Bệnh Sởi Và Sốt Phát Ban Khác Nhau Gì? Phân Biệt Ngay
Bệnh sởi và sốt phát ban thường có những biểu hiện ban đầu giống nhau khiến người bệnh nhầm lẫn vào có những cách điều trị sai. Cùng BIDIPHAR tìm hiểu chi tiết hơn về sự khác nhau của bệnh sởi và sốt phát ban qua nội dung chia sẻ sau.
1. Bệnh sởi là gì?
Bệnh sởi là một bệnh truyền nhiễm cấp tính với các triệu chứng sốt, phát ban, chảy nước mũi, ho, mắt đỏ… bệnh có thể gặp ở trẻ em và cả người lớn.
Bệnh sởi có thể bùng phát thành dịch.
Hình ảnh minh họa bệnh sởi
2. Sốt phát ban là gì?
Sốt phát ban là tình trạng nóng sốt, trên da có nổi các đốm nhỏ (bằng hoặc nhô). Bệnh không gây ra nguy hiểm, thường gặp ở trẻ em hoặc đối tượng có hệ miễn dịch yếu.
Phần lớn các ca sốt phát ban ở trẻ em thường xuất phát từ các loại virus phổ biến, với tỷ lệ ước tính từ 70 đến 80% trường hợp. Đặc biệt, các virus thuộc nhóm gây bệnh đường hô hấp như virus Rubella thường là thủ phạm hàng đầu. Nhưng sốt phát ban thường được coi là một tình trạng ít nghiêm trọng và đa số các trường hợp không gây ra biến chứng nguy hiểm cho người bệnh.
Hình ảnh sốt phát ban
3. Nguyên nhân gây 2 bệnh trên
3.1 Nguyên nhân gây sốt phát ban
Khoảng 70 – 80% các trường hợp bị sốt phát ban là do nhiễm virus thông thường như nhóm virus đường hô hấp, chẳng hạn như virus Rubella.
Sốt phát ban khá lành tính và không nguy hiểm.
3.2. Nguyên nhân gây bệnh sởi
Bệnh Sởi bị gây ra bởi virus thuộc giống Morbillivirus của họ Paramyxoviridae, có tính lây lan cao, dễ tạo thành dịch.
Sốt phát ban sởi ban đầu khá lành tính, nhưng nếu tiến triển đến giai đoạn biến chứng nghiêm trọng thì có nguy cơ đe dọa tính mạng.
4. Phân biệt bệnh sởi và sốt phát ban
Dưới đây là những thông tin BIDIPHAR chia sẻ cho các bạn cách phân biệt bệnh sởi và sốt phát ban dễ nhận thấy nhất:
Tiêu chí | Bệnh sởi | Sốt phát ban |
Nguyên nhân | Virus sởi (Morbillivirus). | Nhiều loại virus khác nhau, thường là virus đường hô hấp như Rubella, Enterovirus, Adenovirus, v.v. |
Triệu chứng | - Sốt cao từ 38.5°C trở lên. Phát ban đỏ bắt đầu ở mặt và lan ra toàn thân. - Ho, viêm mắt đỏ, chảy nước mắt. - Đốm Koplik (đốm trắng trong miệng). | - Sốt vừa phải hoặc cao. - Phát ban đỏ nhỏ, thường bắt đầu ở ngực và lưng sau đó lan ra. - Các triệu chứng đường hô hấp nhẹ như ho hoặc sổ mũi. |
Mức độ nguy hiểm | - Sởi là bệnh truyền nhiễm có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng, thậm chí tử vong, đặc biệt ở trẻ nhỏ và người có hệ miễn dịch yếu. | - Sốt phát ban thường lành tính và hiếm khi gây biến chứng nghiêm trọng. |
Hình ảnh bị bệnh sởi
Hình ảnh bệnh sốt phát ban
5. Cách phòng và điều trị bệnh sởi
Điều trị bệnh sởi
Điều trị bệnh sởi ở người lớn
Khi người lớn mắc bệnh sởi, điều quan trọng là phải chú ý đến những điểm sau để xử lý kịp thời và hiệu quả:
Đối với viêm não: Cần thực hiện các biện pháp điều trị bao gồm chống viêm, sử dụng thuốc chống co giật và các biện pháp giảm phù nề não khi cần thiết.
Khi có nhiễm trùng: Việc sử dụng kháng sinh là thiết yếu để ngăn chặn các biến chứng do nhiễm khuẩn thứ phát.
Chăm sóc tại cơ sở y tế: Người bệnh cần được đưa đến bệnh viện hoặc trung tâm y tế từ cấp huyện trở lên để nhận được sự chăm sóc chuyên nghiệp, tư vấn và điều trị phù hợp, đồng thời hạn chế nguy cơ lây nhiễm cho cộng đồng.
Các phương pháp điều trị bổ trợ khác: Bao gồm các biện pháp như hỗ trợ thông đờm, cung cấp dịch truyền điện giải, và hỗ trợ hô hấp bằng oxy nếu người bệnh gặp phải tình trạng suy hô hấp. Các biện pháp này đặc biệt cần thiết trong trường hợp viêm phổi nặng hoặc phù nề thanh quản.
Trong trường hợp người mắc bệnh sởi chỉ xuất hiện các triệu chứng nhẹ, việc chăm sóc và theo dõi tại nhà là một phương pháp hiệu quả. Để hỗ trợ giảm sốt và các cơn đau kèm theo, các bạn có thể tham khảo sản phẩm thuốc không kê toa BIRAGAN 500 của BIDIPHAR. Với hộp 16 viên sủi có chứa Paracetamol 500 mg, BIRAGAN 500 không chỉ giúp hạ sốt nhanh mà còn giảm đau hiệu quả cho các tình trạng như cảm cúm, đau đầu, đau cơ và xương, bong gân, đau khớp, và thậm chí là đau tai hay họng, viêm mũi, xoang - ngay cả khi những triệu chứng này xuất phát từ nhiễm khuẩn hoặc thay đổi thời tiết.
Điều trị bệnh sởi ở trẻ em
Khi các triệu chứng bệnh ở trẻ nhỏ xuất hiện, việc đầu tiên và quan trọng nhất là đưa trẻ đến gặp bác sĩ chuyên khoa để xác định phác đồ điều trị phù hợp và an toàn. Một kế hoạch điều trị toàn diện thường bao gồm:
Hạ sốt: Các bác sĩ có thể kê đơn paracetamol để giảm sốt và giảm nhẹ đau, cùng với các loại thuốc kháng histamine như loratadin hoặc diphenhydramin để giảm ngứa. Thuốc ho và các loại thuốc có tác dụng long đờm cũng có thể được sử dụng. Ngoài ra, các biện pháp hạ sốt không dùng thuốc như lau mát cũng có thể được áp dụng song song.
Kem bôi ngoài da: Để làm dịu các phát ban và giảm ngứa, kem bôi ngoài da có thể được kê đơn, giúp giảm thiểu khó chịu cho bé.
Sát trùng mũi và họng: Để tránh nhiễm trùng thứ phát, sử dụng các dung dịch sát khuẩn để nhỏ mũi và nhỏ mắt có thể được khuyến nghị.
Đối với các trường hợp bội nhiễm, việc sử dụng kháng sinh hoặc corticoid có thể cần thiết, nhưng cần đặc biệt chú ý đến nguy cơ biến chứng nghiêm trọng như viêm thanh quản, sởi ác tính, hoặc viêm não. Điều cực kỳ quan trọng là tuân thủ chặt chẽ liều lượng và hướng dẫn mà bác sĩ điều trị đã chỉ định để đảm bảo an toàn và hiệu quả cho sức khỏe của trẻ
Cách phòng ngừa bệnh sởi
Để phòng bệnh sởi có thể sử dụng các cách làm sau.
Tiêm vắc xin
Tiêm vắc xin là cách phòng bệnh sởi hiệu quả nhất đặc biệt là với trẻ nhỏ có hệ miễn dịch yếu. Hiện nay tiêm phòng sởi đã được Bộ Y tế đưa vào nhóm vắc xin thường quy trong chương trình Tiêm chủng mở rộng miễn phí cho cộng đồng nên các bố mẹ cần lưu ý để đi tiêm cho con đúng thời gian quy định.
Theo đó có 2 giai đoạn tiêm phòng sởi nhất định phải lưu ý:
Mũi đầu tiên khi trẻ được 9 - 11 tháng tuổi
Mũi tiêm thứ 2 để bổ sung miễn dịch khi trẻ 18 tháng tuổi.
Vệ sinh cá nhân và làm sạch môi trường sống
Vệ sinh cá nhân và làm sạch môi trường sống hàng ngày là cách phòng bệnh sởi lây nhiễm hiệu quả mà cha mẹ nên lưu ý thực hiện.
Rửa tay bằng xà phòng sát khuẩn cho trẻ, hướng dẫn trẻ tự thực hiện trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
Một trong những biện pháp quan trọng nhất để bảo vệ sức khỏe đường hô hấp là duy trì vệ sinh mũi đều đặn. Mũi không chỉ là cơ quan hô hấp mà còn là nơi mà virus có thể tiếp xúc và xâm nhập vào cơ thể gây ra bệnh sởi. Để giúp làm sạch mũi và tạo một lớp bảo vệ an toàn, việc sử dụng dung dịch rửa mũi từ nước muối sinh lý đã trở nên phổ biến. Trong số các sản phẩm hỗ trợ vệ sinh mũi, NINOSAT - Thuốc Xịt Thông Mũi với dung tích tiện lợi 50ml, là sự lựa chọn tuyệt vời mà bạn có thể tham khảo. Sản phẩm này không chỉ giúp làm sạch nhẹ nhàng mà còn hỗ trợ ngăn ngừa và làm dịu các triệu chứng của nghẹt mũi và viêm mũi-xoang, từ cấp tính đến mãn tính, giúp bạn thoải mái hơn mỗi ngày.
Hạn chế đưa trẻ đến nơi công cộng, nơi đông người trong mùa dịch sởi, đây là môi trường phức tạp có nguy cơ lây nhiễm bệnh cao.
Không để trẻ tiếp xúc gần với người có dấu hiệu mắc bệnh sởi.
Vệ sinh da sạch sẽ cho trẻ, cho trẻ mặc quần áo thấm hút mồ hôi tốt, mềm mại.
Tăng cường sức đề kháng
Tăng cường sức đề kháng cho trẻ không chỉ giúp phòng bệnh sởi mà còn là các loại bệnh tấn công vào hệ miễn dịch khác.
Để tăng sức đề kháng hiệu quả cho trẻ, các bố mẹ cần:
Cho trẻ tập luyện thể dục, thể thao.
Có chế độ ăn khoa học bổ sung đủ khoáng chất và vitamin
Nghỉ ngơi đầy đủ.
Vừa rồi là những thông tin cần biết về bệnh sởi và sốt phát ban, hy vọng bạn đọc có thể hiểu hơn về hai loại bệnh này!
Mọi thông tin liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC - TRANG THIẾT BỊ Y TẾ BÌNH ĐỊNH (BIDIPHAR)
Địa chỉ: 498 Nguyễn Thái Học, Phường Quang Trung, Thành Phố Quy Nhơn, Tỉnh Bình Định
Website: https://www.bidipharshop.com/
Shopee: https://shopee.vn/bidiphar
Email: info@bidiphar.com
Hotline: 1800.888.677