa alkaloid, quassinoid, triterpenoid giúp ngăn chặn quá trình suy giảm sinh lực khi đàn ông bước vào độ tuổi trung niên. Ngoài ra còn hỗ trợ tăng số lượng và chất lượng tinh trùng, điều trị tình trạng rối loạn cương dương và xuất tinh sớm. 

Tác dụng điều trị tình trạng rối loạn tiêu hóa, ăn uống không tiêu

Chúng ta không thể không nhắc tới tác dụng điều trị các chứng bệnh như ăn uống khó tiêu, khí huyết kém lưu thông, gân xương đau nhức, tả lỵ, nôn mửa, cảm mạo, tẩy giun, giải rượu.

Ngoài ra, mật nhân còn là vị thuốc giúp thanh nhiệt, thải độc ra khỏi cơ thể, thích hợp với những người bị suy nhược, cơ thể gầy yếu, ăn không tiêu, khí huyết kém.

3.4. Theo y học cổ truyền

Theo y học cổ truyền, mật nhân là vị thuốc có tính mát, vị đắng. Quy kinh chủ yếu vào can và thận, nên có tác dụng bổ gan thận, bổ khí huyết, chữa gân xương đau nhức và nhiều chứng bệnh khác.

Trong đông y, cây mật nhân hay cây bá bệnh (bách bệnh) có tác dụng chính trong việc bồi bổ khí huyết, giảm căng thẳng, mệt mỏi, giúp chữa nhiều bệnh như áp huyết cao, các bệnh đường tiêu hóa ( đau dạ dày, chán ăn),  suy nhược thần kinh, chóng mặt mất ngủ.

Ngoài ra, vị thuốc này còn có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh đau nhức gân xương, tê bì chân tay, đau vùng thắt lưng, thấp khớp, khí huyết hư, rối loạn tiêu hóa (tiêu chảy, kiết lỵ), tiểu đường, bệnh Gout, men gan cao, xơ gan, viêm gan, ngăn ngừa ung thư….

Các công dụng chữa bệnh của mật nhân

4. Bài thuốc dân gian sử dụng cây mật nhân để chữa bệnh

Các bài thuốc sử dụng các bộ phận của cây mật nhân để chữa bệnh đã được lưu truyền trong dân gian từ nhiều đời nay. Chúng là những bài thuốc đã được chứng minh tác dụng và được sử dụng rộng rãi.

Dưới đây là một vài bài thuốc chữa bệnh nổi tiếng từ cây mật nhân:

4.1. Bài thuốc sử dụng mật nhân để tăng cường chức năng gan

Để chữa các bệnh lý về gan, các thầy thuốc đông y thường kết hợp mật nhân với các cây thuốc khác như: cà gai leo, diệp hạ châu (tên gọi khác là chó đẻ răng cưa)... giúp tăng cường hiệu quả điều trị bệnh.

Bài thuốc sử dụng mật nhân để chữa các bệnh về gan, cần chuẩn bị các nguyên liệu sau: 

  • Các vị dược liệu bao gồm: 10 gram mật nhân khô, 70 gram cà gai leo, 30 gram cây diệp hạ châu

  • Sắc các dược liệu này với 1 lít nước, đun sôi ở lửa nhỏ cho đến khi lượng nước còn một nửa.

  • Chia thuốc làm 3-4 lần uống, nên dùng trong ngày và uống khi còn ấm.

Nếu không có đủ các dược liệu nói trên, bạn có thể áp dụng bài thuốc dưới đây, bài thuốc này chỉ cần cây mật nhân.

  • Chuẩn bị khoảng 30 gram cây mật nhân khô. rửa sạch với nước,

  • Sắc dược liệu đã chuẩn bị với 1 lít nước.

  • Đun với lửa nhỏ cho đến khi nước trong bình sắc chỉ còn khoảng một nửa.

  • Tắt bếp, chia thuốc ra làm 3 - 4 lần uống.

  • Tốt nhất nên uống thuốc khi còn ấm và chỉ uống thuốc sắc trong ngày.

Các bài thuốc trên sử dụng cho các đối tượng đang mắc các bệnh về gan như: xơ gan, gan nhiễm mỡ, men gan cao, suy chức năng gan… hoặc người phải thường xuyên uống rượu bia, người phải uống nhiều thuốc tây y có hại đến gan.

Trà hoặc nước sắc rễ mật nhân thường có màu vàng đến nâu nhạt, mùi thơm và vị đắng nhẹ

4.2. Bài thuốc chữa bệnh Gout

Bên cạnh các loại thuốc tây y chữa bệnh Gout, bạn có thể cân nhắc kết hợp điều trị cùng bài thuốc sử dụng mật nhân vừa giúp chữa bệnh Gout, vừa để bảo vệ các tế bào gan.

  • Chuẩn bị: 20 gram cây mật nhân khô, rửa sạch.

  • Sắc cùng 500ml nước, với lửa nhỏ, cho đến khi nước trong bình chỉ còn khoảng 200 ml thì tắt bếp.

  • Chia thuốc ra làm 2 lần uống. 

Lưu ý: chỉ uống thuốc sắc trong ngày, không nên uống thuốc để trong đêm. Uống thuốc khi còn ấm để có tác dụng tốt nhất.

4.3. Bài thuốc trị bệnh tiểu đường

Bài thuốc từ cây mật nhân giúp duy trì lượng đường huyết luôn ở mức cho phép.

  • Chuẩn bị rễ mật nhân, đem rửa sạch để loại bỏ đất cái, thái thành lát mỏng.

  • Đem rễ mật nhân phơi hoặc sấy đến khi khô hoàn toàn.

  • Sau đó, đem sao trên chảo cho đến khi dược liệu chuyển vàng và có mùi thơm nhẹ.

  • Lấy khoảng 20 gram rễ mật nhân đã sao vàng đem sắc cùng 1 lít nước.

  • Hãm trong bình và sử dụng thay nước trà.

Trên đây là một số bài thuốc sử dụng cây mật nhân để chữa bệnh. Các bài thuốc này đều là các bài thuốc sử dụng ít dược liệu, giúp người dùng dễ chế biến hơn.

Ngoài dùng mật nhân để sắc lấy nước uống, mật nhân vẫn còn nhiều cách sử dụng khác như: ngâm rượu, ngâm mật ong, tán thành bột mịn, chế thành cao…

Hiện nay, các công ty dược phẩm thường chiết xuất các hoạt chất trong cây mật nhân thành dạng dịch chiết cô đặc, để bào chế thành dạng viên nang trong thực phẩm chức năng.

5. Lưu ý khi sử dụng cây mật nhân để có tác dụng tốt nhất

Mặc dù mật nhân được biết đến là một vị thuốc đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe con người, tuy nhiên không phải ai cũng sử dụng được cây mật nhân.

5.1. Người không nên sử dụng cây mật nhân hoặc bài thuốc có thành phần là cây mật nhân

Mật nhân và các bài thuốc có thành phần mật nhân không được sử dụng cho các đối tượng dưới đây:

  • Người huyết áp thấp: Vì cây mật nhân có tác dụng điều trị bệnh cao huyết áp. Nếu người huyết áp thấp uống sẽ gây ra tình trạng hạ huyết áp đột ngột.

  • Phụ nữ có bầu hoặc đang trong thời gian cho con bú.

  • Trẻ em dưới 9 tuổi

  • Người có tiền sử dị ứng với mật nhân hoặc bất cứ thành phần nào của thuốc.

5.2. Tác dụng phụ có thể gặp 

Trong thời gian sử dụng mật nhân để chữa bệnh, bạn có thể gặp một số tác dụng không mong muốn sau:

  • Rối loạn tiêu hóa: tiêu chảy hoặc táo bón

  • Buồn nôn và nôn

  • Xuất hiện tình trạng chóng mặt, mệt mỏi,  đau đầu

  • Có thể xuất hiện các phản ứng kích ứng da: phát ban, ngứa, mẩn đỏ…

Các phản ứng phụ thường ít gặp, tuy nhiên khi phát hiện bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, bạn nên báo với bác sĩ để được tư vấn và có hướng giải quyết tốt nhất.

Trên đây là  hầu hết các thông tin cơ bản về cây mật nhân và những bài thuốc dân gian sử dụng dược liệu quý này. Bài viết này chỉ có ý nghĩa tham khảo, giúp bạn có cái nhìn tổng quan nhất về cây mật nhân, không có tác dụng chỉ định của đông y, Vị vậy trước khi sử dụng thảo dược này, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ để được tư vấn cụ thể nhất.

Hiện nay, các thành phần từ cây mật nhân thường được chiết xuất và bào chế thành dạng viên nang, giúp người bệnh sử dụng thuận tiện hơn mà vẫn đảm bảo được hiệu quả tác dụng.

>>> Xem thêm: DƯỠNG CAN BIDIPHAR - Giải Độc, Tăng Chức Năng Gan

 

Bidiphar: Chăm sóc sức khoẻ - Chia sẻ niềm vui

Website TMDT: www.bidipharshop.com

Shopee: https://shopee.vn/bidiphar

Email: bidipharshop@bidiphar.com

Hotline: 1800.888.677

 

Sản phẩm đã xem

Zalo