Tiểu Đường Ăn Củ Đậu Được Không? Ăn Như Nào Là Tốt?
Củ đậu là loại rau củ giàu tinh bột tương tự như khoai tây hoặc củ cải. Củ đậu có vị hơi ngọt nhưng ít đường, nên nó trở là một lựa chọn cung cấp carbohydrate tốt cho những người mắc bệnh tiểu đường. Qua bài viết này, hãy cùng tìm hiểu chi tiết về giá trị dinh dưỡng của củ đậu và giải đáp thắc mắc :“tiểu đường ăn củ đậu được không?”
1. Dinh dưỡng và lợi ích sức khỏe của củ đậu
Nhiều người vẫn nghĩ củ đậu chỉ là món ăn cho mát - chủ yếu bổ sung nước và lấp đầy thể tích dạ dày. Tuy nhiên, các nghiên cứu khoa học đã chứng minh củ đậu có bảng thành phần dinh dưỡng vô cùng ấn tượng.
Hầu hết lượng calo của của đậu đến từ carbohydrates. Phần còn lại là từ một lượng rất nhỏ protein và chất béo. Củ đậu chứa nhiều vitamin và khoáng chất quan trọng, cung cấp lượng chất xơ dồi dào.
Cụ thể, một chén củ đậu (khoảng 130 gam) chứa các chất dinh dưỡng sau:
Lượng calo: 49
Carb: 12 gram
Chất đạm: 1 gam
Chất béo: 0,1 gam
Chất xơ: 6,4 gam
Vitamin C: 44% nhu cầu hàng ngày của cơ thể
Folate: 4% nhu cầu hàng ngày của cơ thể
Sắt: 4% nhu cầu hàng ngày của cơ thể
Magiê: 4% nhu cầu hàng ngày của cơ thể
Kali: 6% nhu cầu hàng ngày của cơ thể
Mangan: 4% nhu cầu hàng ngày của cơ thể
Củ đậu cũng chứa một lượng nhỏ vitamin E, thiamine, riboflavin, vitamin B6, axit pantothenic, canxi, phốt pho, kẽm và đồng.
Loại rau củ này có hàm lượng calo thấp, nhiều chất xơ và nước nên được coi là thực phẩm lành mạnh với việc giảm cân. Chỉ một chén (130 gam) củ đậu đã đáp ứng 17% nhu cầu chất xơ một ngày đối với nam giới và 23% đối với nữ.
Củ đậu cũng là một nguồn cung cấp vitamin C tuyệt vời. Đây là vitamin tan trong nước thiết yếu, hoạt động như một chất chống oxy hóa trong cơ thể và là chất xúc tác cho nhiều phản ứng enzym.
2. Bệnh tiểu đường ăn củ đậu được không?
Củ đậu là loại rau củ đem lại nhiều lợi ích về sức khỏe cho người bệnh tiểu đường. Tiểu đường ăn củ đậu được không? - Câu trả lời là có. Người bệnh tiểu đường nên bổ sung củ đậu vào chế độ ăn kiêng bởi những tác dụng tuyệt vời mà nó đem lại:
Củ đậu giúp điều chỉnh lượng đường trong máu
Củ đậu có chỉ số đường huyết thấp, chỉ khoảng 17. Vì vậy, khi ăn củ đậu, mức đường huyết của người bệnh không có nguy cơ tăng đột ngột và giảm quá mức.
Không chỉ vậy, củ đậu còn rất giàu chất xơ, giúp làm chậm quá trình tiêu hóa và hấp thu carbohydrate. Nhờ đó, củ đậu có thể giúp ngăn ngừa sự gia tăng đột biến của lượng đường trong máu. Đây là một trong những lý do giúp củ đậu trở thành một lựa chọn tốt cho người mắc bệnh tiểu đường.
Củ đậu hỗ trợ giảm cân
Củ đậu chứa nhiều chất dinh dưỡng, nhưng hàm lượng calo lại tương đối thấp. Thành phần chủ yếu của củ đậu là nước và chất xơ, giúp đem đến cảm giác no lâu. Từ đó, người bệnh giảm cảm giác thèm ăn và giảm nhu cầu ăn nhiều bữa phụ trong ngày.
Củ đậu giúp tăng cường sức khỏe tim mạch
Củ đậu chứa một lượng đáng kể chất xơ hòa tan trong thực phẩm. Thành phần này có thể giúp giảm mức cholesterol trong máu bằng cách ngăn mật tái hấp thu cholesterol ở ruột và cản trở gan tạo ra nhiều cholesterol.
Củ đậu cũng chứa nhiều kali - yếu tố giúp giảm huyết áp bằng cách giảm áp lực lên thành mạch máu. Nhờ đó, nó giúp bảo vệ người bệnh tiểu đường khỏi các biến chứng tim mạch và đột quỵ.
Ngoài ra, củ đậu có thể cải thiện tuần hoàn vì nó chứa sắt và đồng - 2 nguyên tố vi lượng cần thiết cho sự phát triển của các tế bào hồng cầu. Một chén củ đậu (khoảng 130 gam) chứa 0,78 mg sắt và 0,62mg đồng.
Củ đậu cũng là một nguồn nitrat tự nhiên. Các nghiên cứu khoa học đã chứng minh việc bổ sung đủ nitrat từ rau quả sẽ giúp tăng cường lưu thông máu và tăng hiệu quả của các bài luyện tập thể chất. Không chỉ vậy, việc uống nước ép củ đậu mỗi ngày cũng giúp giảm nguy cơ hình thành cục máu đông ở người trưởng thành.
Củ đậu chứa nhiều chất chống oxy hóa
Củ đậu chứa nhiều chất chống oxy hóa - là những hợp chất thực vật có lợi giúp ngăn ngừa tổn thương tế bào.
Một chén (130 gram) củ đậu cung cấp gần một nửa nhu cầu vitamin C hàng ngày của cơ thể. Nó cũng bổ sung nhiều chất oxy hóa khác như: vitamin E, selen và beta-carotene.
Chất chống oxy hóa giúp bảo vệ cơ thể chống lại tổn thương tế bào bằng cách chống lại các gốc tự do, các phân tử có hại gây ra stress oxy hóa.
Stress oxy hóa là một trong những yếu tố gây các bệnh mãn tính nguy hiểm như ung thư, tiểu đường, bệnh tim mạch và suy giảm nhận thức.
Qua nghiên cứu lâm sàng, các nhà khoa học đã kết luận chế độ ăn nhiều thực phẩm giàu chất chống oxy hóa như củ đậu có thể giúp chống lại stress oxy hóa, góp phần làm giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính trên.
Củ đậu tốt cho hệ lợi khuẩn đường ruột
Củ đậu chứa nhiều inulin - một loại chất xơ prebiotic. Prebiotic được coi là thức ăn của các vi khuẩn trong cơ thể, đặc biệt là hệ thống đường ruột. Khi được bổ sung prebiotic, vi khuẩn có lợi phát triển lớn mạnh và đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Trong khi hệ tiêu hóa không thể tiêu hóa hoặc hấp thụ các prebiotic như inulin, vi khuẩn trong ruột có thể lên men chúng. Chế độ ăn giàu prebiotic làm tăng số lượng lợi khuẩn trong đường ruột và giảm số lượng hại khuẩn.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng hệ vi sinh đường ruột có thể ảnh hưởng đến cân nặng, hệ thống miễn dịch và thậm chí cả tâm trạng. Với bệnh tiểu đường, thực phẩm giàu prebiotic như củ đậu giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính như bệnh tim, tiểu đường, béo phì và bệnh thận.
3. Lưu ý khi ăn củ đậu cho người bệnh tiểu đường
Khi ăn củ đậu, cần lưu ý rằng phần củ ăn được là phần rễ củ của cây. Phần còn lại của cây củ đậu, bao gồm cả hạt và hoa, đều chứa rotenone. Đây là một loại thuốc trừ sâu tự nhiên rất độc hại đối với con người, đặc biệt khi dùng với liều lượng lớn. Các nghiên cứu còn chỉ ra rằng rotenone có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh Parkinson.
Ngoài ra, nên lưu ý loại bỏ sạch phần vỏ củ đậu trước khi ăn. Nếu gặp các phản ứng dị ứng hoặc các triệu chứng bất thường về tiêu hóa sau khi ăn củ đậu, nên tránh loại rau củ này trong tương lai.
Cách đơn giản nhất để thưởng thức củ đậu là gọt sạch vỏ và ăn sống. Ngoài ra, bạn có thể dùng củ đậu như một thành phần kết hợp để tạo nên nhiều món ăn khác như salad.
Một số phương pháp thưởng thức củ đậu cầu kỳ hơn:
Cách 1: Cắt củ đậu thành lát mỏng, rắc muối và nước cốt chanh, phết thêm một lớp quả bơ.
Cách 2: Xào củ đậu với các loại rau khác, chẳng hạn như bông cải xanh và cà rốt.
4. Bệnh tiểu đường nên bổ sung thêm gì?
Bên cạnh việc tìm hiểu kỹ lưỡng và thực hiện chế độ ăn uống nghiêm ngặt, người bệnh tiểu đường nên tham khảo thêm những biện pháp khác để kiểm soát đường huyết hiệu quả hơn. Một trong những biện pháp nổi bật là sử dụng viên uống tiểu đường có nguồn gốc tự nhiên. Trong đó, dây thìa canh là dược liệu được sử dụng nhiều nhất. Hiệu quả hạ đường huyết của dây thìa canh đã được chứng minh hiệu quả rõ ràng qua nhiều nghiên cứu khoa học ở cả Việt Nam và trên thế giới.
Viên tiểu đường Hebamic chiết xuất từ cao khô cành và lá thìa canh là lựa chọn hỗ trợ điều trị được nhiều chuyên gia y tế khuyên dùng:
Nguồn gốc từ tự nhiên: Dược liệu thìa canh chuẩn được trồng và thu hái theo tiêu chuẩn GACP-WHO. Bộ phận được dùng là cành và lá - nơi có chứa hàm lượng hoạt chất cao nhất.
Hàm lượng thìa canh chuẩn 400mg, cao gấp 3 lần các sản phẩm khác có mặt trên thị trường. 400mg cũng là số liệu thực tế được dùng để đo lường thử nghiệm trong các nghiên cứu khoa học quốc tế. Ở hàm lượng này, viên thìa canh Hebamic đảm bảo được tác dụng hạ đường huyết ổn định; đồng thời ngăn ngừa tối đa biến chứng bệnh tiểu đường.
Nồng độ acid gymnemic đạt chuẩn 25%. Đây là hoạt chất có tác dụng chính trong việc hạ đường huyết; được đồng nhất trong từng đơn vị sản phẩm.
Bởi 3 ưu điểm tuyệt vời ở trên, người bệnh tiểu đường nên bổ sung Hebamic hàng ngày để nhanh chóng đạt được mức đường huyết mục tiêu. Giá tham khảo của viên thìa canh Hebamic là 285.000đ/ hộp 60 viên.
Củ đậu là loại rau củ có nhiều lợi ích đối với sức khỏe người bệnh tiểu đường. Người bệnh có thể thưởng thức củ đậu theo nhiều cách, không giới hạn về số lượng ăn hàng ngày mà không cần lo lắng quá nhiều về ảnh hưởng của nó lên chỉ số đường huyết. Ngoài ra, người bệnh nên tham khảo bổ sung thêm những viên uống bổ trợ như Hebamic để đạt hiệu quả điều trị tối ưu. Để được tư vấn và giải đáp thắc mắc thêm về bệnh tiểu đường, vui lòng liên hệ HOTLINE 1800.888.677.
Xem thêm:
4 LỢI ÍCH KHÔNG THỂ BỎ QUA CỦA QUẢ BƠ VỚI BỆNH TIỂU ĐƯỜNG
BỆNH TIỂU ĐƯỜNG CÓ ĂN ĐƯỢC THỊT GÀ KHÔNG? CHẾ BIẾN NHƯ NÀO NGON MIỆNG?