Người Bệnh Tiểu Đường Tuýp 2 Nên Ăn Gì, Kiêng Gì? Chế Độ Ăn Uống
Tiểu đường tuýp 2 được biết đến là một bệnh lý mạn tính, tác động tiêu cực lên sức khỏe người bệnh trong suốt phần đời còn lại. Để kiểm soát bệnh hiệu quả, việc tuân thủ điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ là quan trọng nhất. Trong đó, một trong những yếu tố quyết định thành công trong điều trị tiểu đường tuýp 2 là chế độ ăn uống phù hợp. Người bệnh tiểu đường tuýp 2 nên ăn gì, kiêng gì, chế độ ăn uống như nào phù hợp? - tất cả sẽ được bật mí ở bài viết sau đây.
1. Vai trò của chế độ ăn uống với người bệnh tiểu đường tuýp 2
Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị tiểu đường tuýp 2 của Bộ Y Tế đã chỉ rõ nguyên tắc điều trị bệnh gồm 3 phương pháp cơ bản:
- Sử dụng thuốc kiểm soát đường huyết
- Chế độ ăn uống khoa học
- Luyện tập thể chất.
Như vậy, xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh là một trong 3 điều cần làm để đạt mục tiêu điều trị tiểu đường. Kế hoạch dinh dưỡng khoa học sẽ đem lại nhiều lợi ích to lớn như:
- Kiểm soát chỉ số đường huyết, huyết áp và lipid máu trong ngưỡng mục tiêu.
- Giảm cân hoặc giữ cân nặng hợp lý
- Ngăn ngừa hoặc trì hoãn các biến chứng bệnh tiểu đường
- Giúp cơ thể khỏe mạnh và có nhiều năng lượng hơn.
Do đó, việc xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh là điều cần làm ngay khi phát hiện bệnh tiểu đường.
2. Người bệnh tiểu đường tuýp 2 nên ăn gì?
Chế độ ăn khi bị tiểu đường tuýp 2 phụ thuộc nhiều vào tuổi, giới tính, mức độ luyện tập và mục tiêu hạ đường huyết mà người bệnh cần đạt. Không có bất kỳ loại thực phẩm đơn lẻ nào có khả năng cung cấp đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu mà cơ thể cần. Vì vậy, một chế độ ăn uống lành mạnh phải là một chế độ ăn đa dạng, có sự kết hợp hài hòa giữa các nhóm thực phẩm chính:
2.1. Carbohydrate “tốt”
Carbohydrate hay tinh bột luôn là nguồn cung cấp năng lượng chính cho cơ thể. Khi được hấp thu, Carbohydrate chuyển hóa thành glucose để tạo năng lượng cho các hoạt động sống.
Carbohydrate “tốt” là những Carbohydrate có cấu trúc phân tử phức tạp. Do đó, cơ thể cần nhiều thời gian để phân cắt và tiêu hóa chúng, khiến mức đường huyết sau ăn tăng từ từ rồi giảm chậm. Kết quả là đường huyết được ổn định kéo dài, giúp người bệnh không bị no nhanh và đói quá nhanh.
Thực phẩm chứa Carbohydrate “tốt”: gạo lứt, đậu, ngũ cốc, sữa tách kem, bánh mì nguyên hạt…
2.2. Rau xanh và trái cây
Đây là nguồn dinh dưỡng ít calo nhưng lại dồi dào vitamin, chất xơ và khoáng chất. Các thành phần này giúp tăng đề kháng, bảo vệ cơ thể khỏi các bệnh lý như tim mạch, đột quỵ, ung thư… Đồng thời, chất xơ còn có vai trò điều hòa tiêu hóa và giúp kiểm soát đường huyết hiệu quả.
Một số gợi ý: bưởi, cam, dâu tây, mận, đào, cà rốt, nấm, dưa chuột…
2.3. Chất béo “tốt”
Chất béo tốt là những chất béo không bão hòa - được cấu tạo từ các gốc acid béo không no. Thành phần này góp phần giảm lượng cholesterol xấu (LDL-C) trong máu, kiểm soát chỉ số lipid ở mức ổn định. Nhờ vậy, chất béo “tốt” hỗ trợ đắc lực trong việc bảo vệ sức khỏe tim mạch.
Chất béo “tốt” có mặt nhiều trong dầu ô liu, dầu thực vật, dầu hạt cải, hạnh nhân, bơ, hạt điều, hạt vừng và dầu đậu phộng, dầu hướng dương và dầu đậu nành.
2.4. Sữa và thực phẩm từ sữa
Sữa và thực phẩm từ sữa có nhiều canxi, vitamin D và protein nên rất tốt cho xương, răng và cơ. Nghiên cứu khoa học cũng chỉ ra các thành phần này có hiệu quả rõ rệt trong ngăn ngừa tiểu đường tuýp 2. Vì vậy, nếu không bị dị ứng sữa thì người bệnh nên đưa nhóm thực phẩm này vào khẩu phần ăn hàng ngày.
Tuy nhiên, cần lưu ý tránh các loại sữa có hàm lượng chất béo cao, đặc biệt là chất béo bão hòa. Thay vào đó, nên bổ sung các loại sữa ít béo như: sữa đậu nành, sữa không đường, sữa chua, sữa tách kem…
2.5. Chất đạm từ thịt trắng
Thịt trắng là thịt các loại động vật như cá, gà, ngan, ngỗng… Các loại thịt này chứa ít chất béo bão hòa hơn so với thịt đỏ (thịt bò, lợn…) nên giảm được nguy cơ biến chứng trên tim mạch và ung thư.
Trong nhóm thực phẩm này, cá là nguồn dinh dưỡng nên được ưu tiên hàng đầu nhờ khả năng cung cấp omega-3 dồi dào. Đây là một loại acid béo được biết đến với khả năng bảo vệ sức khỏe tim mạch.
Các loại cá giàu omega-3 nhất: cá thu, cá ngừ, cá mòi…
3. Người bệnh tiểu đường tuýp 2 nên kiêng gì?
Ngoài những nhóm thực phẩm nên bổ sung ở trên, người bệnh tiểu đường tuýp 2 cũng cần lưu ý về việc kiêng cữ trong chế độ ăn:
3.1. Chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa
Đây là nguồn chất béo được đánh giá là cực kỳ có hại cho sức khỏe. Mặc dù không tác động trực tiếp lên mức đường huyết, chất béo chuyển hóa lại làm gia tăng tình trạng kháng insulin, tăng phản ứng viêm của cơ thể. Đồng thời, nó làm giảm HDL-cholesterol (cholesterol tốt) và gây suy giảm chức năng động mạch.
Các thực phẩm chứa chất béo chuyển hóa nên tránh: bơ, thịt bò, xúc xích, thịt xông khói, đồ ăn sẵn, thực phẩm chiên rán…
3.2. Carbohydrate “xấu”
Carbohydrate “xấu” là những carbohydrate có cấu tạo đơn giản. Khi được hấp thu vào cơ thể, chúng dễ dàng được phân cắt và tiêu hóa với tốc độ nhanh chóng, khiến đường huyết tăng vọt. Sau đó, đường huyết lại hạ xuống đột ngột và gây cảm giác đói, thèm ăn cho người bệnh.
Carbohydrate “xấu” khiến mức đường huyết trong cơ thể lên xuống thất thường, làm tăng nhu cầu bổ sung bữa phụ. Do đó, đây là nhóm thực phẩm nên hạn chế khi đang bị tiểu đường tuýp 2.
Nguồn thực phẩm chứa Carbohydrate “xấu”: gạo, bột mì, khoai, sắn…
3.3. Đường và đồ ngọt
Đồ ngọt chứa nhiều calo và các chất béo bão hòa không lành mạnh. Việc ăn quá nhiều đồ ngọt và đường, đặc biệt là đường tinh luyện dễ khiến chỉ số đường huyết nhảy vọt lên cao. Để tránh tình trạng này, tốt hơn hết là người bệnh cần kiêng tuyệt đối những loại đồ ăn chứa đường tinh luyện.
Nếu cần tạo độ ngọt cho các món ăn hàng ngày, nên thay thế đường tinh luyện bằng mật ong hoặc đường thốt nốt.
Thực phẩm chứa nhiều đường nên tránh:
- Bánh kẹo
- Socola
- Kem
- Bánh ngọt
- Nước ngọt
3.4. Rượu, bia, chất kích thích
Rượu, bia cung cấp nhiều carbohydrate “xấu” cho cơ thể. Không chỉ vậy, các loại đồ uống này còn chứa nhiều chất bảo quản không có lợi cho sức khỏe của người bệnh tiểu đường tuýp 2. Nếu uống bia, rượu thường xuyên, chất béo tích tụ nhiều trong cơ thể dễ làm nặng thêm các biến chứng của bệnh tiểu đường.
Vì vậy, người bệnh tiểu đường tuýp 2 nên hạn chế tối đa việc sử dụng bia, rượu hay các đồ uống tương tự.
3.5. Natri và muối
Chế độ ăn mặn dễ làm tăng nguy cơ gặp biến chứng tăng huyết áp ở người bệnh tiểu đường tuýp 2. Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ khuyến cáo lượng natri trong khẩu phần ăn mỗi ngày nên dưới ngưỡng 2300mg.
Để đạt mục tiêu đó, người bệnh tiểu đường tuýp 2 cần lưu ý:
- Tránh ăn mặn.
- Ưu tiên chế biến thức ăn ở dạng luộc, hấp.
- Hạn chế ăn đồ ăn đóng hộp như rau, dưa muối, thịt muối…
4. Viên tiểu đường Hebamic - Giải pháp hỗ trợ kiểm soát đường huyết hiệu quả
Để đường huyết được duy trì ổn định hơn, người bệnh tiểu đường nên tham khảo và sử dụng thêm những thực phẩm chức năng có nguồn gốc từ tự nhiên. Các sản phẩm này có những ưu điểm như:
- Hỗ trợ kiểm soát đường huyết hiệu quả mà không phải kiêng khem vất vả.
- Giảm nguy cơ phải dùng kết hợp nhiều thuốc tiểu đường; từ đó giảm chi phí điều trị.
- Nguồn gốc thiên nhiên an toàn, lành tính, không tác dụng phụ.
Một sản phẩm đáp ứng các yêu cầu trên chắc chắn phải được lựa chọn rất khắt khe. Trong đó, sản phẩm được các bác sĩ hàng đầu tin dùng là Hebamic - viên tiểu đường chiết xuất từ dược liệu thìa canh. Đây là loại dược liệu quý đã được phát hiện và sử dụng từ cách đây hàng trăm năm với công dụng ổn định đường huyết. Ngày nay, qua dây chuyền sản xuất hiện đại theo chuẩn quốc tế, viên tiểu đường Hebamic trở thành giải pháp hỗ trợ điều trị hiệu quả cho người bệnh tiểu đường tuýp 2.
Chỉ với 2 viên tiểu đường Hebamic/ngày vào trước bữa ăn, nỗi lo về đường huyết cao sẽ được giảm đi đáng kể. Sử dụng viên tiểu đường Hebamic kết hợp với một chế độ ăn uống, luyện tập hợp lý chính là con đường đúng đắn để giúp người bệnh sống khỏe với bệnh tiểu đường tuýp 2.
Kết luận: Chế độ ăn uống là chìa khóa vàng giúp kiểm soát đường huyết hiệu quả - an toàn. Trong bệnh tiểu đường tuýp 2, chế độ ăn uống, kiêng cữ nên được thực hiện nghiêm ngặt để đem lại hiệu quả điều trị tốt nhất. Bài viết trình bài chi tiết những điều cần lưu ý để người bệnh có một lối sống khoa học, lành mạnh, dễ dàng phòng tránh được các biến chứng khó lường của bệnh tiểu đường.
Có thể bạn quan tâm:
Bidiphar: Chăm sóc sức khoẻ - Chia sẻ niềm vui
Email: bidipharshop@bidiphar.com
Hotline: 1800.888.677