Giỏ hàng

Hormone Làm Tăng Đường Huyết Có Phải Nguyên Nhân Của Bệnh Tiểu Đường?

Đái tháo đường không còn là căn bệnh xa lạ với nhiều người, vì hiện nay căn bệnh này đang ngày càng phổ biến trong xã hội. Hầu hết hết chúng ta đều biết insulin là hormon quan trọng trong điều trị đái tháo đường, nhưng chưa biết nhiều đến các hormon tăng đường huyết có thể tác động tiêu cực đến căn bệnh này. Hãy cùng tìm hiểu các hormon tăng đường huyết là gì và có ảnh hưởng như thế nào đến bệnh đái tháo đường nhé

Hormon là thành phần quan trọng quyết định sức khỏe con người

1.Trong cơ thể có những hormon tăng đường huyết nào?

Insulin là hormon duy nhất trong cơ thể có khả năng làm giảm nồng độ đường glucose trong máu, tuy nhiên lại có khá nhiều hormon gây tăng đường huyết và có thể là nguyên nhân dẫn đến bệnh đái tháo đường. Trong đó bao gồm các loại hormone sau:

1.1. Hormon tăng trưởng (Growth Hormone – GH)

Hormon GH có bản chất là một chuỗi protein chứa 191 acid amin, có trọng lượng phân tử là 22.005.

Đây là hormone vừa có tác dụng làm tăng kích thước tế bào, vừa giúp tăng quá trình phân bào, từ đó khiến trọng lượng cơ thể và kích thước các phủ tạng tăng lên.

Hormone GH có thể gây tăng đường huyết thông qua các cơ chế sau:

  • Glucose là thành phần chính để tạo ra năng lượng cho tế bào, tuy nhiên GH lại ưu tiên huy động acid béo để tham gia vào quá trình chuyển hóa năng lượng trong tế bào. Điều này gây ức chế quá trình thoái hóa glucose, hiển nhiên lượng glucose trong máu sẽ tăng lên.

  • GH làm giảm sự vận chuyển glucose từ máu vào tế bào.

  • Ban đầu hormone GH kích thích tuyến tụy bài tiết nhanh insulin, nhưng tình trạng này kéo dài khiến tế bào tuyến tụy bị tổn thương, khiến khả năng bài tiết insulin bị suy giảm, mất khả năng điều hòa đường huyết.

Hormone GH vừa làm tăng đường huyết theo cơ chế trực tiếp và gián tiếp, vì thế khi cơ thể bị rối loạn gây tăng tiết GH trong thời gian dài sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường.

Vai trò của hormon tăng trưởng GH

1.2. Hormon tuyến (Triiodothyronine và Tetraiodo Thyroxin)

Triiodothyronine (T3) và Tetraiodo Thyroxin (T4) là hai loại hormone chính của tuyến giáp tham gia vào quá trình điều hòa đường huyết.

Hai hormone này có tác dụng lên sự phát triển của cơ thể thông qua quá trình tăng tốc độ phát triển và biệt hóa tổ chức tế bào. Cụ thể, hormone T3, T4 làm tăng hoạt động chuyển hóa tế bào, tăng tiêu thụ và thoái hóa thức ăn để tạo ra năng lượng cung cấp cho hoạt động sống. 

Hormone tuyến giáp làm tăng đường máu theo cơ chế nào? Các tác dụng của T3, T4 lên chuyển hóa glucid bao gồm: Tăng quá trình phân giải glucid thành phân tử đường glucose, kích thích quá trình tạo glucose, tăng hấp thu glucose ở thành ruột… Tuy nhiên T3, T4 gây tăng đường huyết chỉ tác động ở mức nhỏ, không làm ảnh hưởng đáng kể tới nồng độ đường trong máu.

Phân biệt hormon T3 và T4

1.3. Hormon tăng glucose máu - Glucagon

Tuyến tụy là cơ quan chính sản xuất ra các hormone có chức năng điều hòa lượng đường trong máu, bên cạnh insulin là hormone duy nhất làm giảm đường huyết, tuyến tụy còn tiết ra một loại hormone gây tăng đường máu khác đó là glucagon.

Glucagon và insulin được xem là hai hormon vừa đối trọng nhau, vừa hỗ  trợ nhau giữ cho nồng độ glucose trong máu luôn ổn định và trong mức cho phép.

Khoảng 4-6 tiếng sau bữa ăn, lượng đường trong máu sẽ giảm dần, tuyến tụy sẽ được kích hoạt để tăng sản xuất glucagon. Khi tuyến tụy tăng tiết glucagon, cơ thể sẽ tự động ức chế sản xuất insulin.

Glucagon tăng tiết sẽ báo hiệu cho gan, để phân giải glycogen thành glucose và giải phóng glucose trở lại vào máu. Điều này sẽ giúp lượng đường trong máu không bị tụt quá thấp.

Glucagon là hormon quan trọng cùng với insulin giúp điều hòa đường huyết

1.4. Các corticoid vỏ thượng thận

Tuyến vỏ thượng thận là nơi sản sinh ra các hormon corticoid là những hormon có vai trò rất quan trọng đối với cơ thể. Chúng có khả năng làm tăng nồng độ glucose trong máu, trong đó bao gồm các hormone sau: Cortisol, Corticosteron, Cortison, Prednison.

Những hormon tuyến thượng thận này làm tăng đường huyết chủ yếu bằng 2 con đường sau:

  • Prednison làm tăng phản ứng tạo glucose tại gan, mức tăng này có thể cao gấp 6-10 lần, do kích thích quá trình chuyển hóa acid amin thành glucose. 

  • Các hormon tuyến thượng thận làm giảm mức tiêu thụ glucose của tế bào.

Hai cơ chế gây tăng đường huyết trên cũng chính là cơ chế bệnh sinh của bệnh đái tháo đường do cường năng tuyến vỏ thượng thận.

1.5. Catecholamin tủy thượng thận

Tuyến tủy thượng thận là nơi sản sinh ra hai hormon là adrenalin và noradrenalin. Đây là những hormon có tác dụng chủ yếu lên hệ tim mạch, huyết áp. Ngoài ra, hai hormon này còn làm tăng đường huyết do kích thích quá trình phân giải glycogen thành glucose ở cơ và gan, từ đó lượng glucose trong máu tăng lên.

Các hormon tăng đường huyết nêu trên có thể là cơ chế bệnh sinh của đái tháo đường. Tuy nhiên, chúng chỉ gây ra bệnh khi cơ thể có những bất ổn nhất định. 

Hormon adrenalin 

2. Vai trò của hormon glucagon và insulin?

Như đã trình bày ở trên, glucagon là hormon tăng đường huyết chủ yếu, là thành phần đối trọng với insulin. Cơ thể dưới sự cân bằng của hai loại hormon này sẽ giúp nồng độ đường trong máu luôn duy trì trong khoảng hằng định.

Khi đó, mức đường huyết của người bình thường không mắc bệnh đái tháo đường như sau:

  • Nồng độ đường trong máu khi đói nằm trong khoảng 70 - 99 mg/l tương đương với 4,4 - 5,0 mmol/l.

  • Nồng độ đường trong máu sau ăn 2 giờ trong có thể lên đến 140 mg/dl tương đương với 7,8 mmol/l.

Lượng đường mục tiêu trong máu ở những người bệnh đang điều trị bệnh đái tháo đường cụ thể như sau:

  • Nồng độ đường trong máu khi đói nằm trong khoảng 4-7 mmol/l áp dụng cho cả người mắc bệnh tiểu đường tuýp 1 và tuýp 2

  • Nồng độ đường trong máu sau ăn 2 giờ sẽ là 9 mmol/l với bệnh tiểu đường tuýp 1 và 8,5 mmol/l với bệnh nhân tiểu đường tuýp 2.

Cơ chế điều hòa đường huyết của insulin và glucagon

Có thể nói, các hormon tăng đường huyết có thể tác động phần nào đó đến tình trạng bệnh đái tháo đường hoặc tiền đái tháo đường, nhưng trong hầu hết các trường hợp, chúng chỉ là phần không đáng kể. Vì thế để ngăn ngừa và điều trị bệnh tiểu đường hiệu quả, bạn cần có một chế độ ăn uống, tập luyện khoa học, cùng với đó là phải tuân thủ các chỉ định của bác sĩ, chuyên gia y tế.

Để cải thiện tình trạng bệnh tiểu đường và phòng ngừa các biến chứng cấp tính nguy hiểm này bạn có thể tham khảo sử dụng thêm sản phẩm hỗ trợ có nguồn gốc từ thảo dược thiên nhiên giúp kiểm soát đường huyết tốt hơn:

HEBAMIC - Viên Tiểu Đường

 

Bidiphar: Chăm sóc sức khoẻ - Chia sẻ niềm vui

Website TMDT: www.bidipharshop.com

Shopee: https://shopee.vn/bidiphar

Email: bidipharshop@bidiphar.com

Hotline: 1800.888.677

Sản phẩm đã xem

Zalo