[Giải Đáp] Cà Gai Leo Có Tác Dụng Như Lời Đồn?
1. Đôi nét về cây cà gai leo
Cà gai leo là một vị thảo dược quen thuộc, được ông cha ta sử dụng để các bệnh về gan mật, chảy máu chân răng, bệnh lậu…
Cà gai leo hay có tên gọi khác: cà quýnh, cà vạnh, cà cườm, cà quánh, cà gai dây, cà lù, cà bò, cà gai cườm, cà Hải Nam…
Tên khoa học: Solanum procumbens Lour hoặc Solanum hainanense Hance, thuộc họ Cà (Solanaceae).
Cà gai leo có tên gọi khác là: cà quýnh, cà vạnh, cà cườm, cà quánh, cà gai dây, cà lù, cà bò, cà gai cườm, cà Hải Nam…
1.1. Đặc điểm hình thái
Giống như tên gọi, cà gai leo là cây nhỏ, sống lâu năm, thân leo có thể dài tới 6 mét. Cành cây non tỏa rộng, trên cành phủ lông hình sao và có nhiều gai.
Lá cây màu xanh, thường mọc so le, hình trứng, bầu dục hoặc thuôn dài. Mặt dưới của lá có lông mềm, màu trắng nhưng không bị nhám. Mặt trên lá có nhiều gai.
Hoa của cà gai leo nhỏ, có màu trắng hoặc tím nhạt, nhụy màu vàng, thường mọc ở nách lá, mỗi hoa có 4 đến 6 cánh. Cây thường ra hoa và tháng 4 và tháng 5 hàng năm.
Quả mọng, hình cầu căng bóng, khi chín có màu đỏ. Cà gai leo bắt đầu ra quả từ tháng 7 đến tháng 9.
Trước đây, cà gai leo mọc hoang từ vùng trung du Bắc bộ đến khu vực đồng bằng ven biển. Hiện nay nước ta đã quy hoạch và phát triển nhiều vùng trồng dược liệu trong đó có cây cà gai leo.
Cà gai leo được trồng trong các vùng trồng dược liệu ở Thanh Hóa, Nghệ An, Thái Bình…
1.2. Phân loại cây cà gai leo
Cà gai leo có hai loại, bạn cần chú ý để tránh nhầm lẫn khi sử dụng:
Cà gai leo hoa trắng, dây nhỏ: đây là loại cà gai leo có tác dụng chữa bệnh nên được thu hái dùng làm thuốc.
Cà gai leo hoa tím, dây lớn: là loại ít có tác dụng nên ít được thu hái, chủ yếu mọc hoang.
Màu hoa là dấu hiệu để phân biệt 2 loại cà gai leo
Ngoài ra, cây cà gai leo còn dễ bị nhầm lẫn với số loại cây họ Cà khác như: cà độc dược, cà hoa dại… Nếu không phân biệt được các loại cây này sẽ dẫn đến giảm hiệu quả chữa bệnh, thậm chí có thể gây độc.
1.3. Bộ phận dùng
Hầu hết các bộ phận của cây cà gai leo đều có thể dùng làm thuốc, bao gồm: rễ, cành lá và quả.
1.4.Thu hái và sơ chế
Các bộ phận dùng của cây cà gai leo được thu hái quanh năm, rửa sạch, thái nhỏ, sau đó phơi khô hoặc sấy khô.
Trong một số ít trường hợp, có thể dùng cây cà gai leo tươi để làm thuốc.
1.5. Bảo quản
Sau khi các bộ phận dùng đã phơi khô hoặc sấy khô, nên bảo quản trong hộp kín ở nơi khô ráo, thoáng khí để dược liệu không bị ẩm mốc.
1.6. Thành phần hóa học của cây cà gai leo
Thành phần hóa học chính của cà gai leo là các alkaloid (solasodinon, solasodin), đây là thành phần tạo ra tác dụng bảo vệ tế bào gan giúp điều trị các bệnh lý về gan như: xơ gan, viêm gan virus, các tổn thương gan do rượu bia…
2. Tác dụng của cây cà gai leo
Tác dụng chữa bệnh của cà gai leo đã được chứng minh qua hàng ngàn năm, kể từ khi ông cha ta biết sử dụng nó để chữa nhiều bệnh liên quan đến gan, mật. Cho đến ngày nay, khoa học hiện đại đã cho chúng ta nhìn thấy các công dụng của cà gai leo một cách rõ ràng nhất.
2.1. Theo y học hiện đại
Các nghiên cứu của nền y học hiện đại đã làm sáng tỏ thành phần hoạt chất, tác dụng và hiệu quả của cà gai leo với các bệnh lý về gan
Hỗ trợ điều trị viêm gan virus: Hoạt chất chính trong cà gai leo là glycoalcaloid có tác dụng ức chế hoạt động của các virus viêm gan, đặc biệt là viêm gan B. Do đó, sử dụng cà gai leo cho bệnh nhân viêm gan virus sẽ làm giảm đáng kể nồng độ virus trong cơ thể.
Cà gai leo thường được dùng để điều trị các bệnh viêm gan virus, hay gặp nhất là viêm gan B
Tác dụng làm chậm quá trình tiến triển của bệnh xơ gan: Các nghiên trên cứu lâm sàng cho thấy, cà gai leo có khả năng làm chậm quá trình tiến triển của xơ gan và giảm mức độ xơ gan giai đoạn sớm.
Tác dụng giải độc gan và hạ men gan: Dịch chiết cà gai leo có tác dụng bảo vệ tế bào gan, giúp phục hồi các tế bào gan bị tổn thương từ đó giúp hạ men gan nhanh chóng.
Khả năng chống oxy hóa và phòng tránh một số loại ung thư: Nhờ vào hoạt chất glycoalkaloid có tác dụng chống oxy hóa tốt nên nó có tác dụng chống viêm, làm giảm các tổn thương tế bào gan do oxy hóa. Đồng thời dịch chiết toàn phần cà gai leo còn có tác dụng phòng tránh một số loại ung thư: ung thư gan, ung thư cổ tử cung…
2.2. Theo y học cổ truyền
Theo y học cổ truyền, cà gai leo có vị cay nhẹ, tính ấm, có tác dụng tán phong thấp, tiêu đởm, giải độc, giảm đau, trị ho, cầm máu…
3. Bài thuốc sử dụng cây cà gai leo để chữa bệnh gan
Cà gai leo là dược liệu quen thuộc, có mặt trong nhiều bài thuốc đông y. Mỗi bài thuốc lại có tác dụng và cách dùng khác nhau, dưới đây là một vài bài thuốc có tác dụng chữa các bệnh lý về gan.
3.1. Bài thuốc chữa viêm gan, xơ gan, ung thư gan
Chuẩn bị dược liệu: 30g cà gai leo khô, 10g dừa cạn và 10g diệp hạ châu (còn gọi là chó đẻ răng cưa).
Tất cả nguyên liệu rửa sạch, sau đó sao vàng.
Đem dược liệu sắc cùng 1 lít nước, đun sôi ở lửa nhỏ trong khoảng 15 phút.
Duy trì uống mỗi ngày 1 thang cho đến khi các triệu chứng bệnh thuyên giảm.
3.2. Bài thuốc chữa viêm gan virus, men gan cao, giải độc gan
Chuẩn bị dược liệu gồm: 30g cà gai leo, 10g cây mật nhân và 30g xạ đen
Các dược liệu sau khi đã phơi hoặc sấy khô sẽ đem hãm với 1,5 lít nước, đun sôi, hạ nhỏ lửa, tiếp tục đun thêm khoảng 10 phút.
Uống nước hãm trong ngày, nên uống khi còn ấm
Cà gai leo và xạ đen là hai vị dược liệu thường được kết hợp với nhau để tăng hiệu quả chữa bệnh
Nếu không có đủ các dược liệu như hai bài thuốc trên, bạn có thể lấy 40g cà gai leo sắc lấy nước uống hàng ngày.
Các bài thuốc kể trên được dùng cho các đối tượng sau:
Bệnh nhân viêm gan virus, ở Việt Nam hay gặp nhất là viêm gan B và viêm gan C
Người bị men gan tăng cao, nóng trong, mệt mỏi.
Bệnh nhân bị xơ gan, ung thư gan, chức năng gan bị suy giảm do uống nhiều rượu bia
Người thường xuyên phải sử dụng rượu bia
3.3. Bài thuốc giải rượu bằng cà gai leo
Đây là bài thuốc được lưu truyền lâu đời trong dân gian, giúp giải rượu nhanh chóng và không gây hại cho gan.
Cách dùng: Lấy 50g cà gai leo khô, rửa sạch, sau đó hãm với nước sôi trong 5 đến 10 phút, uống thay nước.
4. Lưu ý khi sử dụng cây cà gai leo để có tác dụng tốt nhất
Dù cà gai leo là một vị thuốc thảo dược an toàn, lành tính, không gây ra các tác dụng phụ như các loại thuốc tây y. Tuy nhiên khi sử dụng cà gai leo để chữa các bệnh về gan, bạn cần lưu ý một số điều sau để có hiệu quả điều trị tốt nhất:
Chỉ nên sử dụng một lượng thảo dược vừa đủ, sao cho phù hợp với việc điều trị bệnh.
Các bài thuốc về cà gai leo không nên dùng cho trẻ em dưới 6 tuổi, vì lúc này gan của trẻ vẫn chưa hoàn thiện đầy đủ các chức năng, đồng thời cơ thể trẻ còn yếu.
Không tự ý sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai, nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thuốc.
Phụ nữ trong giai đoạn đang cho con bú cũng không nên dùng cà gai leo vì có thể ảnh hưởng đến tuyến sữa, điều này sẽ gây ảnh hưởng đến nguồn dinh dưỡng của trẻ trong giai đoạn này.
Phụ nữ có thai nên thận trọng khi dùng cà gai leo để chữa bệnh
Bài viết trên có lẽ đã giúp bạn hiểu được một phần về cây cà gai leo cũng như tác dụng của cà gai leo đối với cơ thể. Các bài thuốc trên là phương thuốc dân gian chỉ nên áp dụng ở giai đoạn khởi phát bệnh và hiệu quả tác dụng của nó tùy thuộc vào thể trạng của mỗi người bệnh. Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng thuốc để đảm bảo bài thuốc đem lại hiệu quả cao nhất.
>>> Xem thêm: DƯỠNG CAN BIDIPHAR - Giải Độc, Tăng Chức Năng Gan
Bidiphar: Chăm sóc sức khoẻ - Chia sẻ niềm vui
Website TMDT: www.bidipharshop.com
Shopee: https://shopee.vn/bidiphar
Email: bidipharshop@bidiphar.com
Hotline: 1800.888.677