Chỉ Số Men Gan Cao Phản Ánh Sức Khỏe Gan Bạn Như Thế Nào?
Men gan cao là tình trạng thường gặp ở nhiều người khi mắc các bệnh lý gan mật
1. Tìm hiểu về men gan và chỉ số men gan
Gan là cơ quan rất quan trọng đối với sự sống còn của cơ thể, trong đó men gan là một phần quan trọng giúp gan thực hiện được các chức năng của mình.
Vậy men gan là gì? Nó có tác động như thế nào đến chức năng gan và các tế bào gan?
1.1. Men gan là gì? Men gan gồm các chỉ số nào?
Men gan là hệ thống các enzyme hoàn chỉnh được tạo ra bởi các tế bào gan và giải phóng, hòa tan vào máu. Vì thế khi xét nghiệm máu, chúng ta có thể đánh giá được các chỉ số men gan có tăng cao không.
Có 4 loại men gan bao gồm: Alanine Transaminase (ALT), Aspartate Transaminase (AST), Phosphatase kiềm (ALP), Gamma Glutamyl Transpeptidase (GGT).
Trong đó, enzym ALT và AST được tìm thấy chủ yếu trong tế bào gan, men gan ALP tìm thấy trong màng tế bào gan, còn lại GGT có trong thành tế bào ống mật.
Chỉ số AST là gì? AST hay còn được gọi là SGOT phản ánh mức độ tổn thương và hoại tử của tế bào gan. Mức bình thường của AST vào khoảng 20-40 UI/L.
Chỉ số ALT (SGPT) là gì? ALT là chỉ số đặc hiệu, cảnh báo tình trạng tổn thương gan rõ ràng hơn AST. Bởi vì men ALT chủ yếu nằm trong bào tương của tế bào gan, còn men AST ngoài nằm ở gan thì còn nằm ở nhiều cơ quan khác. Chỉ số ALT bình thường nằm trong khoảng 20-40 UI/L.
Chỉ số ALP là gì? Đây là chỉ số quan trọng, có ý nghĩa trong phát hiện các bệnh về gan. Căn cứ vào các mức độ tăng men gan ALP để chẩn đoán bệnh viêm gan, xơ gan, tắc mật… Chỉ số ALP bình thường trong khoảng 53-128 UI/L, giá trị này còn phụ thuộc vào giới tính, độ tuổi và nhóm máu.
Chỉ số GGT là gì? Là chỉ số men gan trong thành ống mật, giá trị bình thường nằm trong khoảng dưới 60 UI/L. Cụ thể đối với nam là 11-50 UI/L và 7-32 UI/L với nữ giới.
Thông thường khi tế bào gan lão hòa hoặc chết đi một lượng men gan sẽ được giải phóng và hòa tan vào máu ở mức độ cho phép. Tuy nhiên khi các chỉ số men gan trong máu cao bất thường người ta gọi đó là tăng men gan hay men gan cao.
Đây thường là hệ quả việc các tế bào gan bị tổn thương do nhiều nguyên nhân dẫn đến men gan được phóng thích vào máu một cách ồ ạt.
Có nhiều nguyên nhân gây tăng men gan như uống nhiều rượu bia, do virus gây bệnh viêm gan, tác dụng phụ của thuốc…
Các chỉ số xét nghiệm men gan thường quy
1.2. Vai trò của men gan đối với các chức năng gan là gì?
Men gan đảm nhiệm nhiều chức năng quan trọng trong cơ thể như hỗ trợ gan tổng hợp và chuyển hóa các chất dinh dưỡng thiết yếu như glucid, protid, lipid… Ngoài ra men gan cũng đóng vai trò thanh lọc và loại bỏ độc tố ra khỏi cơ thể.
Bên cạnh đó, men gan còn có vai trò khác vô cùng cần thiết đó là phản ánh các tình trạng bất thường của gan thông qua chỉ số men gan cao bất thường.
Bởi vì khi cơ thế có dấu hiệu bất ổn thì gan là bộ phận chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. Khi đó chỉ số men gan cao sẽ là dấu hiệu cảnh báo các tổn thương gan và hoại tử tế bào gan.
Đánh giá sức khỏe lá gan được thực hiện thông qua xét nghiệm sinh hóa máu, từ đó định lượng được các chỉ số men gan để đánh giá sơ bộ mức độ tổn thương và nguyên nhân tổn thương.
Ngoài ra tùy vào tình trạng của từng bệnh nhân mà bác sĩ sẽ chỉ định các xét nghiệm chức năng gan khác nhau như siêu âm gan, chụp CT cắt lớp…
2. Các chỉ số men gan phản ánh điều gì?
Như đã trình bày ở trên, chỉ số men gan giúp phản ánh tình trạng sức khỏe gan.
Khi chỉ số men gan tăng có thể gan của bạn đang phải chịu tổn thương từ tác nhân nào đó, ví dụ như xơ gan do rượu, viêm gan virus…
Tuy nhiên, ở giai đoạn đầu của bệnh các chỉ số men gan chỉ tăng nhẹ (thường dưới 2 lần) và người bệnh hầu như không có triệu chứng rõ ràng khiến nhiều người chủ quan, cho rằng mình vẫn đang khỏe mạnh.
Những thói quen xấu kéo dài lâu ngày như uống rượu bia, hút thuốc lá, thức khuya… sẽ hủy hoại hàng loạt các tế bào gan, dẫn đến các vấn đề về gan như rối loạn chức năng gan, xơ gan, viêm gan.
Đặc biệt. khi chỉ số men gan cao không được kiểm soát và điều trị còn dẫn đến nhiều biến chứng đe dọa tính mạng của người bệnh như viêm gan mạn tính, xơ gan, ung thư gan.
Chỉ số men gan ALT và AST quá cao cũng dự báo tăng tỷ lệ tử vong ở người mắc bệnh gan từ 21-78%. Trong đó, nếu chỉ số AST tăng gấp đôi thì nguy cơ tử vong tăng 32%, tăng từ 2 lần trở lên thì nguy cơ tử vong có thể tăng lên đến 78%. Tương tự với chỉ số men gan ALT, khi chỉ số này tăng gấp đôi thì nguy cơ tử vong tăng 21% và nguy cơ sẽ là 59% nếu tăng hơn gấp đôi.
Do vậy chúng ta cần phát hiện và kiểm soát kịp thời các chỉ số men gan để tránh gây ra nhiều hậu quả đáng tiếc.
Khi lượng men gan được tìm thấy trong máu tăng cao nghĩa là tế bào gan đã bị tổn thương
3. Chỉ số men gan như thế nào là cao?
Chỉ số men gan dễ dàng thay đổi theo tình trạng sức khỏe lá gan, chỉ số men gan cao gấp 1-2 lần chỉ số bình thường được gọi là tăng men gan cấp độ nhẹ, từ 2-5 lần là mức độ trung bình và gấp 5-10 lần là tăng cao.
Mặc dù chỉ số men gan đều tăng cao khi mắc các bệnh về gan, thế nhưng không phải bệnh nào chỉ số men gan cũng giống nhau. Đặc điểm tăng men gan ở các bệnh lý gan mật như sau:
Bệnh viêm gan cấp tính do virus A, B, C, D, E gây ra làm tăng men gan cao đột ngột. Chỉ số men gan ALT, AST có thể tăng cao gấp nhiều lần. Nhiều trường hợp viêm gan virus gây biến chứng viêm gan tối cấp, ung thư gan chỉ số men gan có thể tăng nhanh đột biến, thậm chí lên đến 5000 UI/L.
Tổn thương gan do rượu bia: Lượng men gan trong máu ở những người uống nhiều rượu bia, nghiện rượu, chỉ số AST thương tăng từ 2-10 lần, chỉ số ALT tăng ít.
Tổn thương gan do tác dụng phụ của thuốc: Thông thường các loại thuốc điều trị bất kỳ bệnh nào cũng cần chuyển hóa qua gan. Khi dùng thuốc liều hoặc lạm dụng thuốc có thể gây ngộ độc tế bào gan có thể dẫn đến viêm gan cấp tính. Khi đó các chỉ số men gan có thể tăng rất cao, ví dụ ngộ độc thuốc chữa lao chỉ số men gan thậm chí tăng đến 3.000UI/L.
Suy gan cấp hoặc sốc gan: Các chỉ số men gan có thể tăng cao đến 5.000 UI/L đối với trường hợp nguy kịch.
Vàng da do tắc mật: Chỉ số men gan trong trường hợp này sẽ tăng cao nhưng thường dưới 500 UI/L.
Nói chung đối với mỗi bệnh lý về gan, các chỉ số men gan sẽ có những đặc trưng riêng. Bác sĩ thường kết hợp chỉ số men gan cao với các xét nghiệm khác để chẩn đoán chính xác bạn đang gặp vấn đề về gan mật nào.
4. Cần làm gì khi chỉ số men gan cao?
Có nhiều nguyên nhân gây tăng men gan, trong đó xuất phát chủ yếu từ chế độ ăn uống, sinh hoạt. Vì thế để cải thiện tình trạng chỉ số men gan cao, đầu tiên bạn cần thực hiện điều chỉnh chế độ ăn uống. thói quen, lối sống.
4.1. Điều chỉnh chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh
Một chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh, bổ sung các thực phẩm bổ gan cần đảm bảo các yếu tố sau:
Tăng cường bổ sung rau xanh vào bữa ăn hàng ngày: Rau xanh có hàm lượng cao các loại vitamin và khoáng chất quan trọng đối với gan. Ngoài ra, chúng còn có thể làm giảm mức độ tích tụ chất béo trong gan.
Lựa chọn thực phẩm giàu chất chống oxy hóa như củ cải đường, hạt óc chó, hạt hạnh nhân, bơ, cam, ổi…
Thực phẩm giàu chất xơ: Nhóm thực phẩm này sẽ giúp ngăn cản cơ thể hấp thụ cholesterol. Nhờ đó sẽ giảm lượng cholesterol mà gan cần xử lý, giảm gánh nặng cho gan. Thực phẩm giàu chất xơ bao gồm: Yến mạch, lúa mì, ngô, đậu Hà Lan…
Vitamin C: Đây là loại vitamin có vai trò phục hồi và chữa lành các mô tế bào bị tổn thương, nhờ đó mà men gan có thể trở lại mức bình thường.
Cung cấp đủ nước cho cơ thể: Bởi vì khi uống đủ nước, gan sẽ đào thải các chất cặn bã ra khỏi cơ thể dễ dàng hơn, giúp giảm bớt gánh nặng cho gan.
Hạn chế ăn các thực phẩm hại gan như dầu mỡ, muối, đường, rượu bia…
Các món ăn tốt cho người tăng men gan
4.2. Kiểm soát cân nặng và giảm cân nếu cần thiết
Thừa cân béo phì luôn là yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng mắc nhiều bệnh lý từ tim mạch, xương khớp, cho đến gan, thận.
Theo nghiên cứu thì người béo phì thường có chỉ số men gan ALT tăng cao hơn so với những người có cân nặng trong mức cho phép. Nguyên nhân là do ở người thừa cân béo phì gan cần phải hoạt động nhiều hơn để tăng chuyển hóa chất, nhất là chất béo. Do vậy kiểm soát cân nặng và giảm cân khi cần thiết là điều nên được ưu tiên khi chỉ số men gan cao.
Các nguy cơ mắc bệnh của người thừa cân béo phì
4.3. Thực hiện thói quen sinh hoạt tốt cho gan
Những thói quen trong cuộc sống có thể ảnh hưởng đến chức năng gan của bạn. Những thói quen không lành mạnh gây tổn thương tế bào gan, dẫn đến men gan tăng cao. Vì thế bạn cần phải biết để tránh xa các thói quen hại gan, chuyển sang thực hiện các hoạt động có lợi cho gan.
Khi men gan tăng cao bạn cần:
Tập thể dục vừa phải, thường xuyên, đều đặn.
Hạn chế thức khuya, ngủ đủ giấc và đúng giờ, thời gian ngủ tốt nhất gan đó là từ 10 giờ tối đến 6h sáng ngày hôm sau.
Tránh xa rượu bia và các món ăn không tốt cho gan.
Không sử dụng thuốc bừa bãi, đặc biệt là thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau… Sử dụng thuốc điều trị đúng bệnh, đúng liều lượng, đúng thời gian theo chỉ định của bác sĩ hoặc dược sĩ.
Hạn chế suy nghĩ tiêu cực để tránh căng thẳng, stress gây ảnh hưởng đến gan.
Các cách kể trên sẽ giúp bạn cải thiện tình trạng tăng men gan, tuy nhiên cần thực hiện kiên trì để hình thành thói quen vì chỉ trong ngày một ngày hai sẽ không có sự thay đổi rõ rệt.
Để cải thiện nhanh các bệnh lý về gan mật, nhất là khi chỉ số men gan cao bạn có thể tham khảo sử dụng các loại thảo mộc tốt cho gan.
Thói quen có hại cho gan, bạn nên tránh để men gan không tăng cao
4.4. Thảo mộc hỗ trợ cải thiện sức khỏe lá gan
Trong tự nhiên, có rất nhiều loại thảo mộc được sử dụng để hỗ trợ chức năng gan dưới dạng trà mát gan, trị mụn hoặc là thành phần của thực phẩm chức năng bảo vệ gan như:
Bồ công anh: Có khả năng giảm cholesterol, giảm áp lực cho gan.
Trà xanh: Được sử dụng thường xuyên để hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh gan. Tuy nhiên ở một số người, nó có thể làm tăng các vấn đề về gan, thận. Do vậy cách tốt nhất là tham khảo ý kiến bác sĩ về việc sử dụng trà xanh cho người mắc bệnh gan.
Cà gai leo: Đây là loại thảo dược hàng đầu trong việc hỗ trợ phòng ngừa và điều trị các bệnh gan như tăng men gan, viêm gan, xơ gan, gan nhiễm mỡ và có khả năng phòng tránh ung thư gan.
Mật nhân hay còn được gọi là cây bách bệnh: Khi kết hợp cùng cà gai leo sẽ làm tăng tác dụng hỗ trợ các bệnh lý về gan, đặc biệt ở những người uống nhiều rượu bia dẫn đến tổn thương gan.
Sản phẩm Dưỡng can Bidiphar với thành phần cà gai leo kết hợp với mật nhân giúp hỗ trợ và phòng ngừa các bệnh tăng men gan, xơ gan, gan nhiễm mỡ, viêm gan, giải độc gan...
4.5. Kiểm tra sức khỏe gan mật định kỳ
Nếu bạn đang gặp tình trạng chỉ số men gan cao hoặc có tiền sử mắc bệnh gan, bạn nên đi xét nghiệm chức năng gan hàng tháng hoặc từ 6-8 tuần/lần. Điều này sẽ giúp bạn theo dõi và kiểm soát được chỉ số men gan không để bệnh diễn biến nặng hơn.
Đồng thời kiểm tra sức khỏe thường xuyên cũng giúp bác sĩ nắm rõ được tình trạng bệnh của bạn, để từ đó có thể điều chỉnh hướng điều trị sao cho phù hợp.
Trên đây là toàn bộ thông tin bạn cần biết về chỉ số men gan cao và ý nghĩa của các chỉ số men gan. Mong rằng qua bài biết bạn sẽ hiểu được các chỉ số men gan đang phản ánh điều gì. Nếu bạn đang gặp tình trạng tăng men gan hoặc các bệnh lý khác về gan, hãy tham khảo thêm các loại thực phẩm hỗ trợ điều trị bệnh gan dưới đây:
* DƯỠNG CAN BIDIPHAR - Giải Độc, Tăng Chức Năng Gan
* ALTAMIN - Thuốc Bổ, Giải Độc Gan
* Bidiplex - Multi Vitamin Tăng Cường Sức Khỏe
* HOKMINSENG - Viên Nhân Sâm, Lộc Nhung
* KINGDOMIN Multi - Viên Sủi Vitamin, Tăng Đề Kháng
* BIDIVIT AD - Bổ Sung Vitamin A, D
Bidiphar: Chăm sóc sức khoẻ - Chia sẻ niềm vui
Website TMDT: www.bidipharshop.com
Shopee: https://shopee.vn/bidiphar
Email: bidipharshop@bidiphar.com
Hotline: 1800.888.677