Đái Tháo Đường Type 2: 5 Kiến Thức Cơ Bản Bạn Cần Biết
Theo công bố của Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ năm 1997, bệnh đái tháo đường được chia thành 2 tuýp chính. Trong đó, đái tháo đường tuýp 2 chiếm tỷ lệ áp đảo với con số lên tới trên 90%. Được biết đến là căn bệnh mạn tính dai dẳng, người bị đái tháo đường type 2 cần trang bị được những kiến thức cơ bản để sẵn sàng chung sống hòa bình với bệnh trong suốt cuộc đời. Cùng tìm hiểu những thông tin đó qua bài viết sau đây.
Định nghĩa về đái tháo đường type 2
Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị đái tháo đường của Bộ Y Tế định nghĩa đái tháo đường là một rối loạn mạn tính có các đặc điểm:
- Tăng glucose máu;
- Kết hợp với những bất thường về chuyển hóa carbohydrate, lipid và protein;
- Luôn gắn liền với xu hướng phát triển các bệnh lý về thận, đáy mắt, thần kinh và các bệnh tim mạch khác.
Các tiêu chí chẩn đoán đái tháo đường:
- Mức đường huyết lúc đói ≥ 7,0 mmol/l (≥ 126 mg/dl).
- Mức đường huyết ≥ 11,1 mmol/l (200 mg/dl) ở thời điểm 2 giờ sau nghiệm pháp dung nạp glucose bằng đường uống.
- Mức đường huyết bất kỳ ≥ 11,1 mmol/l (200 mg/dl
- Xét nghiệm chỉ số HbA1c ≥ 6.5%
Trong bệnh đái tháo đường type 2, cơ thể gặp rối loạn trong việc hấp thu và sử dụng đường (glucose). Tình trạng này kéo dài dẫn đến lượng đường trong máu tăng lên quá mức. Kết quả là kéo theo một loạt những rối loạn trên hệ thống tuần hoàn, thần kinh và miễn dịch. Nguyên nhân gây bệnh cụ thể được trình bày chi tiết ở phần sau.
Các dấu hiệu ban đầu của đái tháo đường type 2 thường khó phát hiện. Người bệnh có thể sống chung với đái tháo đường type 2 trong nhiều năm mà không hề hay biết. Khi bệnh tiến triển lên mức độ nặng hơn, cơ thể sẽ xuất hiện một số triệu chứng như:
- Khát nước quá mức
- Đi tiểu thường xuyên
- Tăng cảm giác đói
- Giảm cân ngoài ý muốn
- Mệt mỏi, nhìn mờ
- Chậm lành vết thương, vết loét
- Dễ bị nhiễm trùng
- Hay bị tê ngứa ở lòng bàn tay, bàn chân.
- Da sạm đen, thường ở nách và cổ
Nguyên nhân gây bệnh đái tháo đường type 2
Đái tháo đường liên quan đến một hormon quan trọng trong cơ thể có tên là insulin. Đây là hormon được sản xuất bởi các tế bào beta ở tuyến tụy tuyến tụy. Insulin giúp hấp thu glucose (đường) từ máu vào tế bào, nơi nó được sử dụng để tạo ra năng lượng cho các hoạt động sống của cơ thể.
Trong bệnh đái tháo đường type 2, cơ thể gặp phải đồng thời 2 rối loạn:
- Các tế bào trong cơ, mỡ và gan đề kháng với insulin. Do không tương tác theo cách bình thường với insulin, chúng không thể hấp thu đủ glucose để sản sinh năng lượng.
- Để đáp ứng với việc thiếu hụt năng lượng sống, cơ thể điều tiết bằng việc thúc đẩy tuyến tụy tiết insulin nhiều hơn. Sau một thời gian, tuyến tụy phải hoạt động quá mức sẽ bị suy yếu dần. Cuối cùng, tuyến tụy không thể sản xuất đủ insulin để kiểm soát lượng glucose trong máu.
Bởi hai cơ chế trên, glucose không thể di chuyển vào tế bào và bị tích tụ lại trong máu. Lượng đường huyết tăng vọt khiến người bệnh có nguy cơ gặp nhiều biến chứng về tim mạch, thần kinh… nếu không được điều trị sớm.
10 đối tượng dễ gặp đái tháo đường type 2
Bệnh đái tháo đường type 2 dễ gặp trên các đối tượng:
- Thừa cân, béo phì: Đây là yếu tố nguy cơ chính gây ra tình trạng đái tháo đường type 2. Nghiên cứu lâm sàng cũng chỉ ra sự phân bố mỡ trên cơ thể cũng ảnh hưởng đến nguy cơ mắc bệnh. Cụ thể, nam giới có vòng bụng trên 101.6 cm hoặc nữ giới có vòng bụng trên 88.9cm có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
- Người lớn tuổi: Người lớn trên 45 tuổi có nguy cơ bị đái tháo đường type 2 cao hơn. Tuy nhiên, sự gia tăng số lượng trẻ em bị béo phì trong thời gian gần đây cũng khiến cho tỷ lệ người trẻ mắc bệnh đái tháo đường type 2 tăng vọt.
- Người ít vận động: Các hoạt động thể chất giúp kiểm soát cân nặng và tiêu hao lượng glucose cơ thể hấp thu và sản xuất ra hàng ngày. Nhờ đó, cơ thể nhạy cảm hơn với insulin và giảm bớt khả năng mắc bệnh đái tháo đường. Nếu càng ít vận động, nguy cơ bị bệnh càng lớn hơn.
- Tiền sử gia đình: Nếu trong gia đình có cha, mẹ hay anh chị em đã và đang bị đái tháo đường type 2, bạn cũng sẽ trở thành một đối tượng dễ mắc bệnh.
- Chủng tộc và sắc tộc: Tuy chưa rõ nguyên nhân, nhưng nghiên cứu dịch tễ lại cho thấy người châu Á - Thái Bình Dương, người Mỹ bản địa và người gốc Tây Ban Nha có nguy cơ bị đái tháo đường type 2 cao hơn người da trắng.
- Rối loạn lipid máu: chỉ số HDL - cholesterol thấp và triglycerid cao là một dấu hiệu cảnh báo bạn dễ bị đái tháo đường.
- Đái tháo đường thai kỳ: Đây là tình trạng rối loạn đường huyết gặp trong giai đoạn mang bầu và thường kết thúc sau 6 tuần sinh con. Nếu bạn bị tiểu đường thai kỳ, nguy cơ bị đái tháo đường type 2 về sau là khá lớn; đặc biệt khi bé sinh ra nặng trên 4kg.
- Tiền đái tháo đường đường: Đây là thuật ngữ để chỉ tình trạng đường trong máu cao hơn bình thường, nhưng không đủ cao để được xếp vào bệnh tiểu đường. Nếu không được điều trị, tiền đái tháo đường thường tiến triển thành đái tháo đường type 2.
- Hội chứng buồng trứng đa nang: Người mắc bệnh này thường có các biểu hiện như kinh nguyệt không đều, lông mọc nhiều và đặc biệt là béo phì. Đây là yếu tố nguy cơ rất lớn để dẫn đến tiểu đường type 2.
- Người bị nhiều vùng da thâm, nhất là ở nách và cổ: Những dấu hiệu này cảnh báo cơ thể đang diễn ra tình trạng kháng insulin - nguyên nhân trực tiếp gây đái tháo đường type 2.
8 biến chứng khó lường của đái tháo đường type 2
Đái tháo đường type 2 ảnh hưởng đến nhiều cơ quan, bao gồm tim mạch, thần kinh, mắt và thận.
- Bệnh tim và mạch máu: Bệnh tiểu đường làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ, cao huyết áp và xơ vữa động mạch.
- Tổn thương dây thần kinh ở các chi: Lượng đường trong máu cao trong thời gian dài có thể làm tổn thương hoặc phá hủy các dây thần kinh. Biểu hiện của tổn thương này là tình trạng ngứa ran, tê, rát, đau hoặc cuối cùng là mất cảm giác; thường bắt đầu ở đầu ngón chân hoặc ngón tay và dần dần lan lên trên.
- Tổn thương các dây thần kinh khác: Tổn thương các dây thần kinh của tim có thể góp phần gây biến chứng nhịp tim không đều. Tổn thương dây thần kinh trong hệ tiêu hóa có thể gây ra buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy hoặc táo bón. Đối với nam giới, tổn thương dây thần kinh có thể gây rối loạn cương dương.
- Bệnh thận: Đái tháo đường type 2 làm giảm khả năng hồi phục của người có bệnh thận mạn hay bệnh thân giai đoạn cuối. Người bệnh có thể phải lọc máu hay ghép thận để điều trị.
- Tổn thương mắt: Bệnh tiểu đường làm tăng nguy cơ mắc các bệnh nghiêm trọng về mắt, chẳng hạn như đục thủy tinh thể và tăng nhãn áp. Nghiêm trọng hơn, đường huyết cao có thể làm hỏng các mạch máu của võng mạc và dẫn đến mù lòa.
- Tổn thương da: Đường là nguồn dinh dưỡng ưa thích của nấm, vi khuẩn. Do đó, người bệnh đái tháo đường type 2 dễ gặp các nhiễm trùng da do có điều kiện thuận lợi để các mầm bệnh này sinh sôi. Nếu cơ thể có vết thương, vết loét, vi khuẩn dễ xâm nhập và phát triển, khiến tổn thương chậm lành hơn rất nhiều. Nếu không được chăm sóc và điều trị sớm, người bệnh có nguy cơ phải cắt cụt chân/tay do nhiễm trùng.
- Chứng ngưng thở lúc ngủ: Ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn đường thở thường gặp ở những người bị đái tháo đường type 2. Béo phì có thể là yếu tố chính góp phần gây ra cả hai tình trạng này.
- Chứng mất trí nhớ: Các nghiên cứu lâm sàng chỉ ra đái tháo đường type 2 làm tăng nguy cơ mắc bệnh Alzheimer và các rối loạn khác, gây ra chứng sa sút trí tuệ.
Đái tháo đường type 2 là căn nguyên của nhiều biến chứng nguy hiểm, đe dọa trực tiếp tới sức khỏe và tính mạng của người bệnh. Cách duy nhất để ngăn ngừa các biến chứng này là kiểm soát đường huyết ổn định và theo dõi tình trạng sức khỏe thường xuyên để kịp thời có hướng điều trị phù hợp nhất.
Nguyên tắc điều trị đái tháo đường type 2
1. Mục tiêu và nguyên tắc điều trị
Mục tiêu chung trong điều trị đái tháo đường type 2 là:
- Duy trì lượng glucose máu khi đói, glucose máu sau ăn gần như mức độ sinh lý, đạt được mức HbA1c lý tưởng.
- Giảm cân nặng (với người thừa cân, béo phì) hoặc duy trì cân nặng hợp lý.
Các mục tiêu này chỉ có thể đạt được thông qua việc thực hiện nghiêm ngặt các nguyên tắc:
- Dùng thuốc hạ đường huyết theo đúng chỉ định
- Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh
- Luyện tập thường xuyên
- Ngoài ra: cần kiểm soát các bệnh lý mắc kèm thông qua việc phối hợp điều trị hạ lipid máu; duy trì huyết áp lý tưởng; phòng, chống đông máu.
2. Điều trị cụ thể:
2.1. Chế độ ăn uống
Không có chế độ ăn kiêng cụ thể cho bệnh đái tháo đường type 2. Người bệnh chỉ cần lưu ý những điều sau để xây dựng được thực đơn lành mạnh:
- Sắp xếp lịch ăn bữa chính và bữa phụ một cách cụ thể để thực hiện hàng ngày.
- Giảm khẩu phần ăn so với bình thường
- Tăng cường bổ sung thực phẩm giàu chất xơ như trái cây, rau xanh, ngũ cốc nguyên hạt
- Giảm bớt ngũ cốc tinh chế, rau củ nhiều tinh bột và đồ ngọt
- Nên lựa chọn những loại sữa ít béo, thịt ít béo (thịt trắng) và cá
- Hạn chế dầu béo, thay thế bằng dầu oliu hoặc dầu hạt cải.
2.2. Chế độ luyện tập
Một chế độ luyện tập phù hợp sẽ giúp người bệnh đái tháo đường type 2 giảm cân hoặc duy trì được cân nặng hợp lý. Bên cạnh đó, luyện tập cũng là cách hữu ích để điều chỉnh mức đường huyết hiệu quả.
Một số hình thức luyện tập phù hợp cho người bệnh đái tháo đường type 2 là đi bộ, đạp xe, chạy bộ, bơi lội, cầu lông… Tùy theo tình trạng sức khỏe, người bệnh có thể lựa chọn loại hình vận động phù hợp nhất cho mình.
Theo khuyến cáo, tần suất luyện tập nên là tối thiểu 30 phút mỗi ngày, tối thiểu 5 ngày/tuần.
2.3. Dùng thuốc kiểm soát đường huyết
Thuốc kiểm soát đường huyết chỉ được dùng theo chỉ định của bác sĩ, dựa trên chẩn đoán mức độ bệnh và đáp ứng điều trị của bệnh nhân. Một số nhóm thuốc kiểm soát đường huyết thường dùng là:
- Metformin: Là thuốc điều trị đái tháo đường type 2 phổ biến nhất, là chỉ định đầu tay ở nhiều quốc gia.
- Nhóm Sulphonylurea: Thuốc tác động theo cơ chế kích thích tụy tiết insulin. Sulphonylurea được chia thành 2 thế hệ: thế hệ 1 có đại diện là tolbutamide, chlorpropamide…; thế hệ 2 bao gồm glibenclamide, gliclazide, glipizide…
- Nhóm ức chế Alpha - glucosidase: Nhóm thuốc này có vai trò chính là hạ thấp đường huyết sau ăn. Thế hệ 1 (nhóm acarbose) dễ gây nhiều tác dụng phụ như đau bụng, tiêu chảy. Thế hệ 2 (nhóm voglibose) đã được nghiên cứu cải tiến nên ít tác dụng phụ hơn.
- Nhóm Meglitinide/Repaglinide - thuốc kích thích bài tiết insulin sau ăn.
- Nhóm Thiazolidinedione: Có vai trò làm tăng nhạy cảm của cơ và tổ chức mỡ với insulin để hấp thu glucose tốt hơn. Đại diện thường gặp là Pioglitazone.
- Nhóm Gliptin: Là những thuốc có tác dụng kích thích bài tiết insulin do tăng glucose sau ăn. Đại diện thường gặp là Sitagliptin (thế hệ 1) hoặc Saxagliptin, Vildagliptin (thế hệ 2).
Các thuốc điều trị đái tháo đường type 2 có thể được dùng đơn độc hay phối hợp theo chỉ định của bác sĩ. Sau một đợt điều trị, người bệnh nên tái khám để được kiểm tra đường huyết và được điều chỉnh thuốc phù hợp.
2.4. Dùng sản phẩm hỗ trợ kiểm soát đường huyết
Bên cạnh 3 giải pháp chính ở trên, các sản phẩm hỗ trợ kiểm soát đường huyết là một gợi ý nên thử cho người bệnh tiểu đường.
Một trong những lựa chọn dành cho người bệnh là viên tiểu đường Hebamic. Sản phẩm được đánh giá là công cụ đắc lực giúp ổn định đường huyết nhờ những ưu điểm:
- Giúp giảm đường huyết ở người bệnh đái tháo đường .
- Giúp ngăn ngừa biến chứng bệnh đái tháo đường.
- Nguồn gốc dược liệu thìa canh đã được chứng nhận hiệu quả qua hàng ngàn nghiên cứu lâm sàng.
- Quy trình sản xuất đạt chuẩn GMP an toàn tuyệt đối.
Việc bổ sung Hebamic trong phác đồ điều trị sẽ giúp đường huyết được duy trì ở mức ổn định, giảm nguy cơ phải dùng kết hợp 2-3 thuốc. Nhờ đó, người bệnh tiết kiệm được chi phí điều trị và ít gặp nguy cơ tác dụng phụ do dùng thuốc.
>>>Xem ngay: Hebamic - 100% tự nhiên từ cây thìa canh cho người tiểu đường
Kết luận: Đái tháo đường type 2 là bệnh lý mạn tính thường gặp ở người cao tuổi, béo phì hay liên quan đến các yếu tố di truyền. Bệnh có cơ chế phức tạp và có nguy cơ gây nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được chăm sóc và điều trị sớm. Xây dựng chế độ ăn uống, luyện tập khoa học và tuân thủ điều trị của bác sĩ là chìa khóa vàng giúp người bệnh luôn khỏe mạnh để chung sống hòa bình với bệnh đái tháo đường type 2.
Tài liệu tham khảo
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/type-2-diabetes/symptoms-causes/syc-20351193
https://www.healthline.com/health/type-2-diabetes#complications
https://www.nhs.uk/conditions/type-2-diabetes/
Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị đái tháo đường type 2 - Bộ Y Tế
Bidiphar: Chăm sóc sức khoẻ - Chia sẻ niềm vui
Email: bidipharshop@bidiphar.com
Hotline: 1800.888.677