[Giải đáp] Bệnh tiểu đường có ăn cam được không?
Người bệnh tiểu đường luôn cần thận trọng với mọi loại thực phẩm trong khẩu phần ăn.Tuy nhiên, chính sự thận trọng này lại dẫn đến việc kiêng khem quá đà, khiến người bệnh bỏ qua nhiều nguồn thực phẩm lành mạnh. Trong số đó, cam là một trong những loại trái cây bị đưa vào danh mục loại bỏ vì có vị ngọt, gây ra những lo ngại làm tăng đường huyết. Vậy bệnh tiểu đường có ăn được cam không? Nên ăn như nào phù hợp? Hãy cùng chúng tôi tìm lời giải đáp qua bài viết sau.
Thành phần dinh dưỡng
Cam là trái cây chứa nhiều chất dinh dưỡng đem lại lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe. Nó bao gồm: chất xơ, vitamin, khoáng chất và các chất chống oxy hóa. Khi ăn với lượng vừa phải, cam hoàn toàn lành mạnh với người bệnh tiểu đường.
Cam có chỉ số đường huyết GI thấp
Chỉ số đường huyết GI cho biết ảnh hưởng của một loại thực phẩm đến lượng đường trong máu sau khi ăn. Thực phẩm có chỉ số GI thấp ít khiến đường huyết biến động nhiều, giúp quản lý bệnh tốt hơn.
Cam có chỉ số đường huyết khoảng 40-43 - giá trị ở ngưỡng thấp. Vì vậy khi ăn cam, đường huyết tăng chậm, rất an toàn với người bệnh tiểu đường.
Cam chứa nhiều chất xơ
Một quả cam trung bình chứa khoảng 4g chất xơ.
Chất xơ không được tiêu hóa ở ruột non mà được đi thẳng tới ruột già để lên men và phân cắt. Nó được biết đến là nhóm dinh dưỡng có nhiều lợi ích cho sức khỏe. Chất xơ điều hòa hệ vi khuẩn đường ruột, chống táo bón; giảm cholesterol máu và ngăn ngừa nguy cơ các bệnh tim mạch.
Đặc biệt, chất xơ có ý nghĩa với bệnh tiểu đường vì giúp hỗ trợ kiểm soát đường huyết hiệu quả. Chất xơ làm chậm sự gia tăng đường huyết bằng cách trì hoãn tốc độ tháo rỗng dạ dày, rút ngắn thời gian thức ăn di chuyển qua đường tiêu hóa.
Theo kết quả từ 15 nghiên cứu lâm sàng trên bệnh nhân tiểu đường tuýp 2, chất xơ không chỉ giúp làm giảm đường huyết lúc đói mà còn cải thiện cả chỉ số HbA1c. Đây là chỉ số quan trọng giúp đánh giá cải thiện của bệnh tiểu đường.
Cam giàu vitamin và khoáng chất
Cam chứa nhiều vitamin và khoáng chất có lợi cho bệnh tiểu đường. Một quả cam kích cỡ trung bình sẽ cung cấp khoảng 91% nhu cầu vitamin C cơ thể cần hàng ngày. Vitamin C có vai trò chống oxy hóa, ngăn chặn quá trình stress oxy hóa của các tế bào trong cơ thể. Với người bệnh tiểu đường, lượng đường máu cao khiến quá trình stress oxy hóa này diễn ra thường xuyên hơn. Vì vậy, việc cung cấp vitamin C từ cam là cần thiết.
Bên cạnh đó, một quả cam cũng bổ sung khoảng 12% nhu cầu folate mỗi ngày cho cơ thể. Các nghiên cứu chỉ ra folate có khả năng cải thiện tình trạng kháng insulin, quản lý đường huyết và ngăn ngừa biến chứng mắt do bệnh tiểu đường.
Ngoài ra, cam cũng cho cơ thể khoáng chất quan trọng là kali. Mỗi quả cam mang đến khoảng 6% lượng kali cần thiết hàng ngày. Kali góp phần duy trì cân bằng điện giải, điều hòa hoạt động của cơ bắp và giúp ngăn ngừa biến chứng tim mạch, huyết áp cho người bệnh tiểu đường.
Cam chứa nhiều chất chống oxy hóa
Cam là nguồn cung cấp dồi dào các chất chống oxy hóa nhóm flavonoid. Các chất này có khả năng chống viêm, ngăn chặn quá trình stress oxy hóa của tế bào. Đồng thời, nó cũng giúp giảm sự kháng insulin và giúp cơ thể tăng độ nhạy với insulin. Nhờ đó, đường huyết được hấp thu vào tế bào, cơ quan tốt hơn, giúp cải thiện tình trạng bệnh tiểu đường.
Ngoài ra, một số loại cam đỏ còn chứa hợp chất anthocyanins. Đây là một chất thuộc phân nhóm flavonoid, có mặt nhiều trong các loại trái cây và rau quả màu đỏ, tím hoặc xanh lam. Nghiên cứu cho thấy rằng những hợp chất này có thể chống lại stress oxy hóa, ngừa bệnh tim mạch.
Người bệnh tiểu đường có được ăn cam không? Cách ăn cam chuẩn khoa học?
Cam có chứa nhiều chất dinh dưỡng quan trọng với sức khỏe nói riêng và bệnh tiểu đường nói chung. Về tổng thể, cam là trái cây không có nhược điểm, không tiềm ẩn nguy cơ gì với bệnh tiểu đường. Chính vì vậy, Hiệp hội tiểu đường Hoa Kỳ (ADA) khuyến khích người mắc bệnh tiểu đường nên bổ sung cam và các trai cây cùng họ cam, quýt.
Để cơ thể hấp thu trọn vẹn những chất dinh dưỡng từ quả cam, người bệnh tiểu đường nên lưu ý những điều sau:
Nên ăn cam tươi, nguyên múi, ăn cả bã: Ăn cam theo cách này giúp giữ nguyên hương vị tươi ngon của quả cam. Đồng thời, người bệnh cũng sẽ được bổ sung đầy đủ tất cả các thành phần hoạt chất có lợi trong trái cam.
Hạn chế ép nước cam: Nước cam vẫn cung cấp đủ 100% vitamin và khoáng chất. Tuy nhiên, việc ép nước bỏ bã lại làm mất đi phần chất xơ quan trọng - yếu tố cần thiết để điều chỉnh lượng đường trong máu. Thêm vào đó, nước cam thường được thêm đường hoặc siro, có nguy cơ làm tăng đường huyết. Vì vậy, người bệnh tiểu đường nên hạn chế dùng nước cam.
Cân nhắc khi dùng cam đóng hộp: Cam đóng hộp dưới dạng trái cây tươi hoàn toàn có lợi cho người bệnh. Tuy nhiên, cam đóng hộp ở dạng nước ép, siro lại không phải nguồn dinh dưỡng tốt vì được cho thêm nhiều đường, hóa chất… Nếu ăn cam thông qua các sản phẩm này, người bệnh sẽ khó kiểm soát được lượng carbohydrate đưa vào cơ thể. Để cân nhắc kỹ hơn, nên đọc kỹ thành phần trên nhãn sản phẩm, lựa chọn các loại có nhãn “không đường”. Nhãn “không đường” cho người bệnh biết rằng loại cam đóng hộp đó không được thêm đường nhân tạo. Tuy vậy, nó vẫn có chứa hàm lượng đường tự nhiên từ quả cam, nên vẫn cần ăn trong giới hạn để không đưa quá nhiều đường vào cơ thể.
Gợi ý 7 loại hoa quả bổ dưỡng khác cho người bệnh tiểu đường
Ngoài cam, người bệnh tiểu đường có thể linh hoạt lựa chọn nhiều loại trái cây khác. Dưới đây là 7 loại trái cây bổ dưỡng, lành mạnh cho người bệnh tiểu đường.
Táo: Bổ sung chất xơ, phần nhiều nằm ở phần vỏ. Vì vậy khi ăn táo, bạn nên rửa sạch và ăn cả vỏ.
Lê: Cũng là trái cây giàu chất xơ; vị ngọt thanh dễ chịu. Quả lê còn được chứng minh hiệu quả giúp kiểm soát tiểu đường tuýp 2.
Dâu tây: Giàu chất chống oxy hóa, vitamin C và chất xơ.
Chuối: Là nguồn bổ sung kali dồi dào. Người bệnh nên ăn chuối không quá chín để tăng hàm lượng tinh bột đề kháng, hạn chế đường.
Kiwi: Giàu vitamin C và tương đối ít đường, phù hợp để ăn cùng pho mát hoặc sữa chua.
Cherry: Chứa nhiều chất chống oxy hóa và giúp điều chỉnh đường huyết hiệu quả.
Đào: mọng nước và có tính mát, giúp cải thiện tiểu đường thông qua việc chống béo phì và kiểm soát cân nặng.
Giới thiệu phương pháp kiểm soát bệnh tiểu đường bằng viên thìa canh Hebamic
Cùng với mối quan tâm về chế độ ăn, các phương pháp ổn định đường huyết từ thiên nhiên luôn được nhiều người chú trọng. So với việc phụ thuộc hoàn toàn vào thuốc hạ đường huyết, việc bổ sung các sản phẩm bổ trợ sẽ giúp:
Kiểm soát đường huyết tốt hơn và an toàn hơn.
Giảm sự phụ thuộc của cơ thể vào hóa chất.
Giảm nguy cơ phải dùng phối hợp 2-3 thuốc hạ đường huyết, từ đó giảm chi phí điều trị.
Giúp ngăn ngừa các biến chứng bệnh tiểu đường.
Thiên nhiên ban tặng nhiều loại dược liệu quý để kiểm soát đường huyết. Trong số đó, thìa canh là cái tên nổi bật nhất vì đem lại hiệu lực mạnh nhưng vẫn đảm bảo an toàn. Qua các nghiên cứu khoa học, dược liệu thìa canh đã được nghiên cứu bào chế theo quy trình chuẩn để tạo ra viên tiểu đường Hebamic. Hebamic là sản phẩm bổ trợ tuyệt vời cho người bệnh tiểu đường nhờ 3 ưu điểm chính:
Thành phần dược liệu chuẩn: Cây thìa canh được trồng, thu hái theo tiêu chuẩn GACP-WHO an toàn, không hóa chất bảo vệ thực vật.
Hàm lượng thìa canh lớn: Mỗi viên tiểu đường chứa 400mg cao khô cành và lá thìa canh. Đây là số liệu tương đương với hàm lượng chuẩn trong các thử nghiệm lâm sàng quốc tế, cao gấp 3 lần các sản phẩm khác ngoài thị trường.
Hoạt chất được ổn định rõ ràng: Thành phần có tác dụng hạ đường huyết của cây thìa canh là acid gymnemic. Trong mỗi viên tiểu đường Hebamic chứa 25% hoạt chất này, giúp đảm bảo tác dụng đồng nhất ở mỗi lần sử dụng.
Viên tiểu đường Hebamic có giá tham khảo là 285.000đ/ hộp 60 viên.
Kết luận: Cam là trái cây có nhiều lợi ích cho sức khỏe. Người bệnh tiểu đường có thể ăn cam thường xuyên mà không cần lo ngại bất kỳ nguy cơ nào khác. Nên ăn cam tươi, cả múi để không bỏ sót những thành phần dinh dưỡng quan trọng như chất xơ. Để được tư vấn và giải đáp thắc mắc thêm về bệnh tiểu đường, vui lòng liên hệ tổng đài miễn cước 1800888677
Xem thêm:
BỆNH TIỂU ĐƯỜNG CÓ ĂN ĐƯỢC MẬT ONG KHÔNG? GIẢI PHÁP NÀO THAY THẾ?
GỢI Ý 10 MÓN ĂN DINH DƯỠNG - NGON MIỆNG CHO NGƯỜI BỆNH TIỂU ĐƯỜNG