Bị Rối Loạn Tiền Đình Uống Thuốc Gì Để Hết Chóng Mặt?
Các loại thuốc sẽ làm giảm triệu chứng khó chịu của bệnh rối loạn tiền đình
1. Thuốc tây chữa rối loạn tiền đình gồm những thuốc gì?
Bệnh rối loạn tiền đình là hội chứng của rất nhiều nguyên nhân dẫn đến cơn chóng mặt đột ngột, kéo dài, nôn mửa, mất thăng bằng…
Căn bệnh này thường khởi phát đột ngột và gây ra nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe, sinh hoạt của người bệnh nếu không được điều trị đúng cách.
Theo các chuyên gia, hiện nay các thuốc tây y chữa rối loạn tiền đình chưa thể điều trị dứt điểm căn bệnh này. Nhưng nếu được điều trị tích cực theo đúng phác đồ, các triệu chứng của căn bệnh này sẽ được cải thiện, đồng thời phòng tránh nguy cơ tái phát căn bệnh này.
Một số nhóm thuốc tây y thường được kê trong điều trị rối loạn tiền đình bao gồm:
1.1. Nhóm thuốc kháng Histamin H1 chữa rối loạn tiền đình
Khi được hỏi rối loạn tiền đình uống thuốc gì thì chắc chắn các thuốc nhóm kháng Histamin H1 sẽ là đáp án đầu tiên. Bởi vì đây là nhóm thuốc có tác dụng điều trị các triệu chứng rối loạn tiền đình hiệu quả như chóng mặt, hoa mắt, ù tai, choáng váng…
Một số loại thuốc điển hình trong nhóm này bao gồm: Cinarizin, Flunarizin,…
Tuy nhiên nhóm thuốc này có thể gây ra một số tác dụng phụ cho người dùng như buồn ngủ, rối loạn tiêu hóa…
Xem thêm: NHỮNG NGUYÊN NHÂN MẤT NGỦ VÀ GIẢI PHÁP KHÁC PHỤC BẠN CẦN BIẾT NGAY
1.2. Bị rối loạn tiền đình uống thuốc gì - Nhóm thuốc Corticosteroid
Corticosteroid là nhóm thuốc chống viêm, giảm đau được sử dụng để điều trị rối loạn tiền đình trong trường hợp người bệnh bị mất thính lực đột ngột. Nhóm thuốc này có tác dụng giảm cường độ chóng mặt và tình trạng ù tai của bệnh nhân.
Tuy nhiên đây cũng là nhóm thuốc dễ gây nhiều tác dụng phụ nguy hiểm nếu người bệnh lạm dụng chúng hoặc sử dụng không đúng cách như tăng huyết áp, tăng nguy cơ nhiễm trùng, thậm chí gây suy thận…
Corticosteroid nếu dùng sai cách có thể dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng
1.3. Nhóm thuốc chống nôn
Buồn nôn và nôn là một trong những triệu chứng của bệnh rối loạn tiền đình trong giai đoạn cấp tính của bênh. Khi đó để giảm triệu chứng này, bệnh nhân có thể sử dụng một số loại thuốc chống nôn sau: domperidone, dimenhydrinate
Thông thường chỉ sau 1-3 ngày các triệu chứng cấp tính này sẽ biến mất, người bệnh có thể ngừng sử dụng các loại thuốc này.
1.4. Thuốc lợi tiểu trong điều trị rối loạn tiền đình
Thuốc lợi tiểu có thể được dùng trong điều trị rối loạn tiền đình để tăng bài tiết chất lỏng ở thận, từ đó giúp giảm áp lực ở tai trong.
Một số loại thuốc lợi tiểu thường dùng bao gồm: hydrochlorothiazide, triamterene hoặc acetazolamide…
Tuy nhiên, nếu những loại thuốc này được dùng không đúng cách có thể dẫn đến mất nước, tụt huyết áp gây nguy hiểm đến sức khỏe người bệnh. Đôi khi thuốc cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ khác như dị ứng, rối loạn tiêu hóa, mất cần bằng lượng kali trong cơ thể…
1.5. Nhóm thuốc chống lo âu
Nhóm thuốc chữa rối loạn tiền đình này có tác dụng giảm tình trạng căng thẳng, lo âu của người bệnh, nhờ đó giúp họ bình tĩnh hơn trước những tác động của bệnh tật.
Đồng thời, thuốc giải lo âu cũng làm giảm độ nhạy cảm của hệ thống tiền đình - ốc tai. Một số loại thuốc giải lo âu thường dùng bao gồm: lorazepam, diazepam, benzodiazepines…
Nhóm thuốc giải lo âu có tác dụng giảm tình trạng căng thẳng, lo âu và độ nhạy cảm của hệ thống tiền đình - ốc tai
1.6. Nhóm thuốc tăng cường tuần hoàn não
Nhóm thuốc tăng cường tuần hoàn máu não thường được sử dụng sau giai đoạn rối loạn tiền đình cấp tính với tác dụng duy trì và ổn định khả năng tuần hoàn máu não.
Một số hoạt chất thường sử dụng bao gồm: Almitrin – raubasin, Betahistin, Ginkgo biloba… Những thuốc này đều dùng để điều trị thiểu năng tuần hoàn máu não, tăng cường trí nhớ và các triệu chứng chóng mặt, đau đầu ù tai…
Ngoài những hoạt chất này, người bệnh có thể tham khảo sử dụng thêm các hoạt chất được chiết xuất từ thảo dược tự nhiên, an toàn và lành tính hơn như bạch quả, đinh lăng, đương quy…
1.7. Thuốc tiêm chữa rối loạn tiền đình
Ngoài thuốc uống, bác sĩ có thể chỉ định thêm cho người bệnh một số loại thuốc tiêm để cải thiện triệu chứng chóng mặt do rối loạn tiền đình nhanh chóng hơn, ví dụ như:
Gentamicin: Đây là một loại thuốc kháng sinh có khả năng hỗ trợ làm giảm các đợt chóng mặt trong bệnh rối loạn tiền đình. Tuy nhiên, loại thuốc này có nguy cơ làm tổn thương tai trong và cơ quan thăng bằng, nên cần có sự giám sát của bác sĩ khi áp dụng phương pháp này.
Thuốc tiêm steroid: Việc tiêm steroid qua màng nhĩ vào tai giữa sẽ giúp giảm tần suất và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng, tuy nhiên cũng cần thực hiện dưới sự giám sát của bác sĩ.
Như vậy, dù các thuốc chữa rối loạn tiền đình theo tây y có thể làm giảm các triệu chứng bệnh nhanh chóng, nhưng đi cùng với nó là nguy cơ xảy ra các phản ứng không mong muốn. Vì thế trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc chữa rối loạn tiền đình nào, bạn cũng nên thêm khảo ý kiến bác sĩ để tránh hậu quả không đáng có.
Xem thêm: NHỮNG TÁC DỤNG CỦA GINKGO BILOBA CÓ THỂ SẼ GIÚP ÍCH CHO BẠN
2. Thuốc đông y chữa rối loạn tiền đình
Bên cạnh các loại thuốc chữa rối loạn tiền đình đã nêu trên, người bệnh có thể lựa chọn phương pháp chữa bệnh bằng các bài thuốc đông y lâu đời, trong đó phải kể đến như:
Bài thuốc chữa bệnh rối loạn tiền đình do can hỏa hóa phong.
Nguyên liệu bao gồm: Phục thần, ích mẫu, câu đằng, sơn chi, tang ký sinh mỗi vị 12g, dạ giao đằng, đỗ trọng, hoàng cầm, hà thủ ô trắng mỗi vị 10g, thạch quyết minh 20g, thiên ma 8g.
Cách thực hiện: Đun hỗn hợp các vị thuốc trên cùng 3 bát con nước, sắc trên bếp cho đến khi còn 1 bát nước thì tắt bếp. Mỗi ngày người bệnh cần uống 1 tháng thuốc chia làm 2-3 lần uống.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo một số bài thuốc chữa bệnh rối loạn tiền đình do tạng phủ suy yếu như sau:
Bài thuốc đông y chữa rối loạn tiền đình - Kỷ cúc địa hoàng hoàn
Bài thuốc đông y Định huyễn thang
Bài thuốc Chi huyễn trừ vựng thang
Mỗi bài thuốc đông y chữa rối loạn tiền đình có thế tác động vào các nguyên nhân gây bệnh khác nhau
Các bài thuốc đông y chữa rối loạn tiền đình kể trên chỉ mang ý nghĩa tham khảo, bởi vì phải dựa trên từng người bệnh cụ thể và mức độ nghiêm trọng của bệnh mà thầy thuốc thăm khám mới có thể đưa ra bài thuốc phù hợp và có thể gia giảm các vị thuốc sao cho mang lại hiệu quả tốt nhất với người bệnh.
Rối loạn tiền đình nên uống thuốc gì còn tùy thuộc vào tình trạng và triệu chứng bệnh khi được phát hiện. Ngoài ra bên cạnh việc tìm hiểu các loại thuốc về rối loạn tiền đình, người bệnh cũng cần có một chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh để có thể rút ngắn được thời gian điều trị.
Đồng thời, bạn có thể tìm hiểu thêm một số loại thực phẩm bảo vệ sức khỏe có tác dụng hỗ trợ tăng cường sức khỏe hệ thần kinh, phục hồi dây thần kinh, giảm tình trạng sa sút trí tuệ, mất ngủ không gây ra tác dụng phụ dưới đây:
* BỔ HUYẾT ÍCH NÃO BDF - Thuốc Bổ Não
* HOẠT HUYẾT DƯỠNG NÃO BDF - Thuốc Bổ Não
* KINGLOBA - Thuốc Bổ Não
* BILI SHARK - Dầu Gan Cá Mập
Bidiphar: Chăm sóc sức khoẻ - Chia sẻ niềm vui
Website TMDT: www.bidipharshop.com
Shopee: https://shopee.vn/bidiphar
Email: bidipharshop@bidiphar.com
Hotline: 1800.888.677