Giỏ hàng

6 Cách Phòng Ngừa Bệnh Sởi Ở Trẻ Em Nên Biết

Bệnh sởi ở trẻ em là một loại bệnh phổ biến và thường gặp ở trẻ khi chưa hoàn thiện hệ miễn dịch. Đây là một loại bệnh có thể lây lan nên các bố mẹ cần phải trang bị ngay cho mình những kiến thức cần thiết đặc biệt là cách phòng ngừa. Cùng BIDIPHAR xem ngay 6 cách phòng ngừa bệnh sởi ở trẻ em nên biết qua bài chia sẻ sau.

 

phòng ngừa bệnh sởi

 

1. Tiêm vắc xin đầy đủ

Tiêm vắc xin là phương pháp phòng bệnh sởi ở trẻ em hiệu quả nhất và các bố mẹ nên nghiêm túc thực hiện. Có thể tiêm vắc xin dạng đơn hoặc dạng phối hợp Sởi-Quai bị-Rubella hoặc Sởi-Rubella) và cần thực hiện đầy đủ hai mũi theo khuyến cáo của ngành y tế: mũi 1 lúc trẻ 9 tháng tuổi và mũi 2 lúc trẻ 18 tháng tuổi.

Giới thiệu đến bạn đọc một số loại vắc xin phổ biến sau:

1.1. Vắc xin: MMR II (Mỹ)

Trẻ từ 12 tháng tuổi – 7 tuổi:

  • Chưa từng tiêm vắc xin sởi/sởi-rubella/sởi-quai bị-rubella: Tiêm 2 mũi cách nhau 3 tháng.

  • Đã từng tiêm sởi/sởi-rubella: Tiêm 2 mũi cách nhau 3 năm hoặc mũi 2 lúc 4-6 tuổi.

Trẻ từ 7 tuổi và người lớn: Tiêm 2 mũi cách nhau 1 tháng.

 

1.2. Priorix (Bỉ)

  • Trẻ từ 9 - 12 tháng tuổi (chưa tiêm Sởi hay MMR2): Tiêm 3 mũi. Mũi 1: lần tiêm đầu tiên. Mũi 2: 3 tháng sau mũi 1. Mũi 3: 3 năm sau mũi 2 hoặc hẹn lúc 4-6 tuổi.

  • Trẻ từ 12 tháng – dưới 7 tuổi: Tiêm 2 mũi cách nhau 3 tháng.

  • Trẻ từ 7 tuổi – người lớn: Tiêm 2 mũi cách nhau 1 tháng.

  • Khi có dịch: Khuyến cáo tiêm mũi 3, cách mũi 2 tối thiểu 1 tháng.

 

1.3. MVVAC (Việt Nam)

Tiêm MVVAC 3 mũi:

  • Mũi 1: mũi sởi đơn MVVAC cho trẻ 9 – <12 tháng tuổi.

  • Mũi 2: MMR 1: ít nhất 3 tháng sau mũi sởi đơn MVVAC.

  • Mũi 3: MMR 2: ít nhất 3 năm sau mũi MMR 1.

 

tiêm vắc xin

Tiêm vắc xin đầy đủ

 

2. Vệ sinh và sát khuẩn khu vực sống và vui chơi của trẻ

Cách này giúp loại bỏ vi khuẩn làm tổ ở các khu vực đồ chơi của bé mà mắt thường không thể thấy được. Đặc biệt khi trẻ không thể tự điều khiển bản thân tránh khỏi những khu vực có vết bẩn. Ngoài ra thói quen ngậm đồ vật cũng là một trong những nguyên nhân khiến trẻ hãy bị nhiễm bệnh.

 

Vệ sinh và sát khuẩn khu vực sống và vui chơi của trẻ

Vệ sinh và sát khuẩn khu vực sống và vui chơi của trẻ

 

3. Tập cho trẻ vệ sinh miệng, mũi và họng bằng nước muối sinh lý

Miệng, mũi, họng là những khu vực dễ bị tấn công bởi những vi khuẩn đặc biệt là vi khuẩn gây sơi. Việc tấp thói quen vệ sinh miệng, mũi, họng cho trẻ là một trong những cách phòng tránh bệnh sởi chủ động.

Đánh răng cho trẻ ít nhất 2 lần 1 ngày và súc họng bằng nước muối sinh lý. Ngoài ra có thể nhỏ mắt cho trẻ để làm sạch ít nhất 1 lần 1 ngày.

Lưu ý tuyệt đối không tự ý pha nước muối ở nhà để sử dụng cho trẻ. Ngoài ra, khi thời tiết trở lạnh thì nên sử dụng nước ấm để tránh việc bị cảm lạnh.

 

Tập cho trẻ vệ sinh miệng, mũi và họng bằng nước muối sinh lý

Tập cho trẻ vệ sinh miệng, mũi và họng bằng nước muối sinh lý

 

4. Giữ nhà cửa thông thoáng, sạch sẽ

Giữ nhà cửa thông thoáng, sạch sẽ không chỉ loại bỏ sự tấn công của vi khuẩn, virus mà còn khiến trẻ có không gian chơi thoải mái, trong lành hơn, tốt cho sự phát triển của trẻ.

  • Vệ sinh các khu vực tiếp xúc nhiều ít nhất 1 lần 1 ngày

  • Vệ sinh các thiết bị công nghệ trong nhà

  • Dọn dẹp, xử lý đồ cũ, không sử dụng

  • Vệ sinh các đồ đạc trong nhà làm từ vải

  • Giặt giũ và khử khuẩn quần áo

 

Giữ nhà cửa thông thoáng, sạch sẽ

 Giữ nhà cửa thông thoáng, sạch sẽ

 

5. Bổ sung các loại thực phẩm có nhiều vitamin A

Vitamin A có vai trò giúp tăng cường hệ miễn dịch và tăng trưởng ở trẻ em. Do đó một chế độ ăn giàu vitamin A là vô cùng quan trọng. 

 

Trẻ sơ sinh (liều lượng đầy đủ, adequate intake – AI):

  • 0 – 6 tháng tuổi: 400 mcg/ngày

  • 7 – 12 tháng tuổi: 500 mcg/ngày

 

Lượng tiêu thụ khuyến nghị (RDA) đối với trẻ em

  • 1 – 3 tuổi: 300 mcg/ngày

  • 4 – 8 tuổi: 400 mcg/ngày

  • 9 – 13 tuổi: 600 mcg/ngày

 

Hãy lựa chọn các loại thực phẩm có nhiều vitamin A như:

  • Dầu gan cá

  • Khoai lang

  • Cà rốt

  • Rau bina

  • Bông cải xanh

  • Ớt chuông hay ớt ngọt

  • Nước ép cà chua

  • Cá trích

 

Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo tìm thêm những viên uống bổ sung vitamin A rất tốt cho cơ thể như viên uống BIDIVIT AD - Bổ Sung Vitamin A, D - Hộp 100 Viên của BIDIPHAR. Bidivit AD bổ sung vitamin A, D giúp tăng cường thị lực cho mắt, tăng cường khả năng hấp thu calci.

Lưu ý: 

  • Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. 

  • Không sử dụng với người bị thừa vitamin A, tăng calci máu hoặc nhiễm độc vitamin D. 

  • Không thích hợp cho trẻ em dưới 9 tuổi.

 

Bidivit AD

BIDIVIT AD - Bổ Sung Vitamin A, D - Hộp 100 Viên 

 

6. Tránh cho trẻ tiếp xúc với người mắc bệnh sởi

Trong trường hợp đang có dịch sởi hay môi trường của trẻ đang có người mắc bệnh sởi thì cần cho trẻ tránh tiếp xúc với người bệnh để giảm nguy cơ lây nhiễm. Nếu người nhà đang bị sởi thì nên để bé tránh tiếp xúc với người bệnh và nên cho bé nghỉ học để hạn chế lây nhiễm ra xã hội.

Khi bé nhà bạn gặp phải bệnh sởi kèm theo sốt nhưng triệu chứng không quá nghiêm trọng, việc chăm sóc và kiểm soát tình trạng sức khỏe của bé tại nhà trở nên quan trọng nên bố mẹ cần chú ý theo dõi nhé.

Vừa rồi là 6 cách phòng ngừa bệnh sởi ở trẻ em nên biết mà BIDIPHAR muốn chia sẻ đến bạn đọc. Hy vọng với những thông tin bổ ích này có thể giúp bạn bảo vệ sức khỏe của trẻ được tốt hơn đặc biệt là với bệnh sởi có tính lây nhiễm cao.

 

Mọi thông tin liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC - TRANG THIẾT BỊ Y TẾ BÌNH ĐỊNH (BIDIPHAR)

Địa chỉ: 498 Nguyễn Thái Học, Phường Quang Trung, Thành Phố Quy Nhơn, Tỉnh Bình Định

Website: https://www.bidipharshop.com/ 

Shopee: https://shopee.vn/bidiphar

Email: info@bidiphar.com

Hotline: 1800.888.677

 

Sản phẩm đã xem

Zalo