Hen Suyễn Là Gì? Có Lây Nhiễm Và Di Truyền Không?
Vào năm 2019, trên thế giới có khoảng 262 triệu người mắc bệnh hen suyễn. Vậy bệnh hen suyễn có nguy hiểm không? Hen suyễn có lây không? bệnh hen suyễn có chữa được không? Cùng tìm hiểu chi tiết hơn qua bài chia sẻ của BIDIPHAR ngay sau đây.
1. Hen suyễn là gì?
Hen suyễn là một căn bệnh mãn tính của hệ hô hấp.
Khi cơn hen suyễn xuất hiện, lớp niêm mạc ở ống phế quản sẽ sưng lên, viêm nhiễm và dễ bị kích ứng. Sự co thắt và viêm nhiễm sẽ làm các đường dẫn khí thu hẹp giảm lưu lượng không khí ra vào phổi. Khi tình trạng phù nề này trở nên nghiêm trọng, đường dẫn khí sẽ ngày càng thu hẹp vào và người bệnh sẽ rơi tình trạng khò khè, khó thở vô cùng khó chịu.
2. Bệnh hen suyễn có triệu chứng không?
Bệnh hen suyễn có nhiều triệu chứng và nếu triệu chứng ngày càng trầm trọng người bệnh cần phải đi khám bác sĩ sớm nhất.
Các triệu chứng hen suyễn bao gồm:
Ho nhiều, đặc biệt là vào ban đêm và gần sáng
Ho sau khi vận động mạnh như lao động mạnh, làm việc nặng, gắng sức, tập thể dục...
Ho khi thay đổi thời tiết từ nắng sang mưa, từ mưa sang lạnh, từ lạnh sang nóng,...
Ho và khó thở khi gặp một chất gây dị ứng nào đó như bụi, phấn hoa, lông thú,...
Có cơn khò khè xuất hiện nhiều lần cảm giác như có gì đó chặn lại đường thở.
Bị cảm lạnh kéo dài
Các triệu chứng trên được cải thiện khi uống thuốc dãn phế quản
Khó thở
Khi thấy các dấu hiệu hen suyễn kể trên, bệnh nhân nên tới bệnh viện kiểm tra sức khỏe càng sớm càng tốt, đặc biệt là khi có cha mẹ mắc bệnh.
3. Bệnh hen suyễn có lây nhiễm và di truyền không?
Bệnh hen suyễn không có nguy cơ lây nhiễm từ người bệnh sang người khỏe mạnh. Nên người bệnh hoàn toàn có thể yên tâm sống chung với mọi người xung quanh. Tuy nhiên nên hạn chế sử dụng chung đồ cá nhân với người khác để tránh các bệnh lý khác. Vừa bảo vệ bản thân và cả xã hội.
Bệnh hen suyễn có thể di truyền. Nếu trong gia đình có bố hoặc mẹ bị bệnh thì con cái sinh ra cũng sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn người bình thường khác 30-35%. Và tỷ lệ mắc bệnh này sẽ tăng lên từ 50 đến 70% nếu cả ba và mẹ đều mắc bệnh. Nếu không có ai trong gia đình mắc hen phế quản thì khả năng mắc bệnh lý này ở trẻ chỉ rơi vào khoảng 10-15%.
Ngoài yếu tố di truyền, một số yếu tố khác cũng có thể làm tăng nguy cơ bị bệnh có thể kể đến như:
Tiền sử dị ứng.
Béo phì.
Hút thuốc lá.
Hút thuốc lá thụ động.
Thường xuyên tiếp xúc với hóa chất.
4. Bệnh hen suyễn có chữa được không?
Hen suyễn là tình trạng mãn tính mà hiện tại y học chưa tìm ra phương pháp chữa khỏi hoàn toàn, nhưng người bệnh có thể nâng cao chất lượng sống và giảm thiểu sự xuất hiện của các cơn hen thông qua việc kiểm soát tình trạng bệnh. Các bạn có thể tham khảo thêm sản phẩm hỗ trợ điều trị giảm các triệu chứng bệnh hen suyễn của BIDIPHAR như:
TOCIMAT® 60 - Thuốc chống dị ứng - Hộp 50 viên: Dùng cho người lớn và trẻ em từ 12 tuổi trở lên để làm giảm các triệu chứng liên quan đến viêm mũi dị ứng theo mùa.
TOCIMAT® 120 - Thuốc chống dị ứng - Hộp 50 viên: Làm giảm triệu chứng viêm mũi dị ứng theo mùa: hắt hơi, chảy nước mũi, ngứa mũi, ngứa họng, mắt đỏ ngứa, chảy nước mắt, triệu chứng mày đay mạn tính vô căn: ngứa, nổi mẩn đỏ, giảm số lượng ban dát.
Điều quan trọng là tuân thủ nghiêm ngặt phác đồ điều trị được chỉ định và tuân theo lịch trình thăm khám định kỳ của bác sĩ để theo dõi sát tình trạng diễn biến của bệnh.
Bệnh hen suyễn có chữa được không?
5. Mắc bệnh hen khi nào cần gặp bác sĩ?
Các dấu hiệu sau thể hiện nguy cơ mắc bệnh hen cao mà người bệnh nên đến gặp bác sĩ để thực hiện các bài kiểm tra và chẩn đoán chuyên sâu hơn:
Xuất hiện những cơn khò khè, tái đi tái lại.
Ho nhiều về đêm.
Khò khè và ho sau khi vận động quá sức.
Khò khè, nặng ngực hoặc ho khi tiếp xúc với các dị nguyên (như phấn hoa, khói bụi ô nhiễm, lông chó, mèo).
Các dấu hiệu của cơn hen suyễn nặng
Khó thở liên tục, không nằm được mà phải ngồi ngả ra trước để thở.
Phổi xuất hiện nhiều ran rít hai phổi, đặc biệt là hít vào và thở ra.
Thở nhanh.
Tụt SpO2 < 90%.
Nhịp tim nhanh.
Nói từng từ (khó nói, khó ho).
Tinh thần bị kích thích.
Vã mồ hôi.
Tím tái.
Co kéo các cơ hô hấp phụ: cơ ức đòn chũm, cơ liên sườn, cơ cánh mũi.
Xuất hiện dấu hiệu suy tim phải hoặc huyết áp tăng bất thường.
Mọi thông tin liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC - TRANG THIẾT BỊ Y TẾ BÌNH ĐỊNH (BIDIPHAR)
Địa chỉ: 498 Nguyễn Thái Học, Phường Quang Trung, Thành Phố Quy Nhơn, Tỉnh Bình Định
Website: https://www.bidipharshop.com/
Shopee: https://shopee.vn/bidiphar
Email: info@bidiphar.com
Hotline: 1800.888.677