Giỏ hàng

7 Loại Thuốc Điều Trị Tiểu Đường Tuýp 2 Hiệu Quả - An Toàn Nhất

Khi chế độ ăn uống và tập luyện không kiểm soát được đường huyết ở mức sinh lý thì người bệnh cần phải kết hợp thuốc điều trị. Việc phối hợp này giúp ổn định mức glucose máu nhanh chóng đồng thời tránh được các biến chứng tiểu đường. Tuy nhiên, không phải bệnh nhân nào cũng phân biệt được các loại thuốc và sử dụng đúng cách. Bài viết dưới đây, chúng tôi xin giới thiệu 7 loại thuốc tiểu đường tuýp 2 hiệu quả - an toàn nhất hiện nay.

1. Vai trò của thuốc trong điều trị tiểu đường tuýp 2

Bệnh tiểu đường tuýp 2 có cơ chế bệnh sinh phức tạp, liên quan đến hiện tượng thiếu insulin và kháng insulin. Do đó, việc điều trị cho bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 tương đối khó khăn. Theo hướng dẫn điều trị đái tháo đường của Bộ Y tế, nguyên tắc điều trị chung cần kết hợp thuốc tiểu đường tuýp 2 cùng chế độ ăn uống và luyện tập.
Trong đó, thay đổi sinh hoạt bao gồm chế độ dinh dưỡng và tập luyện thể dục thể thao thường xuyên là nền tảng trong điều trị bệnh tiểu đường tuýp 2. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào bệnh nhân cũng kiểm soát tốt đường huyết. 
Vì vậy, sử dụng thuốc tiểu đường tuýp 2 đóng vai trò quan trong điều trị đái tháo đường. Đặc biệt là khi bệnh nhân có đường huyết ban đầu quá cao hoặc hoặc thất bại trong kiểm soát đường huyết bằng thay đổi lối sống.

2. 7 thuốc điều trị tiểu đường tuýp 2 an toàn - hiệu quả nhất hiện nay

Hiện nay, các thuốc điều trị tiểu đường tuýp 2 hoạt động theo cơ chế kích thích tuyến tụy tiết insulin và giảm kháng insulin. Sau đây là 7 nhóm thuốc tiểu đường tuýp 2 an toàn - hiệu quả nhất:

2.1. Thuốc đường uống

2.1.1. Metformin (Dimethylbiguanide)

Metformin là thuốc lựa chọn đầu tay trong điều trị tiểu đường tuýp 2.
Cơ chế tác dụng: Metformin chủ yếu ức chế sản xuất glucose ở gan đồng thời giảm hiện tượng kháng insulin. 
Chỉ định: Đái tháo đường tuýp 2, đặc biệt là người thừa cân, béo phì, có rối loạn lipid máu.
Liều dùng: khởi đầu 500mg hoặc 850mg (viên/ngày). Mức liều tối đa là 2500mg/ngày.
Thời điểm dùng thuốc: uống vào bữa ăn.
Ưu điểm: 

  • Sử dụng lâu năm.
  • Không gây hạ đường huyết khi dùng đơn độc.
  • Có thể duy trì cân nặng hoặc giảm cân.
  • Giảm lipid máu: giảm LDL - cholesterol, giảm Triglycerid.

Nhược điểm: 

  • Chống chỉ định với bệnh suy tim nặng, suy thận, bệnh gan (kể cả nghiện rượu), nhiễm toan lactic, shock nhiễm trùng, …
  • Gây rối loạn tiêu hóa: đau bụng, tiêu chảy.

2.1.2. Sulfonylurea

Nhóm thuốc Sulfonylurea được phân loại như sau:

  • Thế hệ 1 gồm các thuốc tolbutamide, chlorpropamide, diabetol. Tuy nhiên, các thuốc này hiện nay ít được dùng do độc tính cao với thận. 
  • Thế hệ 2 gồm glibenclamide, gliclazide, glipizide, glyburide. Ưu điểm của thế hệ 2: hạ glucose máu tốt, ít độc với thận hơn
  • Nhóm glimepiride: tác dụng hạ glucose máu tốt, không gây tăng cân ở bệnh nhân thừa cân, chỉ cần uống 1 lần/ngày. 

Cơ chế tác dụng: kích thích tế bào beta đảo tụy tiết insulin.
Chỉ định: Đái tháo đường tuýp 2 với người có thể trạng trung bình hoặc gầy.
Liều dùng: bắt đầu từ liều thấp, sau đó điều chỉnh liều dựa vào đáp ứng. Ví dụ, Gliclazide từ 40 – 320 mg/ngày; Glipizide từ 2,5 mg đến 20,0 mg/ngày.
Thời điểm dùng thuốc: nếu uống 1 lần thì uống buổi sáng. Nếu sử dụng 2 liều thì uống vào bữa ăn sáng và tối. 
Ưu điểm: 

  • Giảm nguy cơ biến chứng mạch máu nhỏ.
  • Giảm nguy cơ tim mạch và tử vong.

Nhược điểm:

  • Gây hạ glucose huyết và tăng cân.
  • Không dùng cho bệnh nhân đái tháo đường tuýp 1, phụ nữ có thai, nhiễm toan ceton, bệnh lý nhiễm trùng.

2.1.3. Thuốc ức chế enzym Alpha - glucosidase

Nhóm thuốc tiểu đường tuýp 2 ức chế enzym alpha - glucosidase gồm acarbose, voglibose,...
Cơ chế tác dụng: thuốc tác dụng lên enzym alpha - glucosidase có tác dụng phá vỡ carbohydrat thành đường đơn (monosarccharide). Từ đó, thuốc làm chậm hấp thu tại ruột gây hạ đường huyết sau bữa ăn. 
Chỉ định: đái tháo đường tuýp 2, đặc biệt trong trường hợp tăng đường huyết sau ăn.
Liều dùng: Liều thấp sau đó tăng liều tùy vào đáp ứng của bệnh nhân.
Acarbose:  có thể tăng từ 25mg đến 50mg hoặc 100mg/mỗi bữa ăn.
Voglibose:  01 đến 02 viên/mỗi bữa ăn.
Thời điểm dùng thuốc: uống ngay trước bữa ăn.
Ưu điểm:

  • Dùng đơn độc không gây hạ glucose huyết.
  • Tác dụng tại chỗ.
  • Giảm glucose huyết sau ăn.

Nhược điểm:

  • Rối loạn tiêu hóa: sình bụng, đầy hơi, tiêu phân lỏng.
  • Không dùng đơn độc.

2.1.4. Metiglinide/Repaglinide

Thuốc chính: Repaglinide, Netaglinide.
Cơ chế tác dụng: kích thích tiết insulin, tác dụng nhanh hơn sulfonylurea nhờ có chứa nhóm benzamido.
Chỉ định: đái tháo đường tuýp 2, tăng đường huyết sau ăn.
Liều dùng: hiện tại nhóm thuốc này gồm 2 thuốc:
Repaglinide liều từ 0,5 đến 4 mg/bữa ăn. Liều tối đa 16 mg/ngày.
Netaglinide liều từ 60 đến 180 mg/bữa ăn. Liều tối đa 540,0 mg/ngày.
Thời điểm dùng thuốc: uống ngay trước bữa ăn.
Ưu điểm: hạ đường huyết sau ăn.
Nhược điểm:

  • Hạ glucose huyết
  • Tăng cân
  • Dùng nhiều lần

1.5. Thiazolidinedion

Thuốc chính: Pioglitazone.
Cơ chế tác dụng: thuốc làm tăng tính nhạy của cơ và tổ chức mỡ với insulin bằng cách hoạt hóa PPARg. Vì vậy, thuốc làm tăng thu nạp glucose từ máu đồng thời ngăn cản quá trình sản xuất glucose ở gan.
Chỉ định: điều trị đái tháo đường tuýp 2 kết hợp với metformin, sulfonylurea và insulin.
Liều dùng: Pioglitazone liều từ 15 đến 45mg/ngày.
Thời điểm dùng thuốc: uống vào bữa ăn.
Ưu điểm:

  • Dùng đơn độc không gây hạ glucose huyết
  • Giảm triglycerides,  tăng HDLcholesterol

Nhược điểm:

  • Tăng cân.
  • Giữ nước gây phù/suy tim.
  • Rối loạn chức năng gan ở người bị viêm gan hoặc có men gan cao. 

2.1.6. Gliptin

Hiện nay, nhóm thuốc gliptin có hai thế hệ:
Thế hệ 1: Sitagliptin.
Thế hệ 2: Saxagliptin, Vidagliptin.
Cơ chế tác dụng: thuốc ức chế DPP - 4 để làm tăng nồng độ incretin nội sinh, có tác dụng kích thích bài tiết insulin do tăng glucose sau ăn.
Chỉ định: Đái tháo đường tuýp 2, tăng đường huyết sau ăn, kết hợp với các thuốc uống khác như metformin, sulfonylurea.
Liều dùng:
Sitagliptin liều 100 mg/ngày
Vildagliptin liều 2×50 mg/ngày.
Saxagliptin liều 2,5 – 5 mg/ngày.
Thời điểm dùng thuốc: uống vào bữa ăn.
Ưu điểm:

  • Dùng đơn độc không gây hạ đường huyết.
  • Khả năng dung nạp tốt.

Nhược điểm:

  • Có thể gây dị ứng, ngứa, nổi mề đay, phù, viêm hầu họng, nhiễm trùng hô hấp trên, đau khớp.

2.2. Thuốc đường tiêm

Người bệnh tiểu đường tuýp 2 không phải phụ thuộc vào insulin ngoại sinh để tồn tại. Tuy nhiên, sau một thời gian mắc bệnh, cơ thể giảm sản xuất insulin đòi hỏi phải bổ sung insulin ngoại sinh để kiểm soát đường huyết tốt nhất. Insulin là thuốc đường tiêm duy nhất để điều trị tiểu đường tuýp 2.
Chỉ định sử dụng insulin:

  • Sử dụng ngay từ đầu nếu HbA1c trên 9,0% và mức glucose máu lúc đói trên 15,0 mmol/l.
  • Đái tháo đường kèm một bệnh cấp tính khác: nhiễm trùng nặng, nhồi máu cơ tim, đột quỵ,...
  • Đái tháo đường suy thận có chống chỉ định thuốc đường uống, có tổn thương gan.
  • Đái tháo đường thai kỳ.
  • Sử dụng thuốc tiểu đường tuýp 2 đường uống không hiệu quả, bệnh nhân bị dị ứng với thuốc,...

Liều dùng: 

  • Bắt dầu dùng insuline kết hợp với sulfonylurea: thường liều sulfonylurea được giảm 50% và chỉ dùng vào buổi tối.
  • Liều insulin khởi đầu: 0,1 UI/kg loại NPH, tiêm trước lúc đi ngủ hoặc 2 mũi tiêm/ngày với insulin hỗn hợp. Tùy thuộc vào mức glucose huyết và/hoặc HbA1c.

Dạng dùng:

  • Insulin tác dụng nhanh (Humalog): tiêm ngay trước bữa ăn.
  • Insulin chậm: dùng 2 lần/ngày, tác dụng kéo dài trong 12 giờ.
  • Insulin tác dụng kéo dài: dùng 1 lần/ngày, tác dụng 24 giờ.

Cách dùng: tiêm dưới da vùng bụng, mông, đùi, cánh tay.

3. Nguyên tắc kết hợp thuốc trong điều trị tiểu đường tuýp 2

Đối với bệnh nhân, sử dụng kết hợp nhiều loại thuốc tiểu đường tuýp 2 sẽ giúp tăng hiệu quả điều trị. Đồng thời, đây cũng là biện pháp để giảm nguy cơ nhờn thuốc. Mục tiêu điều trị phải nhanh chóng đưa đường huyết về mức kiểm soát tốt trong đó HbA1c từ 6,5 - 7,0% trong vòng 3 tháng. 
Dưới đây là nguyên tắc kết hợp thuốc trong điều trị tiểu đường tuýp 2 theo hướng dẫn của Bộ Y tế:
Nếu HbA1c trên 9,0%, mức glucose huyết tương lúc đói trên 13,0 mmol/l: có thể chỉ định 2 thuốc đường uống phối hợp.
Nếu HbA1c trên 9,0%, mức glucose huyết tương lúc đói trên 15,0 mmol/l: xem xét chỉ định dùng ngay insulin.
Theo dõi, đánh giá tình trạng kiểm soát mức glucose máu bao gồm các chỉ số: mức glucose máu lúc đói, mức glucose máu sau ăn, chỉ số HbA1c, được đo từ 3 - 6 tháng/lần.
Đối với cơ sở y tế không thực hiện xét nghiệm HbA1c, đánh giá theo mức glucose huyết trung bình. 
Ngoài điều chỉnh glucose máu, bệnh nhân cần phải được cân bằng các thành phần lipid máu, theo dõi thông số đông máu và duy trì huyết áp.

4. Hỗ trợ ổn định đường huyết bằng viên tiểu đường Hebamic

 

 

Các thuốc tiểu đường tuýp 2 đều tồn tại những nhược điểm nhất định. Đặc biệt nếu phải dùng kết hợp nhiều thuốc cùng nhau, nguy cơ tác dụng phụ sẽ tăng lên. Vì thế, mục tiêu điều trị tiểu đường vẫn luôn là kiểm soát đường huyết ổn định bằng cách thay đổi chế độ ăn uống, lối sống và hạn chế tối đa lượng thuốc sử dụng. 
Viên tiểu đường Hebamic là một giải pháp hỗ trợ giúp người bệnh đạt được mục tiêu đó. Thành phần dược liệu thìa canh của Hebamic đã được kiểm chứng lâm sàng cho hiệu quả tuyệt vời trong kiểm soát đường huyết. Vì vậy, Hebamic trở thành sản phẩm nên dùng ngay khi phát hiện ra rối loạn trong chỉ số đường huyết. 
Lý do để người bệnh tiểu đường sử dụng viên tiểu đường Hebamic: 

  • Được sản xuất từ nguồn dược liệu chuẩn: quy trình trồng, thu hái và sản xuất sạch theo chuẩn quốc tế 
  • Được chuẩn hóa về hàm lượng: Mỗi viên tiểu đường Hebamic chứa tới 400mg dược liệu thìa canh. Đây là hàm lượng chuẩn trong các nghiên cứu khoa học quốc tế để đảm bảo hiệu quả tối ưu của dược chất. So với các sản phẩm khác ngoài thị trường, Hebamic có hàm lượng hoạt chất cao hơn gấp 3 lần. 
  • Chuẩn hoạt chất: Chứa 25% hàm lượng acid gymnemic - thành phần cho tác dụng hạ đường huyết chính. Hàm lượng này được duy trì đồng nhất ở mọi lô sản phẩm, không phụ thuộc chất lượng dược liệu. 

Để sở hữu ngay viên tiêu đường Hebamic, bạn đọc có thể liên hệ theo số HOTLINE 1800.888.677

Kết luận:
Sử dụng thuốc tiểu đường tuýp 2 là cách tốt nhất để duy trì đường huyết ở mức ổn định. Tuy nhiên, người bệnh cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ để tránh sử dụng quá liều hoặc nhờn thuốc, gâu khó khăn khi điều trị. Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần kết hợp ăn uống và tập luyện để nâng cao chất lượng cuộc sống và tránh những biến chứng tiểu đường.
 

Có thể bạn quan tâm:


Bidiphar: Chăm sóc sức khoẻ - Chia sẻ niềm vui

www.bidipharshop.com

Email: bidipharshop@bidiphar.com

Hotline: 1800.888.677


 

Sản phẩm đã xem

Zalo