Giỏ hàng

Tìm Hiểu Về Hội Chứng Nhiễm Trùng Hô Hấp Dưới

Hội chứng nhiễm trùng hô hấp dưới gồm những bệnh nhiễm trùng về đường hô hấp với nhiều loại biến chứng nguy hiểm mà người bệnh nên cẩn trọng. Cùng BIDIPHAR tìm hiểu chi tiết hơn về hội chứng nhiễm trùng này qua nội dung chia sẻ bên dưới.

 

 

1. Hội chứng nhiễm trùng hô hấp dưới là gì?

Hội chứng nhiễm trùng hô hấp dưới là những bệnh nhiễm trùng ở phổi, gồm tất cả bệnh viêm đường hô hấp dưới ngoại trừ do lao.

Hội chứng nhiễm trùng hô hấp dưới thường gặp là: Viêm khí phế quản, viêm phổi, giãn phế quản, áp-xe phổi, hen phế quản, tâm phế mạn.

 

Hình ảnh minh họa cho hội chứng nhiễm trùng hô hấp dưới

 

2. Biểu hiện hội chứng nhiễm trùng hô hấp dưới

Biểu hiện hội chứng nhiễm trùng hô hấp dưới phức tạp nhưng có các biểu hiện lâm sàng sau:

  • Sốt cao trên 39 độ C.

  • Môi khô.

  • Lưỡi bẩn.

  • Mệt mỏi, ăn ngủ kém.

  • Gầy, sút cân.

  • Da xanh nhợt nhạt.

  • Hội chứng nhiễm độc cấp tính.

  • Huyết áp tụt.

  • Tim đập nhanh.

 

Mệt mỏi là một trong những biểu hiện của hội chứng nhiễm trùng hô hấp dưới

 

3. Nguyên nhân gây hội chứng nhiễm trùng hô hấp dưới

Nguyên nhân gây hội chứng nhiễm trùng hô hấp dưới là do sự xâm nhập của vi khuẩn và virus vào cơ thể khi hệ miễn dịch yếu.

Nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới do vi khuẩn

Các vi khuẩn điển hình:

  • Haemophilus influenzae.

  • Streptococcus pneumoniae (phế cầu khuẩn ).

  • Moraxella catarrhalis.

Các vi khuẩn không điển hình:

  • Mycoplasma pneumoniae.

  • Chlamydia pneumoniae.

  • Legionella pneumophila.

Nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới do virus

  • Các virus á cúm (Parainfluenza Virus ).

  • Virus cúm A và B.

  • Adenovirus, Rhinovirus.

  • Các virus hợp bào hô hấp (respiratory syncytial virus ).

Ngoài ra, hội chứng nhiễm trùng hô hấp dưới có khả năng lây nhiễm từ người sang người rất cao nên một trong những nguyên nhân khiến bạn nhiễm bệnh là do tiếp xúc với các vật dụng của người nhiễm bệnh hoặc tiếp xúc quá gần khi nói chuyện.

 

Nguyên nhân gây ra hội chứng viêm đường hô hấp dưới là do virus

 

4. Cách điều trị viêm đường hô hấp dưới

Thời gian ủ bệnh, tức là khoảng thời gian từ khi bị nhiễm mầm bệnh đến khi bắt đầu xuất hiện các triệu chứng, thường kéo dài từ 7 đến 10 ngày. Trong giai đoạn đầu, người bệnh có thể chỉ cảm thấy mệt mỏi chung, có dấu hiệu ho khan hoặc ho có đờm, đau họng, và nhẹ sốt - những triệu chứng này thường được quản lý tại nhà bằng các biện pháp giảm đau và hạ sốt thông thường.

Điều trị viêm đường hô hấp dưới cần được bác sĩ chẩn đoán mức độ nghiêm trọng của bệnh và đưa ra những phác đồ phù hợp. Bởi các biến chứng của viêm đường hô hấp dưới rất đa dạng và có thể đột ngột chuyển biến nặng nên lời khuyên cho bạn là nếu phát hiện bệnh thì cần phải đi gặp bác sĩ.

Các bác sĩ sẽ lên phác đồ điều trị với từng trường hợp bệnh, từng loại bệnh và mức độ bệnh: 

  • Điều trị viêm phế quản cấp: 

+ Giữ ấm cho cơ thể.

+ Nghỉ ngơi đầy đủ. 

+ Bỏ thuốc lá. 

+ Uống nhiều nước và các chất điện giải. 

+ Tăng cường bổ sung các loại vitamin và khoáng chất.

+ Sử dụng thuốc theo sự chỉ dẫn của bác sĩ.

+ Trong quá trình điều trị và chăm sóc sức khỏe cho trường hợp viêm phế quản cấp, người bệnh có thể cân nhắc sử dụng các giải pháp hỗ trợ từ dược phẩm không cần kê đơn để giảm triệu chứng như BIFACOLD - Điều Trị Viêm Phế Quản Cấp Và Mạn Tính - Hộp 30 Gói của BIDIPHAR. Với thành phần chính là Acetylcystein 200 mg, BIFACOLD được biết đến với khả năng tiêu nhầy hiệu quả, có thể giúp giảm bớt các triệu chứng liên quan đến tình trạng nhầy nhớt trong các bệnh lý như xơ nang tuyến tụy và viêm phế quản cấp tính lẫn mạn tính.

  • Điều trị viêm phổi: Tùy theo từng nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định các loại thuốc phù hợp.
  • Viêm tiểu phế quản: Phần lớn người bệnh có thể tự khỏi nếu chăm sóc đúng cách tại nhà. 
  • Điều trị lao phổi: Điều trị trực tiếp tại bệnh viện.

Nếu người bệnh mắc viêm đường hô hấp dưới nhưng chỉ gặp các triệu chứng nhẹ và có khả năng tự kiểm soát tốt tình trạng sức khỏe của mình, việc chăm sóc tại nhà trở nên khả thi và có thể rất hiệu quả. Các bạn có thể tham khảo thêm viên uống thảo dược: AMELICOL - Thuốc Trị Ho - Hộp 100 Viên. Amelicol kết hợp tinh dầu dược liệu chữa ho như bạc hà, tràm, tần, gừng và Eucalyptol giúp trị ho, đau họng, sổ mũi, cảm cúm. Sát trùng đường hô hấp, loãng niêm dịch, dịu cơn ho. Hoặc thuốc không kê đơn BIRAGAN 500 - Giảm Đau Hạ Sốt - Hộp 16 Viên Sủi với thành phần Paracetamol 500 mg. Tác dụng hạ sốt, giảm đau nhanh trong trường hợp cảm lạnh, cảm cúm, đau đầu, đau cơ - xương, bong gân, đau khớp, đau tai, đau họng, viêm mũi, xoang do nhiễm khuẩn hay do thời tiết, sau phẫu thuật cắt amidan, nhổ răng, mọc răng, nhức răng. Ngoài việc sử dụng các sản phẩm hỗ trợ điều trị cụ thể, việc bổ sung vitamin và khoáng chất cũng rất quan trọng để tăng cường sức đề kháng và hỗ trợ quá trình hồi phục. Thực phẩm chức năng KINGDOMIN® Multi, với dạng viên sủi tiện lợi, cung cấp một loạt các vitamin và khoáng chất thiết yếu, có thể là một phần quan trọng của chế độ dinh dưỡng hàng ngày, giúp tăng cường sức khỏe cho người bệnh. Đặc biệt, sản phẩm này rất tốt cho những người mới hồi phục sau ốm, sau phẫu thuật, và cả trẻ em trong giai đoạn phát triển. 

Hãy nhớ tham khảo ý kiến bác sĩ, dược sĩ trước khi thêm bất kỳ sản phẩm bổ sung nào vào chế độ chăm sóc sức khỏe của bạn để đảm bảo rằng nó phù hợp và không ảnh hưởng đến các điều trị khác mà bạn đang thực hiện.

 

Nên thăm khám bác sĩ thường xuyên để kiểm soát tình trạng sức khỏe

 

5. Thực phẩm giúp bệnh tiến triển tốt

Bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin và các chất giúp tăng sức đề kháng và đẩy lùi bệnh nhanh hơn.

5.1. Trái cây và rau xanh

Trong trái cây và rau xanh chứa nhiều chất oxy hóa chống lại sự tấn công của bệnh tật và có lượng vitamin lớn bổ sung sự thiếu hụt cho cơ thể.

 

Trái cây và rau xanh

 

5.2. Thực phẩm giàu chất đạm

Đủ đạm sẽ giúp cơ thể duy trì hệ miễn dịch khỏe mạnh.

Chất đạm có nhiều trong: Thịt, cá, trứng, sữa, và các loại đậu/đỗ.

Mỗi người cần ăn 5-6 phần đạm/ngày.

 

Thực phẩm giàu chất đạm

 

5.3. Uống nhiều nước

Nước giúp hạn chế khô cổ, làm loãng đờm để dịch đờm được tống xuất ra ngoài dễ dàng hơn. Cần bổ sung đều đặn 2 - 3 lít nước mỗi ngày, gồm: nước lọc, trà, sữa, nước ép trái cây, canh rau.

 

Uống nhiều nước

 

5.4. Tỏi

Tỏi có tính kháng khuẩn và kháng virus mạnh mẽ nên rất hiệu quả trong phòng và trị các bệnh viêm đường hô hấp.

Cách sử dụng tỏi tốt nhất là giả tỏi để tiếp xúc với oxi trong không khí rồi mới ăn, như vậy các chất trong tỏi sẽ được oxi hóa.

 

Tỏi

 

5.5. Gừng

Trong gừng có chứa các hợp chất kháng virus và điều trị hiệu quả các bệnh về đường hô hấp, long đờm, kháng viêm…

Ngoài việc sử dụng gừng để làm gia vị thì người bệnh có thể ngâm gừng với mật ong hay pha trà gừng uống mỗi ngày.

 

Gừng

 

5.6. Mật ong

Mật ong chứa hàm lượng lớn kháng viêm và kháng khuẩn, được coi là một trong những vị thuốc kháng sinh tự nhiên tốt nhất giúp ngăn ngừa các virus, vi khuẩn gây bệnh. Đồng thời, mật ong có tác dụng trong làm ấm và dịu cổ họng, giảm ho, long đờm hiệu quả.

 

Mật ong

 

Có thể sử dụng trà mật ong với ít nước cốt chanh, hay siro mật ong như: lá hẹ hấp mật ong, húng chanh hấp mật ong, quất (tắc) hấp mật ong. Nên uống vào buổi sáng và tối trước khi đi ngủ để có công dụng tốt nhất.

 

Mọi thông tin liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC - TRANG THIẾT BỊ Y TẾ BÌNH ĐỊNH (BIDIPHAR)

 

 

Sản phẩm đã xem

Zalo