Giỏ hàng

Thực Đơn 1 Tuần Cho Người Tiểu Đường Tuýp 2 Kiểm Soát Đường Huyết

Thay đổi lối sống bao gồm chế độ ăn uống và luyện tập thể thao là nền tảng trong điều trị bệnh tiểu đường tuýp 2. Trong đó, chế độ ăn uống đóng vai trò vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, nhiều bệnh nhân tiểu đường khó kiểm soát được lượng đường từ thực phẩm nạp vào cơ thể dẫn tới bị tăng đường huyết sau ăn quá mức. Trong bài viết này, chúng tôi xin gợi ý thực đơn dành cho người tiểu đường tuýp 2 trong một tuần để duy trì đường huyết ổn định.

1. Nguyên tắc lựa chọn thực đơn cho người bệnh tiểu đường tuýp 2

Người bị bệnh tiểu đường tuýp 2 cần tuân thủ theo một chế độ ăn uống nghiêm ngặt để kiểm soát đường huyết. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là bạn phải kiêng khem nhiều thứ, trong đó có cả những món ăn mình yêu thích. 
Bệnh nhân tiểu đường cần bổ sung đầy đủ 5 nhóm thực phẩm: ngũ cốc, chất đạm, chất béo, rau xanh, trái cây. Dưới đây là nguyên tắc lựa chọn thực đơn cho người tiểu đường tuýp 2 theo 5 nhóm thực phẩm chính:

1.1. Ngũ cốc

Người bị tiểu đường không cần kiêng hoàn toàn tinh bột và đường. Bạn vẫn có thể ăn các loại ngũ cốc nguyên hạt, gạo lứt, yến mạch, bánh mì, nui từ ngũ cốc nguyên hạt. Những thực phẩm này chứa nhiều vitamin và khoáng chất cùng hàm lượng chất xơ tốt. Đặc biệt là chất xơ làm đường huyết tăng chậm, tạo cảm giác no lâu, hạn chế thèm đồ ăn vặt.
Tuy nhiên, người Việt có thói quen ăn cơm trắng, bún, miến, phở, bánh mì nhiều. Những thực phẩm này có thể làm tăng đường huyết nhanh chóng vì chúng đã qua tinh chế loại đi chất xơ và vitamin nhóm B. Vì vậy, khi lựa chọn thực đơn cho người tiểu đường tuýp 2 cần hạn chế ăn nhóm thực phẩm này.

1.2. Chất đạm

Chất đạm cũng là nguồn dinh dưỡng không thể thiếu cho bệnh nhân tiểu đường tuýp 2. Sau đây là nhóm thực phẩm giàu chất đạm mà người bị tiểu đường nên ăn và không nên ăn hàng ngày:

  • Thực phẩm nên ăn: cá béo (cá hồi, cá trích), gia cầm bỏ da, trứng, đậu phụ, hạt óc chó, hạnh nhân, sữa tách béo, không đường.
  • Thực phẩm không nên ăn: thịt đỏ (thịt bò, thịt lợn), thịt nguội, xúc xích, lạp xưởng,... Những thực phẩm này có thể gây tăng cân, béo phì, khó kiểm soát đường huyết.

1.3. Chất béo

Ăn nhiều chất béo có thể khiến bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 tăng cân. Tuy nhiên, không phải loại chất béo nào cũng dẫn tới điều đó. Khi người bệnh sử dụng những chất béo tốt sẽ giúp hạn chế cơn thèm ăn và giảm cân nặng, đồng thời kiểm soát đường huyết tốt hơn.
Thực đơn dành cho người tiểu đường tuýp 2 cần bổ sung chất béo không no giúp giảm lượng LDL cholesterol có hại. Thực phẩm cung cấp chất béo không no bao gồm: cá hồi, cá thu, dầu thực vật (dầu oliu, dầu đậu nành, dầu hướng dương), các loại đậu, quả óc chó, quả bơ,...
Mặt khác, bệnh nhân tiểu đường nên tránh bổ sung chất béo no trong mỡ động vật, thịt đỏ, sữa nguyên kem. Bên cạnh đó, các chất béo chuyển hóa transfat cũng là nguyên nhân gây ra các vấn đề tim mạch như: xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim,... Vì vậy, người bệnh cũng nên hạn chế ăn đồ chiên rán, bánh ngọt, mỳ ăn liền,...

1.4. Rau củ

Rau xanh có chứa nhiều chất xơ, ít tinh bột và đường nên sẽ làm chậm hấp thu đường. Từ đó hạn chế tình trạng tăng đường huyết sau ăn. Vì vậy, bạn nên ăn rau xanh ngay đầu bữa ăn để no nhanh hơn và hạn chế ăn những thực phẩm khác. Các loại rau nên ăn: các loại cải (cải xanh, cải thìa, cải bó xôi), súp lơ, dưa leo, măng tây, rau mồng tơi, rau đay, rau ngót,...
Tuy nhiên cũng có các loại rau củ có chứa một lượng tinh bột nhất định mà bạn cần tránh như: khoai tây, củ cải đường, khoai mỡ, ngô (bắp),...

5. Trái cây

Thực đơn dành cho người tiểu đường tuýp 2 thường được chia nhỏ để giúp bệnh nhân ăn ít nhưng không cảm thấy đói, mệt mỏi. Trong các bữa phụ, trái cây luôn là lựa chọn đầu tiên do các loại quả thường chứa ít đường nhưng cung cấp nhiều vitamin, khoáng chất, chất xơ. Mặt khác, trái cây cũng có thể giúp bạn giảm thèm ăn đồ ngọt hơn.
Sau đây là những loại trái cây bạn nên ăn và không nên ăn:

  • Trái cây nên ăn: cam, táo, ổi, lê, dâu tây, mận, đào, chuối, nho.
  • Trái cây không nên ăn: mít, sầu riêng, trái cây sấy, mứt, siro hoa quả. 

>>>Xem ngay: Người bệnh tiểu đường tuýp 2 nên ăn gì, kiêng gì?

2. Gợi ý thực đơn 1 tuần giúp kiểm soát đường huyết hiệu quả

Để bạn dễ dàng lựa chọn thực đơn dành cho người tiểu đường tuýp 2, chúng tôi xin gợi ý thực đơn 1 tuần giúp kiểm soát đường huyết hiệu quả. Người bệnh nên chia nhỏ bữa ăn và ăn đúng thời gian quy định để không bị đói, mệt mỏi. 

Lưu ý rằng, thực đơn dưới đây chỉ mang tính chất tham khảo, với từng bệnh nhân khác nhau về tình trang bệnh, cân nặng, giới tính, tuổi tác... lượng dinh dưỡng cung cấp phù hợp hàng ngày sẽ khác nhau. Để nhận được tư vấn cụ thể xin vui lòng liên hệ Hotline miễn phí: 1800.888.677

2.1. Ngày 1

Bữa sáng (7h): phở gà không da - 1 bát vừa.
Bữa phụ (9h): táo - 1 quả.
Bữa trưa (11h): 

  • Cơm gạo lứt - ½ bát.
  • Canh rau cải xanh nấu thịt heo - 1 bát con.
  • Cá thu kho - 1 khúc nhỏ 100gram.
  • Súp lơ luộc - lưng bát cơm.

Bữa phụ (14h): lê - 1 quả.
Bữa tối (18h): 

  • Cơm gạo nứt - ½ bát.
  • Tôm hấp - 6 con to.
  • Rau muống luộc - 1 bát con.
  • Dưa chuột - 1 quả.

2.2. Ngày 2

Bữa sáng (7h): bún mọc - 1 bát vừa.
Bữa phụ (9h): cam - 1 quả.
Bữa trưa (11h):

  • Cơm trắng - ½ bát.
  • Canh bí đỏ thịt băm - 1 bát con.
  • Su su luộc - 1 quả. 

Bữa phụ (14h): ổi - 1 quả.
Bữa tối (18h): 

  • Rau mồng tơi nấu cua - 1 bát con.
  • Ức gà áp chảo - 1 miếng.
  • Cà rốt luộc - 1 bát con.

2.3. Ngày 3

Bữa sáng (7h): phở bò - 1 bát vừa.
Bữa phụ (9h): táo - 1 quả.
Bữa trưa (11h):

  • Cơm gạo lứt - ½ bát.
  • Cá hấp - 1 khúc 200gram.
  • Rau ngót nấu thịt băm - 1 bát con.

Bữa phụ (14h): dâu tây - 5 quả nhỏ.
Bữa tối (18h):

  • Khoai lang luộc - 1 củ vừa.
  • Ức gà luộc - 1 miếng.
  • Salad rau xanh - cà chua: 1 bát con.

2.4. Ngày 4

Bữa sáng (7h): 
Ngũ cốc - 100gram.
Sữa không đường - 1 cốc nhỏ.
Bữa phụ (9h): quýt - 1 quả. 
Bữa trưa (11h):

  • Cơm trắng - ½ bát.
  • Cải bắp luộc.
  • Thịt nạc heo luộc - 150gram.
  • Canh giá đỗ - 1 bát con.

Bữa phụ (14h): nho xanh - 6 quả.
Bữa tối (18h):

  • Đậu phụ - 1 bìa dài.
  • Rau lang luộc - 1 bát nhỏ.
  • Ức gà áp chảo - 1 miếng.
  • Dưa chuột - 1 quả. 

2.5. Ngày 5

Bữa sáng (7h): phở gà - 1 bát vừa.
Bữa phụ (9h): lê - 1 quả.
Bữa trưa (11h):

  • Cơm trắng - ½ bát.
  • Cá sốt cà chua - 1 khúc 150gram
  • Canh rau ngót thịt băm - 1 bát nhỏ.
  • Su su luộc - 1 quả. 

Bữa phụ (14h): cam - 1 quả. 
Bữa tối (18h):

  • Cơm gạo lứt - ½ bát.
  • Bầu luộc - 1 bát con.
  • Thịt heo xào giá đỗ - 1 bát con.
  • Canh rau dền - 1 bát con.

2.6. Ngày 6

Bữa sáng (7h): cháo gà - 1 bát.
Bữa phụ (9h): táo - 1 quả.
Bữa trưa (11h):

  • Cơm trắng - ½ bát.
  • Cải thảo luộc - 1 bát con.
  • Tôm nõn xào súp lơ - 1 bát con.
  • Canh rau cải xanh: 1 bát con.

Bữa phụ (14h): chuối - 1 quả.
Bữa tối (18h):

  • Đậu phụ nhồi thịt - 2 miếng.
  • Rau muống luộc - 1 bát con.
  • Đậu bắp xào tỏi - 1 bát con.

2.7. Ngày 7

Bữa sáng (7h): 
Cháo thịt băm - 1 bát vừa.
Sữa không đường - 1 cốc nhỏ.
Bữa phụ (9h): ổi - 1 quả.
Bữa trưa (11h): 

  • Cơm gạo lứt - ½ bát.
  • Canh mướp đắng nhồi thịt - 1 bát con.
  • Súp lơ luộc.

Bữa phụ (14h): bưởi - 2 múi.
Bữa tối (18h):

  • Canh giá đỗ thịt băm - 1 bát con
  • Bí luộc - 1 bát con
  • Cá hấp - 100gram.

Khi ăn uống, người bệnh nên ăn rau và uống canh, rồi đến ăn thịt cá và sau cùng là cơm. Trình tự ăn uống này sẽ giúp giảm hấp thụ đường sau ăn.

3. Hỗ trợ kiểm soát đường huyết bằng viên tiểu đường Hebamic

Ngoài chế độ ăn, sử dụng các sản phẩm bổ trợ từ thiên nhiên cũng là giải pháp an toàn giúp người bệnh tiểu đường tuýp 2 kiểm soát đường huyết. Để sử dụng thảo dược trị tiểu đường đúng hàm lượng, liều lượng đạt hiệu quả, viên tiểu đường Hebamic là lựa chọn hoàn hảo cho người bệnh nhờ khả năng: 

  • Hỗ trợ hạ đường huyết cho người bệnh tiểu đường, người có đường huyết cao. 
  • Hỗ trợ làm giảm nguy cơ biến chứng của bệnh đái tháo đường. 

Hiệu quả này đến từ thành phần dược liệu thìa canh - cây thuốc quý đã được sử dụng lâu đời trong điều trị tiểu đường. Ngày nay, công dụng của thìa canh đã được chứng thực qua các nghiên cứu lâm sàng và được ứng dụng rộng rãi trong y tế. Viên tiểu đường Hebamic sản xuất từ dược liệu thìa canh theo tiêu chí 3 chuẩn: 

  • Chuẩn dược liệu: Vùng trồng đạt tiêu chuẩn GACP-WHO, không hóa chất, thuốc trừ sâu đảm bảo an toàn tuyệt đối
  • Chuẩn hàm lượng: Chứa 400mg cao khô cành và lá thìa canh - chuẩn theo các nghiên cứu khoa học nước ngoài và cao gấp 3 lần so với các sản phẩm khác trên thị trường
  • Chuẩn hoạt chất: Chứa tới 25% hoạt chất acid gymnemic - thành phần có vai trò chính trong việc ổn định đường huyết người bệnh. 

Nhờ viên tiểu đường Hebamic, đường huyết của người bệnh sẽ được giữ ở mức ổn định, an toàn. Nhờ đó, chi phí điều trị và nguy cơ gặp tác dụng phụ khi dùng thuốc đều được giảm đi đáng kể. 
Cách dùng viên tiểu đường Hebamic: Uống 1 viên/lần – 1- 2 lần/ngày trước khi ăn. Cách dùng đơn giản, dễ nhớ và thuận tiện cho người sử dụng.

Kết luận:
Trên đây là những gợi ý để lập thực đơn dành cho người tiểu đường tuýp 2 trong một tuần. Chúng tôi hy vọng bài viết sẽ giúp bệnh nhân tiểu đường không còn cảm thấy nhàm chán trong ăn uống khi điều trị bệnh tiểu đường. Bên cạnh việc ăn uống, người bệnh cũng cần thay đổi thói quen luyện tập thể dục thể thao để kiểm soát tốt đường huyết, tránh những biến chứng tiểu đường.
Tài liệu tham khảo:
https://www.healthline.com/health/type-2-diabetes/seven-day-meal-plan

Có thể bạn quan tâm:


Bidiphar: Chăm sóc sức khoẻ - Chia sẻ niềm vui

www.bidipharshop.com

Email: bidipharshop@bidiphar.com

Hotline: 1800.888.677



 

Sản phẩm đã xem

Zalo