Bệnh Tiểu Đường Có Ăn Được Thịt Gà Không? Chế Biến Như Nào Ngon Miệng?
Thịt gà là lựa chọn tuyệt vời để bổ sung chất đạm cho người mắc bệnh tiểu đường. Tất cả các phần của thịt gà đều chứa nhiều chất đạm và một ít chất béo. Khi được chế biến theo cách lành mạnh, thịt gà là một nguyên liệu hoàn hảo trong kế hoạch ăn uống lành mạnh của bệnh nhân tiểu đường. Bệnh tiểu đường có ăn được thịt gà không? - Chắc chắn là có. Qua bài viết này, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về thịt gà và những cách chế biến ngon miệng nhất cho người bệnh tiểu đường.
I. Giá trị dinh dưỡng của thịt gà
1. Dinh dưỡng
Gà là nguồn bổ sung thịt có mùi vị thơm ngon, dễ thưởng thức, giá thành rẻ. Tuy nhiên, nguyên nhân chính khiến thịt gà được nhiều người ưa chuộng là vì giá trị dinh dưỡng tuyệt vời mà nó mang lại.
Thịt gà cung cấp chất dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể là protein (chất đạm). Khác với các loại thịt đỏ như thịt bò, thịt lợn; thịt gà giàu protein nhưng lại ít chất béo “xấu”. Ngoài hàm lượng protein phong phú, thịt gà còn chứa:
Vitamin B12, A, D
Tryptophan
Choline
Kẽm
Sắt
Đồng
2. Lợi ích của thịt gà với sức khỏe
2.1. Giúp xương và cơ bắp khỏe mạnh hơn
Protein nạc trong thịt gà là một nguồn axit amin tuyệt vời. Cơ thể chúng ta sử dụng các axit amin để xây dựng mô cơ, thành phần quan trọng với cơ thể - đặc biệt khi tuổi tăng lên và cơ thể già đi.
Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng lượng protein cao hơn sẽ giúp duy trì mật độ khoáng chất của xương . Ăn thịt gà có thể giúp xây dựng cơ bắp mạnh mẽ và thúc đẩy xương khỏe mạnh hơn, giảm nguy cơ chấn thương và các bệnh như loãng xương.
2.2. Quản lý cân nặng và sức khỏe tim mạch
Nghiên cứu cho thấy 25-30 gam protein mỗi bữa ăn có thể giúp chúng ta cảm thấy no hơn. Cảm giác no tồn tại mặc dù chúng ta ăn ít hơn, nhờ đó có thể giảm cân hiệu quả hoặc quản lý cân nặng tốt hơn. Cân nặng hợp lý có ý nghĩa quan trọng trong giảm nguy cơ các bệnh tim mạch như rối loạn lipid máu, tăng huyết áp.
Là một loại thực phẩm giàu protein, thịt gà có thể giúp kiểm soát cân nặng và giảm nguy cơ mắc bệnh về tim mạch.
2.3. Cải thiện tâm trạng
Thịt gà chứa axit amin tryptophan, có liên quan đến nồng độ serotonin trong não. Đây là chất dẫn truyền thần kinh mang lại cảm giác vui vẻ, hạnh phúc cho con người. Serotonin sẽ được kích hoạt và tạo ra nhiều hơn khi được bổ sung nhiều tryptophan.
Hàm lượng tryptophan trong thịt gà không đủ cao để khiến bạn cảm thấy hưng phấn tức thì, nhưng các nghiên cứu cho thấy nó có thể giúp tăng mức serotonin khi kết hợp với các yếu tố khác.
II. Bệnh tiểu đường có ăn được thịt gà không?
Nếu bạn còn băn khoăn về việc “bệnh tiểu đường có ăn được thịt gà không?” - thì câu là trả lời là CÓ.
Giống như mọi loại thịt khác, thịt gà cũng giàu protein và chất béo, nhưng lại không chứa lượng carbohydrate đáng kể. Do đó, chỉ số đường huyết (GI) của thịt gà được coi là 0.
Theo Tạp chí Dinh dưỡng Lâm sàng Hoa Kỳ, cả gà nướng không da và gà nấu chín, chiên trong dầu ô liu , đều có chỉ số đường huyết bằng 0. Các loại đồ ăn nhanh từ thịt gà (ví dụ như gà chiên cốm) cũng có chỉ số đường huyết thấp, chỉ từ 45-55. Vì vậy khi ăn thịt gà, người bệnh tiểu đường sẽ không gặp phải vấn đề là đường huyết tăng quá mức và giảm đột ngột sau bữa ăn.
Bên cạnh đó, chất béo trong thịt gà chủ yếu là những chất béo “lành mạnh”. Thịt gà không chứa chất béo chuyển hóa và ít chất béo bão hòa. Nhờ vậy, nó không gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tim mạch hay làm tăng nguy cơ biến chứng cho người bệnh tiểu đường. .
Bởi những yếu tố trên, người bệnh tiểu đường có thể hoàn tâm yên tâm lựa chọn thịt gà trong khẩu phần ăn kiêng của mình. Chỉ cần nắm được nhiều công thức nấu ăn đa dạng, thịt gà có thể trở thành nguồn dinh dưỡng vừa ngon miệng, vừa an toàn, bổ dưỡng cho người bệnh tiểu đường.
III. Gợi ý 3 món ăn bổ dưỡng từ thịt gà cho người bệnh tiểu đường
1. Gà kèm bông cải xanh và nước sốt thì là
Nguyên liệu
4 miếng ức gà không da, không xương (mỗi miếng khoảng 170g)
½ thìa cà phê muối tỏi
¼ thìa cà phê hạt tiêu
1 thìa canh dầu
1 bông cải xanh
1 chén nước luộc gà
1 thìa canh bột mì
Thì là
1 cốc sữa
Cách chế biến:
Ướp ức gà với muối tỏi và hạt tiêu. Đun nóng dầu trong chảo với lửa vừa, chiên gà đến màu nâu đểu ở cả hai mặt. Lấy miếng gà ra đĩa.
Luộc bông cải xanh bằng nước luộc gà đến khi chín mềm. Vớt cải ra đĩa riêng và giữ ấm.
Trong một bát nhỏ, trộn bột mì, thì là và sữa cho đến khi mịn rồi cho vào nồi hoặc chảo. Đun sôi, khuấy liên tục; nấu và khuấy cho đến khi đặc lại khoảng 1-2 phút. Thêm thịt gà vào phần nước sốt đang sôi, đậy nắp và đun trên lửa vừa thêm khoảng 10-12 phút để gà đạt nhiệt độ khoảng 165°C là hoàn thành.
Ăn gà kèm với bông cải xanh đã luộc.
2. Salad gà
Nguyên liệu:
3 chén ức gà luộc chín
8 chén rau chân vịt (rau bina) tươi
1 quả cam
1 quả ớt ngọt thái nhỏ
½ chén hành tím thái nhỏ
2 thìa canh nước cam
2 thìa canh giấm táo
1 thìa canh dầu ô liu
½ thìa cà phê hạt nêm
1 tép tỏi băm nhỏ
⅛ thìa cà phê muối
2 thìa canh phô mai
Cách chế biến:
Trộn 5 nguyên liệu đầu tiên vào một tô lớn.
Dùng một tô nhỏ hơn để trộn các gia vị: nước cam, giấm tạo, hạt nêm, dầu ô liu, tỏi và muối cho đến khi hòa quyện. Trộn đều hỗn hợp vào tô salad lớn ở trên.
Phủ phô mai lên trên cùng và thưởng thức.
3. Cà ri gà
Nguyên liệu:
1 thìa canh dầu ô liu
450g ức gà không xương, không da
2 thìa cà phê hỗn hợp gia vị tỏi - thảo mộc
50g cà chua thái hạt lựu
220g dứa cắt nhỏ hạt lựu
¼ chén nước sốt thịt nướng
Cơm nóng
Hành lá
Cách chế biến:
Ướp thịt gà với hỗn hợp gia vị
Đun sôi dầu ô liu trên chảo ở lửa lớn, áp chảo gà đã ướp cho đến khi thịt gà chuyển màu nâu nhẹ, không còn màu hồng.
Thêm cà chua, dứa và nước sốt thịt nướng vào chảo. Đảo đều, đun sôi để hương vị của nước sốt và dứa, cà chua hòa quyện vào thịt gà. Nấu chín khoảng 5-7 phút.
Ăn cùng cơm nóng và hành lá (nếu muốn)
Qua bài viết trên, chúng ta có thể khẳng định thịt gà là lựa chọn tuyệt vời trong bữa ăn của người bệnh tiểu đường. Người bệnh tiểu đường có được ăn thịt gà và nên ăn thường xuyên, thay thế cho các nguồn thịt khác.
IV. Giới thiệu Hebamic - Giải pháp hỗ trợ kiểm soát đường huyết an toàn - hiệu quả cho người bệnh
Để kiểm soát đường huyết hiệu quả, người bệnh cũng nên sử dụng thêm những sản phẩm bổ trợ đường uống, có nguồn gốc từ thiên nhiên. Trong đó, thìa canh là dược liệu đã được sử dụng lâu đời trong y học cổ truyền với công dụng hạ đường huyết. Ngày nay, nhờ tiến bộ của y học hiện đại, các sản phẩm viên uống chiết xuất thìa canh đã ra đời, mang đến giải pháp hỗ trợ điều trị tiểu đường an toàn - tiện lợi.
Viên tiểu đường Hebamic là lựa chọn nổi bật trong dòng sản phẩm trên nhờ những ưu điểm vượt trội:
Chuẩn dược liệu: Vùng trồng đạt tiêu chuẩn GACP-WHO, không bị tạp nhiễm, không bị hóa chất, thuốc trừ sâu. Dược liệu được thu hái đúng thời điểm và sử dụng bộ phận có hàm lượng hoạt chất cao nhất.
Chuẩn hàm lượng: Hàm lượng hoạt chất đạt chuẩn 400mg - đúng theo hàm lượng trong các nghiên cứu lâm sàng thế giới. Giá trị này cao gấp 3 lần các sản phẩm khác có mặt trên thị trường.
Chuẩn hoạt chất: Nồng độ acid gymnemic - hoạt chất chính mang đến tác dụng hạ đường huyết được ổn định ở mức 25%. Nhờ đó, chất lượng của từng viên Hebamic đều được duy trì mà không phụ thuộc chất lượng dược liệu.
Với những ưu điểm này, người bệnh hoàn toàn yên tâm khi bổ sung viên tiểu đường Hebamic trong kế hoạch điều trị tiểu đường của mình. Chỉ cần 2 viên Hebamic mỗi ngày, đường huyết được ổn định, người bệnh giảm được tối đa nguy cơ biến chứng bệnh tiểu đường. Giá tham khảo của sản phẩm là 285.000đ/lọ 60 viên. Để được tư vấn, giải đáp thắc mắc thêm về bệnh tiểu đường và sản phẩm Hebamic, vui lòng liên hệ HOTLINE 1800 888 677.
Xem thêm:
5 LOẠI HOA QUẢ KHÔNG NÊN ĂN KHI BỊ TIỂU ĐƯỜNG
DÂY THÌA CANH CHỮA BỆNH TIỂU ĐƯỜNG - BƯỚC TIẾN KHOA HỌC MỚI