4 Lợi Ích Không Thể Bỏ Qua Của Quả Bơ Với Bệnh Tiểu Đường
Kiểm soát lượng đường trong máu là mục tiêu điều trị hàng đầu của người bệnh tiểu đường. Để đạt mục tiêu này, bệnh nhân cần ưu tiên những thực phẩm ít carbohydrate và ít đường. Ngoài ra, người bệnh có thể cân nhắc đến các loại thực phẩm giúp kiểm soát và ngăn ngừa lượng đường trong máu tăng đột biến. Vậy bơ có phải lựa chọn đáp ứng cả 2 yêu cầu trên không? Người tiểu đường có nên ăn quả bơ? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết sau.
I. Thành phần và giá trị dinh dưỡng của quả bơ
Theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, (USDA), giá trị dinh dưỡng có trong 150 gam quả bơ là:
12.79 gam carbohydrate
Ít hơn 1 gam đường
10,1 gam chất xơ
22 gam chất béo, trong đó gần 19 gam chất béo không bão hòa
240 calo
So sánh giá trị trên với một số loại hoa quả thường gặp khác:
150 g táo chứa: 19.4 g carbohydrate và 15.6 g đường
150 g chuối chứa: 34.26 g, trong đó 18.34 g đường
Từ đó, có thể thấy rằng quả bơ chứa rất ít carbohydrate và đường. Bơ có hàm lượng chất xơ cao và nhiều chất béo có lợi cho sức khỏe. Ngoài ra, bơ còn cung cấp lượng Kali khá dồi dào giúp giảm huyết áp, ngừa đột quỵ và nhiều bệnh lý nguy hiểm khác.
Vì vậy, người bệnh tiểu đường có thể thưởng thức quả bơ một cách vừa phải mà không cần lo lắng về việc tăng lượng đường trong máu. Kết hợp quả bơ với các loại thực phẩm khác cũng giúp giảm lượng đường trong máu tăng đột biến. Hàm lượng chất béo và chất xơ của quả bơ cần nhiều thời gian hơn để tiêu hóa. Từ đó, bơ giúp làm chậm quá trình hấp thụ các loại carbohydrate khác cùng lúc.
II. 4 lợi ích của quả bơ với bệnh tiểu đường
1. Quả bơ không làm tăng đường huyết đột ngột
Bơ có hàm lượng carbohydrate thấp, có nghĩa là chúng ít ảnh hưởng đến lượng đường trong máu. Một nghiên cứu khoa học đã đánh giá tác dụng của việc thêm nửa quả bơ vào bữa trưa của những người khỏe mạnh, thừa cân. Nghiên cứu kết luận rằng bơ không ảnh hưởng đáng kể đến lượng đường trong máu.
Một phần lý do khiến bơ trở thành một lựa chọn tuyệt cho những người mắc bệnh tiểu đường là mặc dù chúng có hàm lượng carbs thấp nhưng lại có nhiều chất xơ. Nhiều loại thực phẩm giàu chất xơ khác vẫn có thể làm tăng lượng đường trong máu, nhưng bơ thì không.
2. Quả bơ là một nguồn bổ sung chất xơ dồi dào
Một nửa quả bơ nhỏ chứa khoảng 5,9 gam carbohydrate và 4,6 gam chất xơ. Theo Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Hoa Kỳ, lượng chất xơ cần bổ sung tối thiểu hàng ngày cho người lớn là:
Phụ nữ từ 50 tuổi trở xuống: 25 gam
Phụ nữ trên 50 tuổi: 21 gam
Nam giới từ 50 tuổi trở xuống: 38 gam
Nam giới trên 50 tuổi: 30 gam
Một đánh giá năm 2012 được công bố trên Tạp chí của Hội đồng Y học Gia đình Hoa Kỳ đã xem xét kết quả của 15 nghiên cứu liên quan đến việc bổ sung chất xơ (khoảng 40 gam chất xơ) cho những người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2. Các nghiên cứu này phát hiện ra rằng việc bổ sung chất xơ cho người bệnh tiểu đường tuýp 2 có thể làm giảm lượng đường trong máu lúc đói và cả chỉ số HbA1c .
Người bệnh không cần phải bổ sung chất xơ thông qua viên uống. Thay vào đó, một chế độ ăn giàu chất xơ đã đủ để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể. Lượng chất xơ đưa vào cơ thể sẽ được tăng lên bằng cách ăn nhiều trái cây, rau xanh có hàm lượng carb thấp như bơ, rau xanh, quả mọng, hạt chia và các loại hạt.
3. Quả bơ giúp giảm cân và cải thiện độ nhạy insulin
Giảm cân có thể làm tăng độ nhạy insulin và giảm khả năng mắc các biến chứng nghiêm trọng. Chất béo lành mạnh có trong quả bơ sẽ giúp người bệnh tiểu đường cảm thấy no lâu hơn. Từ đó, người bệnh sẽ ít ăn vặt hơn và hạn chế đưa thêm calo vào cơ thể và kiểm soát cân nặng tốt hơn. .
Chất béo lành mạnh trong quả bơ - các chất béo không bão hòa đơn cũng giúp cơ thể sử dụng insulin hiệu quả hơn. Một nghiên cứu năm 2007 đã đánh giá hiệu quả của các phương pháp giảm cân khác nhau ở những người bị giảm độ nhạy cảm với insulin. Kết quả cho thấy chế độ ăn kiêng giảm cân dùng nhiều chất béo không bão hòa đơn giúp cải thiện độ nhạy insulin hơn bất cứ chế độ ăn kiêng nào khác.
4. Quả bơ chứa nhiều chất béo lành mạnh
Chất béo được phân loại thành 2 nhóm: chất béo lành mạnh và chất béo không lành mạnh. Chất béo lành mạnh là chất béo không bão hòa. Chất béo không lành mạnh là chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa.
Chế độ ăn quá nhiều chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa sẽ làm tăng mức cholesterol xấu (LDL) trong máu. Chất béo chuyển hóa còn làm giảm chỉ số HDL - loại cholesterol tốt. Sự mất cân bằng lượng cholesterol tốt và xấu như trên làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim, đặc biệt ở người bệnh tiểu đường.
Trái lại, các chất béo lành mạnh giúp làm tăng mức cholesterol tốt (HDL). Cholesterol tốt trong máu giúp loại bỏ cholesterol xấu, làm giảm nguy cơ đau tim và đột quỵ.
Quả bơ chứa nhiều chất béo, nhưng chủ yếu là các chất béo lành mạnh. Vì thế, đây là loại quả có lợi cho sức khỏe của người bệnh tiểu đường.
III. Cách chế biến và sử dụng bơ cho người tiểu đường
Quả bơ không cần chế biến phức tạp, chỉ cần đợi quả chín và thưởng thức. Quả bơ chín sẽ có màu sẫm, khi bóp nhẹ sẽ có cảm giác hơi mềm.
Nếu quả bơ cứng và có màu xanh, nên chờ thêm vài ngày đến khi chín hẳn. Một số mẹo để nhận biết quả bơ đã chín hay chưa:
Xoay vặn cuống quả bơ.
Nếu cuống vẫn bám chắc, không bong ra dễ dàng tức là quả chưa chín.
Nếu cuống rụng ngay, lớp vỏ bên dưới có màu xanh thì quả bơ đã chín.
Nếu cuống rụng ngay và lớp vỏ bên dưới có màu nâu thì quả bơ có thể đã quá chín. Nó có thể có các đốm nâu bên trong hoặc bị mềm nhũn.
Có khá nhiều cách để thưởng thức quả bơ. Người bệnh tiểu đường có thể đưa bơ vào chế độ ăn hàng ngày theo những cách lành mạnh như:
Cắt lát mỏng để làm nhân kẹp bánh mì sandwich.
Cắt khối vuông để làm salad.
Nghiền quả bơ với nước cốt chanh và gia vị để làm nước sốt.
Phết bơ lên bánh mì nướng.
Cắt nhỏ và cho vào trứng tráng
IV. Lưu ý khi ăn quả khi với người bệnh tiểu đường
Một quả bơ tương đương với khoảng 250–300 calo. Mặc dù chất béo trong bơ là các chất béo lành mạnh, nhưng lượng calo này vẫn có thể dẫn đến tăng cân nếu lượng thêm vào cơ thể vượt quá nhu cầu calo hàng ngày.
Nếu đang điều trị tiểu đường và cần kiểm soát cân nặng, người bệnh phải biết cân đối chế độ ăn một cách phù hợp. Thay vì ăn quả bơ một cách bừa bãi, hãy sử dụng nó để thay thế cho các loại thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa như phô mai và bơ sữa.
Để ổn định đường huyết hiệu quả, người bệnh cần có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa các biện pháp: Dùng thuốc điều trị - xây dựng chế độ ăn khoa học - luyện tập thể chất hợp lý. Ngoài ra, các thực phẩm chức năng có nguồn gốc tự nhiên từ dây thìa canh cũng là một cách hữu ích để hỗ trợ điều trị tiểu đường. Biện pháp này được ưa chuộng nhiều vì cho tác dụng an toàn, lành tính, giảm được sự phụ thuộc của cơ thể vào thuốc và hóa chất. Trong đó, viên thìa canh Hebamic là gợi ý mà người bệnh không thể bỏ qua vì những ưu điểm:
Chuẩn dược liệu: Dược liệu thìa canh được trồng theo tiêu chuẩn quốc tế GACP - WHO. Tiêu chuẩn này chứng nhận dược liệu sạch tuyệt đối, không tạp nhiễm, không hóa chất hay thuốc trừ sâu.
Chuẩn hàm lượng: Mỗi viên tiểu đường Hebamic chứa tới 400mg cao khô cành và lá thìa canh, cao nhất trên thị trường và gấp 3 lần các sản phẩm thông thường khác. Giá trị này tương đương với hàm lượng của các nghiên cứu lâm sàng quốc tế.
Chuẩn hoạt chất: Tổ hợp acid gymnemic mang đến công dụng hạ đường huyết được duy trì ở nồng độ 25%. Nhờ vậy, chất lượng sản phẩm được ổn định ở từng lô sản phẩm, không phụ thuộc vào chất lượng dược liệu.
Với viên thìa canh Hebamic, người bệnh kiểm soát đường huyết ổn định hơn, đồng thời giảm được nguy cơ biến chứng bệnh tiểu đường. Giá tham khảo của sản phẩm là 285.000đ/ lọ 6 viên.
Bơ là loại quả có nhiều lợi ích cho sức khỏe, đặc biệt với người bệnh tiểu đường. Người bệnh tiểu đường có nên ăn quả bơ không - Chắc chắn là có. Bên cạnh việc thêm bơ vào chế độ ăn, người bệnh nên chú ý phối hợp nhuần nhuyễn các biện pháp điều trị khác để có thể đạt được chỉ số đường huyết như mong muốn. Để được tư vấn và giải đáp thêm về bệnh tiểu đường, vui lòng liên hệ HOTLINE 1800.888.677.
Xem thêm:
ĂN CHUỐI KHI BỊ TIỂU ĐƯỜNG: NÊN HAY KHÔNG?
5 LOẠI HOA QUẢ KHÔNG NÊN ĂN KHI BỊ TIỂU ĐƯỜNG