Giỏ hàng

Ngủ Hay Bị Tỉnh Giấc Giữa Đêm: Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục Hiệu Quả

Hầu hết chúng ta đều biết giấc ngủ có vai trò quan trọng đối với sức khỏe thể chất và tinh thần. Nhưng đôi khi bạn sẽ gặp tình trạng trằn trọc mãi không ngủ được, hay bị tỉnh giấc giữa đêm… Cùng tìm hiểu nguyên nhân khiến bạn hay bị tỉnh giấc giữa đêm trong bài viết này nhé.

Hay bị tỉnh giấc giữa đêm và khó ngủ lại khiến nhiều người cảm thấy mệt mỏi

1. Nguyên nhân khiến bạn hay bị tỉnh giấc giữa đêm

Thông thường, trong mỗi giấc ngủ ban đêm, một người có thể tỉnh giấc từ 2-6 lần là điều hoàn toàn bình thường nếu sau đó họ có thể quay lại giấc ngủ dễ dàng trong thời gian ngắn.

Nếu bạn không thể trở lại giấc ngủ nhanh chóng, nghĩa là có thể bạn đang gặp một số vấn đề liên quan đến rối loạn giấc ngủ, khiến bản thân không thể nghỉ ngơi như mong muốn vào ban đêm.

Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng tỉnh giấc giữa đêm và khó ngủ lại:

1.1. Nguyên nhân sức khỏe

Nhiều bệnh lý khác nhau có thể gây ra các triệu chứng gây ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ vào ban đêm, đặc biệt là các triệu chứng có xu hướng nghiêm trọng hơn khi ngủ. Cụ thể như sau:

  • Cơn đau mạn tính: Các bệnh lý như viêm khớp, thoái hóa khớp, đau dạ dày, ung thư… khiến giấc ngủ không liền mạch, người bệnh thường bị tỉnh giấc giữa đêm vì đau.

  • Khó thở: Nguyên nhân là do các bệnh lý đường hô hấp như viêm phế quản, hen suyễn hoặc các bệnh viêm đường hô hấp trên.

  • Các vấn đề về tiêu hóa: Tình trạng đau và ho do trào ngược dạ dày – thực quản hoặc các triệu chứng ruột kích thích khiến bạn bị đánh thức giữa đêm và khó ngủ lại.

  • Mất cân bằng nội tiết tố: Đây cũng nguyên nhân chủ yếu gây mất ngủ ở phụ nữ, do nồng độ nội tiết tố thay đổi quanh chu kỳ kinh nguyệt hoặc thời kỳ tiền mãn kinh. Tình trạng bốc hỏa và đổ mồ hôi ban đêm khiến giấc ngủ của nhiều chị em bị gián đoạn.

  • Các bệnh liên quan đến tuần hoàn máu và hệ thần kinh: Thiểu năng tuần hoàn máu não gây mất ngủ, alzheimer và parkinson là nguyên nhân khiến nhiều người bệnh bị tỉnh giấc nhiều lần trong đêm.

  • Đi tiểu nhiều: Các bệnh lý viêm đường tiết niệu, rối loạn chức năng thận, bàng quang… gây ra tình trạng buồn tiểu và đi tiểu nhiều lần trong đêm, từ đó làm ảnh hưởng đến tính liền mạch của giấc ngủ.

  • Chứng ngưng thở khi ngủ: Đó là khi các mô trong miệng và cổ họng đóng đường thở, khiến bạn bị ngừng thở nhiều lần trong đêm. Lúc này não sẽ phải đánh thức để bạn có thể thở bình thường trở lại.

  • Hội chứng chân tay bồn chồn: Điều này gây ra cảm giác ngứa ran hoặc châm chích ở chân giống như đang có rất nhiều kiến đang bò trên chân. Tình trạng này thường nghiêm trọng hơn vào ban đêm khi bạn đang ngủ.

  • Rối loạn vận động chân tay định kỳ: Nhiều người gặp tình trạng chân không yên, chân tay giật mạnh khi đang ngủ khiến bạn bị đánh thức.

Ngoài các bệnh lý trên, trong quá trình sử dụng thuốc điều trị bệnh cũng có thể gây ra nhiều ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn, khiến bạn bị tỉnh giấc giữa đêm. Ví dụ như thuốc chống trầm cảm, thuốc thông mũi, corticoid, thuốc giảm đau nhóm NSAID…

Để cải thiện tình trạng hay bị tỉnh giấc giữa đêm do các vấn đề sức khỏe, bạn cần thăm khám và điều trị dứt điểm các nguyên nhân gây bệnh này.

Các vấn đề sức khoẻ là nguyên nhân phổ biến khiến giấc ngủ bị gián đoạn

1.2. Nguyên nhân tâm lý

Các dạng rối loạn giấc ngủ chủ yếu xuất phát từ nguyên nhân tâm lý, trong đó căng thẳng, stress do công việc và các áp lực cuộc sống chính là lý do khiến mọi người dễ bị thức giấc nhiều lần trong đêm, rất khó để đi vào giai đoạn ngủ sâu.

Các vấn đề sức khỏe tâm thần nghiêm trọng gây tình trạng tỉnh giấc giữa đêm cần được giúp đỡ đó là: Rối loạn lo âu, trầm cảm, rối loạn lưỡng cực, tâm thần phân liệt…

1.3. Do thói quen ngủ

Một số thói quen không tốt hàng ngày có thể khiến bạn mất ngủ, ngủ không ngon, bị tỉnh giấc nhiều lần giữa đêm, cụ thể như:

  • Thường xuyên thức khuya: Thói quen thức khuya không chỉ gây hại cho cơ thể mà còn khiến cho chất lượng giấc ngủ của bạn bị suy giảm, gây mất ngủ, ngủ không sâu giấc và dễ tỉnh giấc giữa đêm.

  • Lạm dụng thiết bị điện tử: Ánh sáng xanh từ điện thoại, máy tính, TV có thể ức chế não bộ tiết hormone melatonin - hormone giấc ngủ.

  • Uống rượu: Một ly độ uống có cồn có thể khiến bạn chìm vào giấc ngủ nhanh chóng, nhưng khi chúng dần được đào thải ra, bạn sẽ phải thức giấc vào giữa đêm.

  • Hút thuốc lá: Nicotine trong khói thuốc là chất kích thích khiến bạn không thể ngủ ngon giấc. Chưa kể nhiều người bị tỉnh giấc giữa đêm là do cơ thể bắt đầu “thèm thuốc”.

Ánh sáng xanh từ điện thoại có thể ức chế não bộ tiết hormone gây buồn ngủ

1.4. Do môi trường ngủ

Những tác động từ môi trường xung quanh như ánh sáng, âm thanh, nhiệt độ, sự thông thoáng… có ảnh hưởng rất lớn đến giấc ngủ của bạn, nó có thể khiến bạn tỉnh giấc khi chuyển tiếp giữa các giai đoạn của giấc ngủ.

Theo các chuyên gia, để có một giấc ngủ chất lượng bạn cần:

  • Đảm bảo phòng ngủ có ánh sáng thích hợp, chú ý kéo rèm hoặc dùng mặt nạ che mắt để tránh bị tỉnh giấc vào sáng sớm.

  • Sử dụng nút tai, quạt hoặc đảm bảo phòng yên tĩnh khi ngủ.

  • Điều chỉnh nhiệt độ phòng luôn mát mẻ, thông thoáng.

  • Có thể sử dụng tinh dầu giúp dễ ngủ hơn.

Mỗi trường hợp sẽ có những nguyên nhân gây rối loạn giấc ngủ, hay bị tỉnh giấc giữa đêm khác nhau, xác định đúng nguyên nhân sẽ giúp bạn khắc phục tình trạng này nhanh nhất.

2. Bí quyết để không bị tỉnh giấc giữa đêm

Thức dậy nhiều lần vào nửa đêm là một vấn đề khá phổ biến, thường xảy ra trong giai đoạn căng thẳng. Dưới đây là một số biện pháp có thể giúp ngủ ngon suốt đêm mà bạn có thể thử để giảm tình trạng thức giấc giữa đêm nhé:

  • Thư giãn trước khi ngủ: Hạn chế căng thẳng là cách tốt nhất giúp nâng cao chất lượng giấc ngủ. Bạn có thể thư giãn bằng cách uống một cốc trà dễ ngủ, tắm nước ấm, đọc sách, nghe nhạc nhẹ…

  • Tập các bài tập nhẹ nhàng: Tập yoga, thiền hoặc giãn cơ trước khi ngủ 30-60 phút có thể làm dịu căng thẳng và giúp các cơ bắp được thư giãn, điều này có thể giúp bạn ngủ ngon hơn và liền mạch.

  • Cải thiện không gian phòng ngủ: Điều chỉnh ánh sáng, tiếng ồn và nhiệt độ phòng ở mức dễ chịu và không làm phiền bạn nghỉ ngơi. Thường xuyên vệ sinh phòng ngủ và chăn, gối…

  • Đặt đồng hồ ở vị trí khuất tầm nhìn: Xem đồng hồ khi tỉnh giấc giữa đêm sẽ khiến bạn cảm thấy căng thẳng và khó ngủ trở lại vào ban đêm.

  • Không uống cà phê, trà xanh sau bữa trưa và hạn chế uống rượu trước khi ngủ: Vì chúng đều là những đồ uống có thể làm gián đoạn giấc ngủ của bạn.

  • Chỉ lên giường khi bạn buồn ngủ: Nếu không buồn ngủ, bạn có thể làm điều gì đó để thư giãn, giải tỏa tinh thần, không nên nằm trên giường quá 30 phút khi không ngủ được.

  • Thức dậy đúng giờ: Dù là ngày cuối tuần, bạn nên cố gắng duy trì thói quen thức dậy đúng giờ, điều này sẽ giúp duy trì đồng hồ sinh học của cơ thể không bị xáo trộn.

  • Không ngủ quá nhiều vào ban ngày: Mặc dù giấc ngủ trưa có vai trò quan trọng, nhưng bạn chỉ nên ngủ trưa khoảng 10-20 phút. Ngủ trưa nhiều có thể làm mất chu kỳ giấc ngủ, khiến bạn khó ngủ sâu giấc vào ban đêm.

Các biện pháp nêu trên dù không thể cải thiện tình trạng hay bị tỉnh giấc giữa đêm ngay, nhưng các thói quen tốt này sẽ giúp nâng cao chất lượng giấc ngủ nếu bạn kiên trì thực hiện.

Thư giãn tinh thần là cách cải thiện chất lượng giấc ngủ hiệu quả

3.  Tips ngủ lại nhanh sau khi tỉnh giấc giữa đêm? 

Bị tỉnh giấc giữa đêm là điều khó tránh khỏi, tuy nhiên để nhanh chóng ngủ bạn có thể tham khảo một số mẹo sau:

  • Không xem đồng hồ: Việc xem đồng hồ khi thức giấc chỉ khiến bạn thêm lo lắng, não sẽ trở nên “cảnh giác” và hoạt động như khi bạn đang làm việc.

  • Ngồi một chỗ: Nếu bạn tỉnh táo hơn 15 phút sau khi bị tỉnh giấc giữa đêm, bạn hãy ra khỏi giường và ngồi trên ghế, làm một việc khiến bạn cảm thấy thoải mái. Khi bắt đầu cảm thấy buồn ngủ mới quay trở lại giường.

  • Không sử dụng điện thoại: Bạn không nên bật điện thoại hoặc chơi game khi bị tỉnh giấc giữa đêm. Tất cả những ánh sáng xanh phát ra từ các thiết bị này sẽ ức chế quá trình sản sinh melatonin của não bộ.

  • Xoa tai: Điều này sẽ kích thích huyệt ngủ ở trên đôi tai, hãy sử dụng ngón cái và ngón trỏ chà xát vùng đỉnh tai, nơi có lỗ lõm gần khuôn mặt.

  • Yên lặng và thư giãn cơ bắp: Khi bị tỉnh giấc giữa đêm và khó ngủ lại, bạn có thể vận động nhẹ như siết tay hoặc chân để căng và thư giãn cơ bắp.

  • Suy nghĩ về hoạt động trong ngày: Khó ngủ lại khi bị tỉnh giữa đêm và không muốn đếm cừu hay đếm vịt, bạn hãy nhắm mắt lại, hít thở sâu và bắt đầu tua lại các hoạt động trong ngày, cố gắng suy nghĩ theo hướng tích cực. Điều này sẽ khiến bạn bình tĩnh và hạnh phúc hơn.

Bạn nên nằm nhắm mắt và thả lỏng tinh thần khi bị tỉnh giấc giữa đêm mà không ngủ lại được ngay

Như vậy, bị tỉnh giấc giữa đêm và khó ngủ lại là nỗi ám ảnh của nhiều người bệnh mất ngủ. Có nhiều cách để cải thiện tình trạng này, trong bài viết đã đưa ra một số phương pháp giúp bạn chìm vào giấc ngủ một cách tự nhiên. Hy vọng qua bài viết, bạn đã tìm được cho mình các phương pháp phù hợp với bản thân.

Nếu bạn đang gặp tình trạng mất ngủ, khó ngủ, thiếu ngủ, đêm trằn trọc mà chưa tìm ra giải pháp phù hợp. Hãy tham khảo ngay các sản phẩm có thành phần từ các thảo dược tự nhiên, lành tính có khả năng cải thiện tình trạng rối loạn giấc ngủ dưới đây:

*  BỔ HUYẾT ÍCH NÃO BDF - Thuốc Bổ Não 

HOẠT HUYẾT DƯỠNG NÃO BDF - Thuốc Bổ Não

KINGLOBA - Thuốc Bổ Não 

Combo Não Khỏe Ngủ Ngon

BILI SHARK - Dầu Gan Cá Mập

 

Bidiphar: Chăm sóc sức khoẻ - Chia sẻ niềm vui

Website TMDT: www.bidipharshop.com

Shopee: https://shopee.vn/bidiphar

Email: bidipharshop@bidiphar.com

Hotline: 1800.888.677

Sản phẩm đã xem

Zalo