Giỏ hàng

Bị Tiểu Đường Không Nên Ăn Trái Cây Gì Để Kiểm Soát Đường Huyết?

Trái cây giúp bổ sung nhiều chất xơ, vitamin và chất khoáng cho cơ thể nên trở thành nguồn dinh dưỡng thiết yếu mỗi ngày. Tuy nhiên, hoa quả có chứa đường và hàm lượng sẽ khác nhau tùy loại. Những hoa quả có chứa hàm lượng đường cao thường không được khuyến cáo dành cho người tiểu đường vì có nguy cơ làm tăng đường huyết. Vậy để kiểm soát tốt đường máu thì người tiểu đường không nên ăn hoa quả gì và loại hoa quả nào thì nên được tiêu thụ?

I. 5 loại hoa quả không nên ăn khi bị bệnh tiểu đường

1. Chuối chín

Với câu hỏi “người tiểu đường không nên ăn hoa quả gì” thì chuối chín chính là loại quả đầu tiên mà bệnh nhân cần tránh. Chuối là một loại trái cây có lượng đường cao, đặc biệt khi chuối đã chín kỹ. Nếu bạn đang trong một chế độ ăn giảm carbohydrate để kiểm soát đường máu thì cần thận trọng với loại hoa quả này. Một quả chuối có thể chứa tới 22 gram carbohydrate, dễ gây dư thừa đường cho cơ thể. Tuy nhiên đây là loại quả giàu chất xơ, vitamin, các nguyên tố vi lượng tốt cho sức khỏe. Do đó người bệnh tiểu đường hoàn toàn có thể ăn một quả chuối nhỏ chuối mỗi ngày nhưng không nên chọn chuối chín kỹ vì hàm lượng đường cao. 

2. Quả dứa

Lượng đường cao trong quả dứa có thể trở thành nguyên nhân khiến đường huyết của bạn tăng nhanh chóng, khó kiểm soát. Tuy nhiên dứa cũng là loại hoa quả giàu dinh dưỡng, giúp bổ sung nhiều canxi, kali, vitamin A, C và folate, tốt cho sức khỏe của người bệnh. Do đó, thay vì loại bỏ hoàn toàn dứa ra khỏi thực đơn ăn uống thì người tiểu đường có thể ăn dứa với số lượng vừa phải. 

4. Vải thiều, nhãn

Vải thiều và nhãn thường được dùng nhiều trong chế biến các món tráng miệng hoặc cocktail. Loại quả này chứa hàm lượng đường rất cao, cụ thể 100gram cùi vải có đến 16,5 gram carbohydrate, cung cấp tới 66 kcal cho cơ thể. Đó là lý do tại sao người tiểu đường nên hạn chế tiêu thụ vải và nhãn. Người bệnh có thể ăn một đến vài quả vải hoặc nhãn vào bữa phụ hoặc xa bữa chính trong ngày.  

5. Nho khô

Nho khô là món ăn nhẹ được nhiều người ưa thích nhưng chúng không phải là sự lựa chọn tốt dành cho người tiểu đường. Một cốc nho khô có chứa 434 kcal và 94 gram đường, khi đó nếu tiêu thụ quá nhiều, đường huyết của bạn có thể tăng cao và khó kiểm soát. 

6. Sầu riêng, mít

Mặc dù sầu riêng và mít có giá trị dinh dưỡng cao nhưng lại không được khuyến cáo cho người tiểu đường. Một quả sầu riêng 600 gram, cung cấp khoảng 885 kcal, chiếm tới 44% nhu cầu năng lượng mỗi ngày. Mặt khác, đường trong sầu riêng hay mít chủ yếu là đường glucose và fructose, khiến đường huyết tăng nhanh và khó kiểm soát.

II. 6 loại hoa quả tốt cho người bệnh tiểu đường

1. Cam, bưởi

Cam và bưởi là sự lựa chọn tốt cho bệnh nhân tiểu đường. Bởi lẽ loại quả này giúp cung cấp nhiều vitamin C, kali, folate tốt cho sức khỏe mà không ảnh hưởng đến đường máu của bạn. Trung bình một quả cam chỉ chứa khoảng 15 gram carbohydrate, tương đương với 62 kcal. Ngoài ra, ăn 1 quả cam bạn sẽ nhận được khoảng 78 mg vitamin C, 237 mg kali, 40 mcg folate, góp phần điều hòa huyết áp cho người bệnh. 

Một quả bưởi cỡ trung bình có chứa 9gram đường, nên không gây tăng đường huyết của người bệnh. Các nhà khoa học còn cho rằng, bổ sung nước ép bưởi hàng ngày giúp bệnh nhân kiểm soát bệnh tiểu đường tốt hơn. Điều này là do thành phần trong nước ép bưởi hoạt động tương tự insulin trong cơ thể, hỗ trợ ổn định đường máu, ngăn chặn bệnh tiến triển. 

Người bệnh tiểu đường nên ăn hoa quả có chỉ số đường huyết (GI) thấp

2. Mâm xôi, dâu tây, việt quất

Mâm xôi là loại quả được nhiều người tiểu đường ưa thích bởi chúng bổ sung nhiều chất xơ mà không gây tăng đường huyết cho cơ thể. Một cốc quả mâm xôi chỉ chứa khoảng 5 gram đường, nhưng lại khiến bạn no lâu trong nhiều giờ. 

Các loại quả khác thuộc nhóm quả mọng như dâu tây, việt quất...có vị ngọt, chua nhẹ rất thích hợp cho người tiểu đường. Loại quả này chứa ít đường và chứa hàm lượng cao chất xơ, vitamin C, nhiều nguyên tố vi lượng (kẽm, sắt, magie…) giúp giảm mỡ máu, hạ huyết áp, cân bằng đường máu dễ dàng hơn.

3. Táo, lê

Táo, lê chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe của người bệnh. Không những vậy, hai loại quả này có chỉ số đường huyết (GI) ở mức thấp, nên không đe dọa đến đường huyết của người bệnh. Nhiều nghiên cứu cho thấy, tiêu thụ 1 quả táo hay lê mỗi ngày, giúp người bệnh kiểm soát tiểu đường tốt hơn nhờ tác dụng chống oxy hóa, giảm nguy cơ biến chứng do bệnh. 

4. Kiwi

Kiwi được xếp vào nhóm có chỉ số đường huyết (GI) thấp, làm chậm quá trình hấp thu carbohydrate, nhờ đó mà duy trì đường máu ổn định. Ngoài ra, đây là loại quả giàu vitamin C và magie, có ý nghĩa quan trọng trong ức chế sự phát triển và ngăn chặn hình thành các biến chứng bệnh tiểu đường. 

5. Bơ

Đây là trái cây tốt cho sức khỏe người bệnh tiểu đường. Một nửa quả bơ được xem là tiêu chuẩn bổ sung sau mỗi bữa trưa của người bệnh. Quả bơ chứa ít carbohydrate nên hầu như không gây tác động đến đường huyết sau ăn của người bệnh. Chúng cũng có công dụng giảm cholesterol xấu, giảm nguy cơ biến chứng tim mạch do tiểu đường. 

6. Quả đào

Đào có chỉ số GI thấp, khoảng 28 nên sẽ không làm tăng đường huyết của bạn. Bên cạnh đó, ăn đào còn bổ sung nhiều dưỡng chất như vitamin A, C, kali, chất xơ và các chất chống oxy hóa...có lợi cho sức khỏe của người bệnh tiểu đường. 

III. Thời điểm ăn trái cây tốt nhất trong ngày

Thời điểm ăn trái cây sẽ quyết định khả năng hấp thu chất dinh dưỡng từ nhóm thực phẩm này, đặc biệt đối với bệnh nhân tiểu đường. Vì vậy, bạn cần lưu ý một số thời điểm ăn trái cây tốt nhất trong ngày như sau:

  • Thời gian lý tưởng để ăn trái cây là giữa buổi sáng, khoảng 11 giờ sáng và buổi chiều tối khoảng 5 giờ

  • Thời gian ăn trái cây nên cách xa bữa ăn chính ít nhất 2 giờ, vì lúc này ăn trái cây sẽ không làm đường huyết bị tăng đột ngột.

  • Mỗi ngày bệnh nhân tiểu đường chỉ nên ăn từ 2-3 loại trái cây và ăn đúng khẩu phần được bác sĩ quy định.

  • Ngoài ra, các chuyên gia dinh dưỡng cũng khuyến cáo nên ăn cả quả thay vì chỉ uống nước ép trái cây hoặc xay sinh tố, nước ép sẽ giúp hấp thu chất dinh dưỡng nhanh hơn sẽ làm đường huyết tăng nhanh, đồng thời sẽ làm mất đi lượng chất xơ sẵn có trong trái cây.

IV. Người bị tiểu đường nên ăn bao nhiêu trái cây/ngày?

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trung bình người bị tiểu đường nên giới hạn khẩu phần ăn chứa khoảng 15g carbohydrate (đã bao gồm cả bữa ăn chính và bữa ăn phụ trong ngày). Ngoài ra, người bệnh cũng cần lưu ý đến chỉ số đường huyết trong thực phẩm, nên ưu tiên các loại trái cây có chỉ số GI thấp, nằm trong khoảng 0-55.

Đồng thời, người mắc bệnh tiểu đường cũng được khuyến cáo, không nên ăn những thực phẩm có chỉ số GI thấp nhưng chỉ số hấp thu đường vào cơ thể cao (GL). Ngược lại, người bệnh có thể ăn những thực phẩm có chỉ số GI cao nhưng chỉ số GL thấp và nên kiểm soát số lượng trong mỗi khẩu phần ăn.

Tùy vào chỉ số GI, GL và lượng carbohydrate của mỗi loại trái cây mà khẩu phần ăn của người bị tiểu đường sẽ thay đổi tương ứng, nhưng không nên ăn quá 200 carb mỗi ngày.

Khẩu phần 15g carbohydrate dành cho người bệnh tiểu đường tham khảo như sau: Một loại quả với kích cỡ trung bình tương đương quả bóng chày (như cam, quýt, táo); một cốc đối với quả mọng (dâu tây, nho, việt quất…); nửa cốc đối với các sản phẩm trái cây chế biến sẵn như nước ép trái cây.

V. Ăn trái cây như thế nào để không làm tăng đường huyết?

Nhiều loại hoa quả tốt cho bệnh nhân tiểu đường, tuy nhiên nên ăn khi nào là điều bệnh nhân tiểu đường cần nắm rõ. Ăn ngay sau bữa ăn có thể làm tăng nhanh đường máu của bạn. Do đó, các chuyên gia khuyên bạn nên bổ sung hoa quả vào các bữa phụ trong ngày và sau ăn ít nhất 2 giờ. 

Ngoài ra, người bệnh tiểu đường cần chú ý những điểm sau:

  • Nên bổ sung đa dạng các loại hoa quả khác nhau

  • Hoa quả tươi hoặc đông lạnh tốt cho sức khỏe hơn những loại nước ép đóng chai tiện dụng. Bởi lẽ, các nước ép hoa quả đóng chai thường chứa nhiều đường cùng với chất bảo quản, hương liệu không tốt cho cơ thể. 

  • Trái cây không thể thay thế được các bữa ăn chính và không nên tiêu thụ quá 3 khẩu phần mỗi ngày. 

  • Người bệnh nên vừa ăn vừa “nghe ngóng” cơ thể. Nếu sau khi ăn, bạn có cảm giác nóng ran, mẩn ngứa hay chỉ số đường huyết tăng cao thì nên thận trọng với loại trái cây này. 

  • Không nên uống quá nhiều nước ép trái cây, thay vào đó nên ăn trái cây nguyên quả nhằm hạn chế sự tăng đường huyết đột ngột.

  • Nên ăn trái cây tươi, tự nhiên: Các loại trái cây sấy khô sẽ làm lượng nước trong trái cây bị giảm đi, hàm lượng các chất trong đó sẽ gia tăng, kể cả đường. Nếu muốn ăn trái cây sấy khô, bạn chỉ nên giới hạn số lượng và lựa chọn các loại trái cây sấy không đường.

  • Hạn chế dùng trái cây đóng hộp: Trái cây đóng hộp đã trải qua quá trình chế biến nên dễ làm tăng lượng đường trong máu, đồng thời thường chứa chất bảo quản không có lợi cho sức khỏe của người bệnh.

VI. Viên uống Hebamic giúp kiểm soát đường huyết dễ dàng, hiệu quả

Đối với người bệnh tiểu đường, tuân thủ điều trị bằng thuốc kết hợp ăn uống, thể dục thể thao hợp lý là việc làm bắt buộc để kiểm soát tốt bệnh lý. Điều này có thể gây áp lực, căng thẳng cho người bệnh, nhất là trong vấn đề ăn uống: nên ăn gì, không nên ăn gì, ăn vào thời điểm nào... Thấu hiểu được điều này, các nhà khoa học hàng đầu tại Bidiphar đã không ngừng nghiên cứu và cho ra đời giải pháp hỗ trợ điều trị tiểu đường mới - Hebamic.

Hebamic là sản phẩm chuyên biệt dành cho bệnh nhân tiểu đường nhằm giúp ổn định đường huyết, phòng ngừa các biến chứng cũng như cải thiện chất lượng sức khỏe cho người bệnh. Sản phẩm có nguồn gốc 100% từ tự nhiên, thảo dược đạt chuẩn GACP-WHO, đảm bảo sạch, không tạp nhiễm, an toàn tuyệt đối cho người dùng. Mỗi viên nang có chứa tới 400 mg cao khô cành và lá thìa canh, duy nhất chuẩn hóa tới hàm lượng 25% tổ hợp acid gymnemic, cao nhất trên thị trường. Từ đây, viên uống Hebamic cho hiệu quả kiểm soát tiểu đường vượt trội hơn nhiều sản phẩm thông thường khác. 

Chất lượng đạt chuẩn quốc tế, hiệu quả mạnh mẽ cùng tính an toàn, không tác dụng phụ chính là lý do viên uống tiểu đường Hebamic được hàng triệu người Việt tin tưởng lựa chọn. Với 2 viên Hebamic, người bệnh kiểm soát tiểu đường tốt hơn, nhờ đó sống khỏe hơn mỗi ngày. 

Bài viết trên đây đã giải quyết nỗi băn khoăn “người tiểu đường không nên ăn hoa quả gì”. Từ đó, người bệnh có cách chăm sóc sức khỏe tốt hơn, giảm nhẹ những lo lắng, căng thẳng trong chế độ ăn uống điều trị bệnh tiểu đường. Ngoài ra, viên uống Hebamic là lựa chọn tốt giúp bạn chống lại tiểu đường dễ dàng và hiệu quả. 

Xem thêm:

BỆNH TIỂU ĐƯỜNG NÊN ĂN RAU GÌ LÀ TỐT NHẤT

THỰC ĐƠN MẪU 1 TUẦN CHO NGƯỜI TIỂU ĐƯỜNG THEO CHUẨN KHOA HỌC

Để cải thiện tình trạng bệnh tiểu đường và phòng ngừa các biến chứng cấp tính nguy hiểm này bạn có thể tham khảo sử dụng thêm sản phẩm hỗ trợ có nguồn gốc từ thảo dược thiên nhiên giúp kiểm soát đường huyết tốt hơn:

HEBAMIC - Viên Tiểu Đường

 

Bidiphar: Chăm sóc sức khoẻ - Chia sẻ niềm vui

Website TMDT: www.bidipharshop.com

Shopee: https://shopee.vn/bidiphar

Email: bidipharshop@bidiphar.com

Hotline: 1800.888.677

 

Sản phẩm đã xem

Zalo