Giỏ hàng

Tức Ngực Hậu Covid - Dấu Hiệu Không Thể Chủ Quan

Hội chứng tức ngực hậu Covid là một triệu chứng nghiêm trọng mà nhiều người mắc phải

1. Triệu chứng tức ngực hậu Covid như thế nào?

Hội chứng hậu Covid là nỗi ám ảnh của nhiều người đã điều trị khỏi Covid-19, trong đó đau tức ngực là một triệu chứng nghiêm trọng. 

Tức ngực do Covid là cảm giác bị đau tức ở vùng ngực, đôi khi là cảm giác bị đè nén, ép chặt hoặc bóp nghẹt ở ngực, kèm theo đó là khó thở, hồi hộp, bủn rủn tay chân, vã mồ hôi.

Tức ngực hậu Covid có nhiều kiểu khác nhau, dưới đây là một số loại đau tức ngực thường gặp ở người đã điều trị khỏi Covid:

  • Đau ngực cơ xương: Cơn đau này cho người bệnh cảm giác đau nhức lan rộng ở các cơ xung quanh ngực. Tình trạng đau tăng khi cử động hoặc chạm vào ngực. Cơn đau ngực thường gặp trong các trường hợp nhiễm virus cấp tính giống như Covid-19.

  • Cơn tức ngực không đặc hiệu: Cơn đau có thể xuất hiện ở bất kì vị trí nào trên ngực, đồng thời vị trí tức ngực giữa các cơn đau thường khác nhau. Cơn đau kéo dài từ vài giây đến hàng giờ. Tình trạng này thường gặp ở những người đang phục hồi sau Covid-19.

  • Đau kiểu màng phổi: Đây là kiểu đau ngực dữ dội và đau tăng khi hít thở. Nguyên nhân của tình trạng này là do viêm màng phổi hoặc màng ngoài tim. Vì Covid có thể gây viêm cơ tim và tổn thương phổi nên kiểu đau này có thể gặp ở bệnh nhân hậu Covid-19. Khi gặp tình trạng này, chủ yếu người bệnh cần phải nhập viện.

  • Đau thắt ngực: Đây là triệu chứng phổ biến nhất, do các động mạch tim bị thu hẹp hoặc tắc nghẽn. Cơn đau thắt ngực được mô tả như là cảm giác co thắt, bị đè nén nặng nề khắp vùng ngực, đau có thể lan sang vùng cánh tay hoặc vùng cổ.

Người mắc hội chứng tức ngực hậu Covid có thể gặp các kiểu đau tức ngực kể trên, mức độ đau ở mỗi người sẽ khác nhau, tùy thuộc tình trạng sức khỏe, mức độ tổn thương do Covid…

Các vị trí đau tức ngực có thể gặp ở bệnh nhân hậu Covid-19

2. Nguyên nhân gây ra tức ngực hậu Covid-19

Nguyên nhân chính gây ra tình trạng đau tức ngực hậu Covid-19 là tổn thương hệ tim mạch và phổi sau khi bị virus Sars-CoV-2 tấn công.

Các nguyên nhân khiến Covid-19 làm tổn thương hệ tim mạch bao gồm:

  • Các tế bào cơ tim chứa nhiều thụ cảm thể angiotensin-2 (ACE-2), nơi virus Corona gắn vào trước khi xâm nhập vào tế bào, nên các tế bào cơ tim cũng trở thành mục tiêu tấn công của chúng.

  • Khi cơ thể chiến đấu với virus sẽ sản sinh ra các chất gây viêm, những chất này vô tình làm hại đến các mô, tế bào khỏe mạnh, trong đó có cả tế bào cơ tim.

  • Quá trình Covid tấn công cũng gây ảnh hưởng đến các mạch máu, chúng gây viêm mạch máu, chúng gây ra các cục máu đông, làm tổn thương các mạch máu nhỏ. Những điều này làm giảm lượng máu đến tim và các bộ phận khác trong cơ thể.

Tất cả các nguyên nhân trên khiến hệ tim mạch bị tổn thương, khó hồi phục. Vì thế người điều trị khỏi Covid vẫn có thể bị triệu chứng tức ngực kéo dài.

3. Hậu Covid bị tức ngực có nguy hiểm không?

Đây là câu hỏi được nhiều người quan tâm khi bị tức ngực hậu Covid.

Các chuyên gia cho rằng, hội chứng tức ngực hậu Covid tuy là triệu chứng nghiêm trọng nhưng không gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh.

Tuy nhiên khi bị tức ngực kèm các dấu hiệu sau, bạn cần đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị:

  • Đau ngực dữ dội, kéo dài dai dẳng.

  • Buồn nôn, khó thở, choáng váng.

  • Đau ngực tăng khi hít vào

  • Đau ngực dữ dội, đột ngột

Bên cạnh đó, một biến chứng hiếm gặp của hội chứng tức ngực hậu Covid đó là suy tim. 

Các triệu chứng của suy tim mà bạn cần biết bao gồm:

  • Khó thở, đặc biệt khi vận động gắng sức

  • Mệt mỏi

  • Khó thở khi nằm

  • Chân có dấu hiệu sưng phù

  • Thường xuyên đi tiểu vào ban đêm.

Triệu chứng tức ngực hậu Covid thường kéo dài ít nhất 4 tuần cho đến vài tháng. Khả năng hồi phục sẽ phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng do tổn thương Covid gây ra và thể trạng người bệnh.

4. Ai dễ bị tức ngực khó thở hậu Covid-19

Tức ngực, khó thở hậu Covid có thể xảy ra đối với bất kỳ ai, ở bất kỳ độ tuổi nào. Tuy nhiên có một số nhóm đối tượng có xác suất gặp triệu chứng này cao hơn đó là:

  • Người bị Covid có triệu chứng nặng, nhất là những người phải nhập viện để điều trị.

  • Người có bệnh nền, nhất là những người có tiền sử mắc bệnh lý tim mạch, cao huyết áp, người mắc bệnh đường hô hấp mạn tính.

  • Người trên 65 tuổi

  • Người mắc các bệnh liên quan đến hệ miễn dịch.

5. Phương pháp chẩn đoán tức ngực hậu Covid

Khi có dấu hiệu đau tức ngực, bạn nên đến bệnh viện hoặc các cơ sở y tế để được chẩn đoán, phát hiện nguyên nhân và có hướng điều trị phù hợp.

Khi đến bệnh viện, bên cạnh việc phân tích các triệu chứng, bác sĩ có thể chỉ định bạn thực hiện các xét nghiệm sau:

  • Đo điện tâm đồ

  • Chụp X-quang ngực

Đây là 2 phương pháp cơ bản giúp chẩn đoán nguyên nhân đau tức ngực, chúng cho biết mức độ tổn thương, vị trí tổn thương bên trong lồng ngực và cơ tim của người bệnh.

Điện tâm đồ là phương pháp chẩn đoán tức ngực hậu Covid chủ yếu

6. Cách điều trị tức ngực sau khi khỏi Covid 

Sau khi được khám, chẩn đoán các bệnh nhân tức ngực hậu Covid sẽ được điều trị bằng cách sau:

6.1. Thuốc điều trị cơn đau tức ngực hậu Covid

Dưới đây là các loại thuốc điều trị cơn đau tức ngực hậu Covid-19:

  • Thuốc statin (lovastatin, simvastatin, atorvastatin...): Tác dụng của nhóm thuốc này là làm giảm nồng độ cholesterol trong máu, đồng thời ngăn chặn xơ vữa động mạch vành gây cơn đau thắt ngực

  • Nhóm thuốc nitrat (glyceryl trinitrat, isosorbid dinitrat, isosorbid mononitrate): Nhóm thuốc này được sử dụng vì có tác dụng giãn mạch, tăng lượng máu qua động mạch vành, giúp tế bào cơ tim được cung cấp đủ máu và oxy để. Tuy nhiên thuốc nhóm nitrat hiện nay ít được sử dụng do khả năng hấp thu kém.

  • Nhóm thuốc chống kết tập tiểu cầu (aspirin, clopidrogel, ticagrelor...): Nhóm thuốc chữa đau thắt ngực này giúp ngăn ngừa sự kết dính của tế bào tiểu cầu, tăng cường sự lưu thông máu đến động mạch vành.

Aspirin là loại thuốc thường được chỉ định trong điều trị đau thắt ngực

  • Nhóm thuốc chẹn beta giao cảm (atenolol, propanolol, bisopropol...): Nhóm thuốc này có tác dụng làm chậm nhịp tim, cải thiện đáng kể sự lưu thông máu trong lòng động mạch vành.

  • Thuốc ức chế men chuyển angiotensin (ACE) (captopril, enalapril...): Đây là nhóm thuốc thường được chỉ định điều trị đau thắt ngực cho người bệnh, vì có tác dụng giãn mạch, tăng cường độ lưu thông máu 

  • Nhóm thuốc chẹn kênh canxi (nifedipin, amlodipin...): Nhóm thuốc có tác dụng tương tự các nhóm trên, nên được sử dụng phổ biến trong điều trị đau tức ngực.

Các thuốc điều trị đau tức ngực sau khi khỏi Covid kể trên đều là những thuốc phải kê đơn, vì vậy cần phải có sự cho phép của bác sĩ thì bệnh nhân mới được phép sử dụng.

6.2. Những phương pháp điều trị tức ngực do Covid không cần dùng thuốc

Sử dụng thuốc là phương pháp điều trị mang lại hiệu quả tức thời, để kiểm soát tốt cơn đau tức ngực hậu Covid, và phòng tránh bệnh tái phát thì chế độ sinh hoạt, ăn uống đóng vai trò rất quan trọng.

Khi bị đau tức ngực do Covid-19, người bệnh cần thực hiện các lời khuyên như sau:

  • Cai nghiện thuốc lá.

  • Duy trì huyết áp ổn định.

  • Kiểm soát cân nặng, tránh bị thừa cân, béo phì.

  • Kiểm soát chỉ số mỡ máu

  • Vận động, tập thể dục thường xuyên, lựa chọn các bài tập hoặc môn thể thao vừa sức.

  • Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh: Tăng cường trái cây, rau củ, hạn chế đồ ăn nhiều dầu mỡ, ăn nhiều đồ ngọt hoặc ăn quá mặn.

  • Không uống rượu bia, chất kích thích trong thời gian bị bệnh.

7. Cách phòng tránh di chứng tức ngực hậu Covid

Để phòng tránh di chứng tức ngực hậu Covid-19, tốt nhất bạn cần hạn chế tối đa mức độ tổn thương do Covid gây ra. 

Dưới đây là những cách giúp bạn hạn chế mức độ tổn thương khi bị Covid-19 tấn công:

  • Uống các thuốc điều trị Covid đúng cách (thuốc hạ sốt, thuốc ho, thuốc đau họng…): Sử dụng thuốc điều trị Covid đúng cách, giúp giảm triệu chứng, hạn chế các phản ứng viêm trong cơ thể.

  • Nâng cao thể trạng người bệnh: Không chỉ người mắc Covid mà bất kì ai cũng cần phải nâng cao sức khỏe, cải thiện sức đề kháng để giúp cơ thể phòng tránh được nhiều bệnh, thời gian mắc bệnh cũng giảm đi.

  • Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng: Câu hỏi “bị Covid ăn gì?” là câu hỏi được nhiều người quan tâm trong thời gian bị Covid. Khi đó cơ thể cần rất nhiều năng lượng, nên cần được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất.

Bidiplex giúp cung cấp nhiều loại vitamin và khoáng chất giúp nâng cao thể trạng, hỗ trợ điều trị hội chứng tức ngực hậu Covid

  • Uống nhiều nước: Uống đủ lượng nước trong ngày không chỉ giúp tuần hoàn máu lưu thông tốt hơn mà còn giúp các cơ quan trong cơ thể hoạt động bình thường. Một người bình thường nên uống khoảng 2-3 lít nước lọc mỗi ngày.

Trên đây là toàn bộ thông tin mà bạn cần biết về hội chứng tức ngực hậu Covid. Nếu bạn đang gặp tình trạng này, hãy đến khám ở các cơ sở y tế uy tín để có hướng điều trị phù hợp.

Các sản phẩm hỗ trợ điều trị giảm đau tức ngực hậu Covid bạn có thể tham khảo tại đây:

Bidiplex - Multi Vitamin Tăng Cường Sức Khỏe

HOKMINSENG - Viên Nhân Sâm, Lộc Nhung

KINGDOMIN Multi - Viên Sủi Vitamin, Tăng Đề Kháng

BIDIVIT AD - Bổ Sung Vitamin A, D

 

 

Bidiphar: Chăm sóc sức khoẻ - Chia sẻ niềm vui

Website TMDT: www.bidipharshop.com

Shopee: https://shopee.vn/bidiphar

Email: bidipharshop@bidiphar.com

Hotline: 1800.888.677

 

Sản phẩm đã xem

Zalo