Giỏ hàng

Hướng Dẫn Cách Đọc Chỉ Số Xét Nghiệm Gan Đơn Giản Nhất

Cách đọc chỉ số xét nghiệm gan sẽ giúp bạn hiểu được phần nào vấn đề mà gan đang gặp phải

1. Tại sao cần xét nghiệm chức năng gan

Các xét nghiệm chức năng gan giúp bác sĩ đánh giá được tình trạng gan hiện tại của bạn, đồng thời giúp phát hiện sớm các tổn thương dẫn đến nhiều bệnh lý về gan. 

Các xét nghiệm chức năng gan thường được bác sĩ chỉ định khi:

  • Kiểm tra tổn thương gan do nhiễm trùng, viêm gan B, viêm gan C

  • Theo dõi tác dụng phụ của một số loại thuốc điều trị có khả năng gây hại cho gan như thuốc kháng sinh, nhóm thuốc giảm đau, thuốc chữa lao phổi…

  • Người có tiền sử mắc bệnh gan mật, cần theo dõi tình trạng bệnh

  • Người gặp các triệu chứng bệnh gan, như triệu chứng nóng gan, dấu hiệu xơ gan

  • Người có bệnh lý nền dẫn đến nguy cơ cao mắc bệnh gan như bệnh nhân tiểu đường, cao huyết áp, mỡ máu cao…

  • Người thường xuyên phải uống nhiều rượu bia

  • Người mắc các bệnh liên quan đến túi mật.

Nếu bạn đang gặp phải một trong các tình huống trên thì khi đi thăm khám tại các cơ sở y tế, hầu hết bác sĩ sẽ chỉ định bạn đi thực hiện một số xét nghiệm chức năng gan. Thông qua cách đọc chỉ số xét nghiệm gan, bác sĩ có thể đưa ra phán đoán và chẩn đoán về tình trạng gan đang gặp phải

2. Các xét nghiệm chức năng gan thường gặp

Trên thực tế, xét nghiệm chức năng gan là một dạng xét nghiệm chỉ số sinh hóa cơ bản nhằm kiểm tra chức năng gan. Dựa vào kết quả của từng chỉ số xét nghiệm, sẽ giúp bác sĩ đánh giá được gan của bạn có đang thực sự khỏe mạnh hay không.

Nếu như bạn nắm được sơ bộ cách đọc chỉ số xét nghiệm gan sẽ giúp bạn có cái nhìn rõ ràng hơn về tình hình sức khỏe gan mật của bản thân và người thân trong gia đình.

Để chẩn đoán chính xác bệnh lý gan mật, bác sĩ cần kết hợp một vài loại xét nghiệm chức năng gan

Các xét nghiệm đánh giá chức năng gan được chia thành các nhóm như sau:

  • Xét nghiệm đánh giá tình trạng hoại tử tế bào gan: Thông qua các chỉ số men gan sẽ đánh giá được mức độ tế bào gan bị tổn thương.

  • Xét nghiệm đánh giá chức năng bài tiết và thải độc: Để đánh giá chức năng bài tiết và thải độc của gan, bạn cần thực hiện xét nghiệm máu và xét nghiệm nước tiểu.

  • Xét nghiệm khảo sát chức năng tổng hợp của gan: Dựa vào chỉ số protein huyết tương trong gan, điển hình là chỉ số albumin để đánh giá các bệnh gan mạn tình hoặc tình trạng tổn thương gan.

  • Xét nghiệm chỉ số sắc tố mật bilirubin

  • Xét nghiệm đánh giá các chỉ số men gan

  • Xét nghiệm lượng tiểu cầu

  • Xét nghiệm phân tích các chỉ số trong nước tiểu

Dựa vào kết quả thu được từ các chỉ số xét nghiệm chức năng gan, mà bác sĩ sẽ có chẩn đoán chính xác nhất về tình hình sức khỏe gan mật của bạn. 

Hiểu được cách đọc chỉ số xét nghiệm chức năng gan, khi xem kết quả xét nghiệm bạn sẽ đánh giá được phần nào ý nghĩa của các chỉ số này.

3. Hướng dẫn đọc chỉ số xét nghiệm gan cơ bản

Dưới đây là một số lưu ý về cách đọc chỉ số xét nghiệm gan, để bạn hiểu được tình hình bản thân đang gặp phải có nguy hiểm hay không?

3.1. Cách đọc 4 chỉ số men gan 

Có 4 chỉ số men gan khác nhau bao gồm AST (SGOT), ALT (hoặc SGPT), ALP và GGT. Trong đó có thể chia làm 2 nhóm như sau:

  • AST và ALT: Được gọi là transaminase, hai chỉ số này khi gan khỏe mạnh sẽ nằm trong khoảng từ 0-40 UI/L. Nhưng khi các chỉ số này tăng thì người bệnh mắc bệnh viêm gan do virus, tổn thương gan do rượu, u gan, suy gan, gan nhiễm mỡ…  Đặc biệt ALP chủ yếu ở trong gan nên khi ALP tăng cao thì hầu hết đều phản ánh tình trạng gan có vấn đề.

  • ALP và GGT còn được gọi là men gan mật: Chỉ số GGT chủ yếu có ở gan, còn ALP xuất hiện ở khá nhiều vị trí khác ngoài gan , vì thế chỉ có thể kết luận được tình trạng bất ổn của gan khi chỉ số ALP tăng kèm với GGT

3.2. Chỉ số sắc tố mật bilirubin

Bilirubin tăng cao là nguyên nhân gây vàng da, đây là một chất có màu vàng do gan khi ra khi nó tham gia vào vòng đời của hồng cầu. Khi lượng bilirubin trong cơ thể  tăng lên quá cao, nước tiểu có màu vàng sẫm, phân có màu đất sét nhạt, thì rất có thể gan của bạn đang gặp một vấn đề nghiêm trọng.

Chỉ số bilirubin bình thường được đánh giá dựa trên 4 giá trị:

  • Chỉ số bilirubin toàn phần trong khoảng từ 0.2–1.0 mg/dl

  • Chỉ số bilirubin trực tiếp khoảng 0–0.4 mg/dl 

  • Chỉ số bilirubin gián tiếp từ 0.1 -1.0 mg/dl

  • Tỷ lệ bilirubin trực tiếp/ bilirubin toàn phần luôn  dưới  20 %

Chỉ số Bilirubin tăng cao được xem là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh gan như bệnh xơ gan, viêm đường mật xơ hoá, tắc nghẽn ống mật, có khối u trong gan…

Các chỉ số xét nghiệm gan cơ bản giúp đánh giá và chẩn đoán vấn đề của gan

3.3. Chỉ số protein gan

Dựa vào cách đọc chỉ số xét nghiệm protein gan có thể giúp bác sĩ xác định được người bệnh có đang bị bệnh gan nghiêm trọng hay không:

  • Chỉ số Albumin bình thường: 35 - 55 g/l, lượng albumin trong máu chỉ giảm đi khi mắc bệnh gan mạn tính hoặc gan bị tổn thương rất nặng.

  • Chỉ số Globulin bình thường: 20 - 35 g/l, giá trị này tăng có thể do xơ gan, viêm gan tự miễn, ứ mật…

  • Thời gian prothrombin (PT) bình thường: 12 giây ± 1, chỉ số này càng kéo dài thì tiên lượng suy gan càng nặng.

3.4. Chỉ số tiểu cầu

Ở những bệnh nhân xơ gan, lá lách phải hoạt động nhiều hơn để bù đắp lại chức năng bị ảnh hưởng vì tổn thương gan. Điều này khiến lách sưng to và làm số lượng tiểu cầu bị suy giảm. Lượng tiểu cầu bình thường nằm trong khoảng 150-400 x 103/microlit. Nếu kết quả xét nghiệm công thức máu cho thấy tiểu cầu của bạn thấp hơn mức này thì có thể đây là dấu hiệu cảnh báo bệnh xơ gan.

Xét nghiệm lượng tiểu cầu là bước “khoanh vùng” quan trọng nhằm giúp chẩn đoán bệnh gan chính xác hơn. Tuy nhiên, vì vẫn có tỷ lệ sai sót nhất định nên xét nghiệm này chỉ có ý nghĩa khi kết hợp với một số phương pháp kiểm tra chuyên sâu như siêu âm gan, chụp cắt lớp vi tính hoặc chụp cộng hưởng từ.

Tiểu cầu phải hoạt động nhiều hơn để bù đắp phần chức năng gan bị suy giảm

4. Trước khi xét nghiệm gan cần lưu ý điều gì

Bên cạnh việc tìm hiểu cách đọc chỉ số xét nghiệm gan, bạn cũng nên tìm hiểu về các lưu ý trước khi thực hiện xét nghiệm chức năng gan. Vì một số loại thực phẩm, thuốc có thể làm sai lệch kết quả kiểm tra.

Vì thế trước khi làm các xét nghiệm chức năng gan, bạn cần lưu ý một số điểm sau:

  • Thời điểm làm xét nghiệm chức năng gan tốt nhất là vào buổi sáng sớm.

  • Bạn nên tránh uống cà phê hay sử dụng các chất kích thích trong vòng 6 tiếng trước khi lấy máu.

  • Nhịn ăn ít nhất 6 tiếng trước khi làm xét nghiệm, để không làm ảnh hưởng đến các thành phần sinh hóa, nhất là lượng mỡ trong máu.

  • Thông báo với bác sĩ về các loại thuốc hoặc kháng sinh đang sử dụng.

  • Không uống rượu bia hoặc các thức uống có cồn ít nhất 6 tiếng trước khi làm xét nghiệm.

Trên đây là toàn bộ thông tin về cách đọc chỉ số xét nghiệm gan. Mong rằng qua bài viết bạn đã hiểu được sơ bộ các chỉ số men gan phản ánh điều gì. Đặc biệt hãy chủ động bảo vệ gan ngay từ bây giờ để phòng tránh được nhiều bệnh lý nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng.

Bạn có thể tham khảo một số sản phẩm giúp tăng cường sức khỏe gan mật, cải thiện một số triệu chứng bệnh gan, phòng ngừa tình trạng tăng men gan dưới đây:

DƯỠNG CAN BIDIPHAR - Giải Độc, Tăng Chức Năng Gan

ALTAMIN - Thuốc Bổ, Giải Độc Gan

Bidiplex - Multi Vitamin Tăng Cường Sức Khỏe

HOKMINSENG - Viên Nhân Sâm, Lộc Nhung

KINGDOMIN Multi - Viên Sủi Vitamin, Tăng Đề Kháng

BIDIVIT AD - Bổ Sung Vitamin A, D

 

Bidiphar: Chăm sóc sức khoẻ - Chia sẻ niềm vui

Website TMDT: www.bidipharshop.com

Shopee: https://shopee.vn/bidiphar

Email: bidipharshop@bidiphar.com

Hotline: 1800.888.677

 

Sản phẩm đã xem

Zalo