Giỏ hàng

Hướng Dẫn Chọn Đường Dành Cho Người Tiểu Đường

Nếu đang phải sống chung với bệnh tiểu đường thì đường và các chất tạo ngọt chắc chắn là rào cản cho nỗ lực xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh. Theo nguyên tắc chung, người bệnh tiểu đường nên cắt giảm tối đa đường trong chế độ ăn. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp thì đường là gia vị không thể thiếu trong đồ ăn, thức uống. Qua bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu tới bạn những loại đường dành cho người tiểu đường phù hợp, an toàn nhất. 

I. Nguyên tắc chọn đường dành cho người tiểu đường 

Đường (chất tạo vị ngọt) là những gia vị được thêm vào công thức nấu ăn để tạo vị ngọt, giúp món ăn hấp dẫn hơn. Đường có thể phân loại theo nhiều cách như: 

  • Đường tự nhiên và đường nhân tạo 

  • Đường và các chất thay thế đường 

  • Đường đơn và đường đa 

Với người bệnh tiểu đường, giá trị dinh dưỡng là yếu tố hàng đầu khi xem xét một nhóm thực phẩm. Vì vậy, cách tốt nhất để phân loại đường là dựa trên giá trị dinh dưỡng. Theo đó, đường được chia làm hai nhóm: Chất tạo ngọt có giá trị dinh dưỡng và chất tạo ngọt không dinh dưỡng. 

Các chất tạo ngọt dinh dưỡng đều chứa hàm lượng carbohydrate cao và cung cấp lượng lớn calo cho cơ thể. Chúng còn được gọi dưới tên là “đường bổ sung”. Các loại đường thuộc nhóm này là: glucose, fructose, saccharose, maltose, mật ong,… Người bệnh tiểu đường cần tránh xa các loại đường này để không khiến đường huyết tăng đột ngột mất kiểm soát. 

Thay vào đó, tiêu chí để chọn đường dành cho người tiểu đường là những loại chất tạo ngọt không dinh dưỡng. Các chất này vẫn mang đến vị ngọt thậm chí hơn đường thông thường; nhưng không có hoặc chỉ có chứa rất ít carbohydrate và calo. Nhờ vậy, chỉ số đường huyết của người bệnh không bị ảnh hưởng, ngăn ngừa tiểu đường diễn biến nặng hơn gây biến chứng nguy hiểm. 

II. 7 loại đường an toàn cho người tiểu đường 

1. Đường Stevia 

Stevia là một chất làm ngọt tự nhiên đến từ cây Stevia rebaudiana. Để tạo ra loại đường này, người ta đã chiết tách các hợp chất hóa học có tên glycoside steviol từ lá của cây. 

Đường stevia có độ ngọt cao gấp 300 lần so với đường sucrose và đường ăn thông thường. Ưu điểm lớn nhất của đường stevia là không chứa calo và không làm tăng lượng đường trong máu. 

Tuy nhiên, đường stevia cũng có một số nhược điểm như: 

  • Giá thành cao hơn nhiều so với đường thông thường và cả các loại đường thay thế khác  

  • Sau khi ăn có thể để lại vị đắng trong khoang miệng. Vì thế, nhiều nhà sản xuất thường khắc phục vị đắng này bằng việc kết hợp thêm các loại đường khác để cân bằng hương vị. Điều này vô tình làm giảm giá trị của đường stevia nguyên chất. 

  • Có thể gây một số tác dụng phụ: buồn nôn, đầy hơi và đau bụng. 

Theo Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ, lượng đường stevia tối đa nên dùng mỗi ngày là 4 mg/kg trọng lượng cơ thể. 

2. Đường Tagatose 

Tagatose là một loại đường thuộc nhóm fructose, có độ ngọt bằng khoảng 90% so với đường sucrose. 

Một số loại trái cây như táo, cam và dứa… cung cấp đường tagatose tự nhiên với tỷ lệ nhỏ. Các nhà sản xuất thường sử dụng đường tagatose trong thực phẩm với vai trò là một chất tạo vị ngọt ít calo. Ngoài ra, nó còn có vai trò là chất tạo kết cấu và chất ổn định cho thể chất sản phẩm. 

Theo các nghiên cứu khoa học, đường tagatose có chỉ số đường huyết thấp (GI) và cho hiệu quả trong hỗ trợ điều trị bệnh béo phì. Đường tagatose đặc biệt có lợi với người bệnh tiểu đường đang thực hiện chế độ ăn kiêng có GI thấp. Nhược điểm của đường tagatose là có giá thành khá cao và chưa được phổ biến rộng rãi ở nhiều cửa hàng. 

3. Đường Sucralose 

Sucralose là chất tạo ngọt nhân tạo được làm từ đường sucrose. Sucralose ngọt hơn 600 lần so với đường ăn, nhưng chứa rất ít calo. Đây là một trong những chất tạo ngọt nhân tạo phổ biến nhất và được bán rộng rãi nhiều nơi. Trong công nghiệp thực phẩm, đường sucralose được dùng nhiều trong hàng loạt sản phẩm bánh kẹo, từ kẹo cao su đến bánh nướng. 

Đường sucralose bền với nhiệt, khác biệt hoàn toàn với các loại đường khác là thường bị mất hương vị ở nhiệt độ cao. Ưu điểm này giúp sucralose trở thành lựa chọn phổ biến trong các loại bánh nướng hay đồ uống nóng. 

Theo Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ, lượng đường sucralose tối đa nên dùng mỗi ngày là 5 mg/kg trọng lượng cơ thể.

4. Đường Aspartame

Đường Aspartame là chất làm ngọt nhân tạo rất phổ biến và đã có mặt ở Mỹ từ những năm 1980. Độ ngọt của đường aspartame cao hơn khoảng 200 lần so với đường thông thường. 

Trong công nghiệp thực phẩm, đường aspartame cũng có mặt trong khá nhiều loại thức ăn, bao gồm cả soda ăn kiêng. Tuy nhiên, khác với đường sucralose thì đường aspartame không phải là một chất tạo ngọt thay thế phù hợp để làm bánh. Aspartame dễ bị phân hủy ở nhiệt độ cao, nên thường chỉ dùng để tạo vị ngọt trên bàn ăn. 

Trước khi lựa chọn đường aspartame, cần lưu ý loại đường này sẽ không an toàn cho những người bị phenylceton niệu - một chứng rối loạn di truyền hiếm gặp. 

Theo Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ, lượng đường aspartame tối đa nên dùng mỗi ngày để đảm bảo an toàn là 50 mg/kg trọng lượng cơ thể.

5. Đường Acesulfame kali

Khả năng tạo vị ngọt của Acesulfame kali gấp khoảng 200 lần so với đường ăn thông thường. Ưu điểm chính của Acesulfame kali là chứa hàm lượng calo rất thấp. Bên cạnh đó, độ an toàn của Acesulfame kali đã được kiểm chứng qua hơn 90 nghiên cứu lâm sàng. 

Tuy nhiên, Acesulfame kali cũng có thể để lại dư vị đắng sau khi dùng, nên thường được phối hợp với các chất tạo vị ngọt khác. 

Theo Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ, lượng đường acesulfame kali tối đa nên dùng mỗi ngày là 15 mg/kg trọng lượng cơ thể.

6. Đường Saccharin 

Saccharin là chất làm ngọt nhân tạo được sử dụng cực kỳ rộng rãi trong cả công nghiệp thực phẩm và dược phẩm. Khả năng tạo ngọt của saccharin gấp khoảng 200-700 lần đường ăn. 

Vào những năm 1970, đã có nhiều lo ngại về việc sử dụng saccharin do các nghiên cứu cho thấy liên hệ giữa loại đường này và bệnh ung thư bàng quang trên chuột. Tuy nhiên, hơn 30 nghiên cứu khác đã chứng minh được sự an toàn tuyệt đối của saccharin. Nhờ vậy, loại đường này tiếp tục được phê duyệt và chấp thuận sử dụng bởi các cơ quan y tế toàn cầu. 

Theo Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ, lượng đường saccharin tối đa nên dùng mỗi ngày là 15 mg/kg trọng lượng cơ thể.

7. Đường Neotame

Neotame là chất làm ngọt có hàm lượng calo thấp. Độ ngọt của neotame gấp khoảng 7000-13000 lần so với đường ăn. 

Neotame có thể chịu được nhiệt độ cao mà vẫn không bị biến tính và giữ nguyên hương vị. Do đó, loại đường này được FDA phê duyệt sử dụng rộng rãi như một chất làm ngọt đa năng cho nhiều loại thực phẩm ngoại trừ thịt. 

Theo công bố của FDA, lượng đường neotame tối đa nên dùng hàng ngày là 0.3 mg/kg trọng lượng cơ thể. 

III. Một số lưu ý để điều trị bệnh tiểu đường hiệu quả nhất 

Để điều trị tiểu đường hiệu quả, người bệnh cần lưu tâm một số điều sau: 

1. Tuân thủ dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ: Tuyệt đối không tự ý tăng/ giảm liều hay ngừng thuốc giữa chừng. 

2. Xây dựng chế độ ăn kiêng lành mạnh: Giảm tinh bột “xấu”; giảm chất béo, đồ chiên rán và đồ ngọt; tăng cường rau xanh, trái cây, chất đạm, chất xơ và nguồn tinh bột “tốt”. 

3. Kiên trì rèn luyện thể lực để tăng sức bền và kiểm soát cân nặng hợp lý. 

4. Sử dụng kết hợp các sản phẩm bổ trợ để hỗ trợ ổn định đường huyết. Các sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên như viên thìa canh Hebamic là lựa chọn phù hợp cho người bệnh nhờ nhiều ưu điểm: 

  • Nguồn gốc từ tự nhiên: Dược liệu thìa canh chuẩn được trồng và thu hái theo tiêu chuẩn GACP-WHO. Bộ phận được dùng là cành và lá - nơi có chứa hàm lượng hoạt chất cao nhất. 

  • Hàm lượng thìa canh chuẩn 400mg, cao gấp 3 lần các sản phẩm khác có mặt trên thị trường. 400mg cũng là số liệu thực tế được dùng để đo lường thử nghiệm trong các nghiên cứu khoa học quốc tế. Ở hàm lượng này, viên thìa canh Hebamic đảm bảo được tác dụng hạ đường huyết ổn định; đồng thời ngăn ngừa tối đa biến chứng bệnh tiểu đường. 

  • Nồng độ acid gymnemic đạt chuẩn 25%. Đây là hoạt chất có tác dụng chính trong việc hạ đường huyết; được đồng nhất trong từng đơn vị sản phẩm. 

5. Tái khám sau mỗi 3 tháng để được kiểm tra lại các chỉ số đường huyết và được tư vấn điều chỉnh phác đồ điều trị phù hợp. 

Bài viết cung cấp đầy đủ những thông tin cần biết về cách chọn đường dành cho người tiểu đường. Với 7 loại đường trong bài viết, người bệnh có thể thưởng thức món ăn với hương vị yêu thích mà không cần lo ngại về ảnh hưởng của nó tới đường huyết. Để được tư vấn và giải đáp thắc mắc thêm về bệnh tiểu đường, vui lòng liên hệ HOTLINE 1800.888.677

Xem thêm:

HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG CHẾ ĐỘ ĂN CHO NGƯỜI TIỂU ĐƯỜNG

5 BÀI TẬP YOGA CHO NGƯỜI TIỂU ĐƯỜNG ĐƠN GIẢN - DỄ THỰC HIỆN

 

Sản phẩm đã xem

Zalo