Giỏ hàng

Tiểu Đường Tuýp 2 Có Chữa Khỏi Không?

Cơ thể được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 khi không thể vận hành bình thường với lượng insulin được sản xuất ra. Theo đó, mức đường huyết bị tăng vọt đến mất kiểm soát, có nguy cơ dẫn theo nhiều biến chứng nguy hiểm trên tim mạch, thần kinh… Vậy bệnh tiểu đường tuýp 2 có chữa khỏi được không, hay người bệnh sẽ phải suốt đời chung sống với những nguy cơ đó? Hãy cùng chúng tôi tìm lời giải đáp qua bài viết sau.

I. Tiểu đường tuýp 2 có chữa khỏi không? 

1. Cơ chế bệnh sinh của tiểu đường tuýp 2 

Tuyến tụy là nơi sản xuất một loại hormon quan trọng của cơ thể có tên là insulin. Khi lượng đường (glucose) trong máu cao, tuyến tụy tăng tiết insulin để thúc đẩy việc hấp thu đường trong máu vào tế bào - nơi nó được sử dụng để tạo ra năng lượng. Khi lượng đường trong máu giảm, tuyến tụy sẽ giảm tiết insulin để đảm bảo sự cân bằng. 

Bệnh tiểu đường tuýp 2 ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình chuyển hóa đường trong cơ thể. Nguyên nhân ban đầu có thể liên quan đến sự thừa cân, béo phì hay lười vận động. Tuyến tụy không còn sản xuất đủ insulin, hoặc các tế bào trong cơ thể trở nên kém nhạy cảm và đề kháng với hoạt động của hormon này. Kết quả là glucose máu không được tiêu thụ và tích lũy với nồng độ cao trong máu, gây ra bệnh tiểu đường. 

2. Tiểu đường tuýp 2 có chữa khỏi được không? 

Nguyên nhân gây tiểu đường tuýp 2 rất phức tạp và là sự kết hợp của nhiều yếu tố chuyển hóa - miễn dịch. Các nghiên cứu khoa học đã không ngừng được thực hiện để tìm ra cách chữa trị cho căn bệnh này. 

Tuy nhiên, các kết quả nghiên cứu đều chỉ ra rằng: không có giải pháp điều trị khỏi cho tiểu đường tuýp 2. Khi mắc căn bệnh này, người bệnh xác định sẽ phải chung sống suốt đời với nó. 

Tiểu đường tuýp 2 không thể chữa khỏi hoàn toàn, nhưng có thể được kiểm soát để thuyên giảm dần. “Thuyên giảm” đồng nghĩa với việc cơ thể không còn bất cứ dấu hiệu nào của bệnh tiểu đường, dù trên lý thuyết là bệnh vẫn còn tồn tại. 

Cách duy nhất để giúp bệnh tiểu đường tuýp 2 thuyên giảm là tuân thủ điều trị nghiêm ngặt. Nguyên tắc điều trị chung là kết hợp cả 3 yếu tố: Dùng thuốc kiểm soát đường huyết - chế độ ăn uống khoa học - luyện tập thể chất phù hợp. Khi thực hiện đủ 3 điều trên, tiểu đường tuýp 2 có thể được sự thuyên giảm theo các cấp độ: 

  • Thuyên giảm một phần: Người bệnh duy trì được mức đường huyết dưới ngưỡng tiểu đường trong suốt 1 năm mà không cần dùng bất kỳ loại thuốc kiểm soát đường huyết nào. 

  • Thuyên giảm hoàn toàn: Người bệnh duy trì được mức đường huyết dưới ngưỡng tiểu đường và tiền tiểu đường trong suốt 1 năm mà không cần dùng bất kỳ loại thuốc kiểm soát đường huyết nào. 

  • Thuyên giảm kéo dài: Khi thuyên giảm hoàn toàn kéo dài ít nhất 5 năm. 

Khả năng thuyên giảm của bệnh tiểu đường tuýp 2 cao hơn ở giai đoạn đầu của bệnh hoặc khi người bệnh giảm cân nhiều. Ở giai đoạn sau của bệnh, mức độ thuyên giảm sẽ thấp hơn do tuyến tụy mất dần khả năng sản xuất insulin theo thời gian

II. 3 điều cần làm để sống khỏe với bệnh tiểu đường 

1. Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh 

Chế độ ăn uống lành mạnh giúp giảm cân, duy trì cân nặng và kiểm soát đường huyết hiệu quả. Với người bệnh tiểu đường tuýp 2, một chế độ ăn tốt nhất nên được kiểm soát chặt chẽ với danh sách những thực phẩm nên ăn bao gồm:  

  • Carbohydrate “tốt”: Là những carbohydrate chuỗi dài được hấp thu chậm và tiêu hóa chậm. Nhờ đó, cơ thể vẫn được đảm bảo bổ sung năng lượng nhưng không bị đói quá nhanh. VD: gạo lứt, đậu, ngũ cốc, bánh mì nguyên hạt… 

  • Chất xơ: Giúp kiểm soát đường huyết thông qua điều hòa quá trình tiêu hóa và hấp thu dưỡng chất. Chất xơ nên được bổ sung qua rau xanh và trái cây như rau cải, súp lơ, nấm, dưa chuột… 

  • Vitamin và khoáng chất: Giúp nâng cao đề kháng và khả năng miễn dịch của cơ thể, phòng ngừa các bệnh tim mạch, ung thư, đột quỵ… Các nhóm chất này thường được bổ sung qua hoa quả như cam, táo, bưởi, dâu tây… 

  • Chất béo không bão hòa: Đây là các chất béo ít gây ảnh hưởng lên chỉ số lipid máu, giúp giảm bớt nguy cơ biến chứng bệnh tim mạch. Chất béo không bão hòa có trong các loại dầu thực vật, dầu oliu, các loại hạt như hạt điều, vừng… 

  • Sữa ít béo: Sữa là nguồn dinh dưỡng có lợi cho cơ thể vì cung cấp vitamin D và canxi. Với người bệnh tiểu đường tuýp 2, lựa chọn tối ưu là sữa ít béo để không làm ảnh hưởng đến đường huyết. VD: sữa đậu nành, sữa tách kem, sữa chua, sữa không đường…. 

  • Cá: Các là nguồn thịt trắng giúp bổ sung protein và omega-3 để bảo vệ tim mạch. Các loại cá dinh dưỡng nhất cho người bệnh tiểu đường là cá thu, cá mòi, cá ngừ… 

2. Lập kế hoạch rèn luyện sức khỏe phù hợp 

Luyện tập thể chất là một mục tiêu quan trọng trong điều trị tiểu đường tuýp 2. Người bệnh cần duy trì thực hiện các bài tập hàng ngày để tiêu hao năng lượng và kiểm soát cân nặng ở mức hợp lý. 

Rèn luyện thể chất cũng là một biện pháp hữu ích để giảm nguy cơ các bệnh tim mạch, đột quỵ, nâng cao sức khỏe tổng thể. 

Một số bài tập thể dục phù hợp cho người bệnh tiểu đường tuýp 2: 

  • Đi bộ 

  • Bơi lội 

  • Đạp xe 

  • Aerobic, khiêu vũ

  • Cử tạ 

  • Pilates 

  • Yoga

  • Các môn thể thao đồng đội: cầu lông, bóng rổ, bóng đá… 

Người bệnh tiểu đường tuýp 2 nên luyện tập hàng ngày, mỗi ngày tối thiểu 30 phút. 

3. Tuân thủ dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ 

Điều chỉnh lối sống có thể giúp giảm tác động của bệnh tiểu đường tuýp 2. Tuy nhiên, nó không thế thay thế hoàn toàn cho các thuốc kiểm soát đường huyết trong việc điều trị bệnh tiểu đường. Người bệnh cần dùng thuốc để giảm lượng đường trong máu; thúc đẩy cơ thể sản xuất và tăng độ nhạy cảm với insulin.
Một số nhóm thuốc điều trị tiểu đường tuýp 2 và đại diện thường gặp: 

  • Biguanides: đại diện tiêu biểu là metformin 

  • Thuốc ức chế alpha-glucosidase:  Acarbose

  • Thuốc chủ vận dopamine-2: Bromocriptine.

  • Thuốc ức chế DPP-4: Alogliptin, linagliptin, saxagliptin và sitagliptin

  • Meglitinides: Nateglinide, repaglinide

  • Thuốc ức chế SGLT2: canagliflozin, dapagliflozin và empagliflozin.

  • Sulfonylureas: Glimepiride, glipizide và glyburide 

  • Thiazolidinediones: rosiglitazone, pioglitazone.

Các thuốc trên có thể được dùng đơn độc hay kết hợp, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng và biểu hiện của bệnh tiểu đường. Nhiệm vụ của người bệnh chỉ là tuân thủ dùng thuốc theo đúng chỉ định để đạt được đáp ứng điều trị tốt nhất. 

Để tăng hiệu quả điều trị, người bệnh có thể kết hợp dùng thuốc với các sản phẩm bổ trợ như viên tiểu đường Hebamic. 

Đây là viên tiểu đường chiết xuất từ dược liệu cây thìa canh, đảm bảo tiêu chí 3 chuẩn: 

  • Sản phẩm hoàn toàn tự nhiên, dược liệu sạch, đạt tiêu chuẩn GACP-WHO.

  • Hàm lượng thìa canh cao nhất 400mg, gấp 3 các sản phẩm thông thường

  • Chuẩn hóa 25% acid gymnemic - hoạt chất vàng quyết định hiệu quả hạ đường huyết an toàn

Ngoài ra, viên tiểu đường Hebamic còn có các ưu điểm: 

  • Hiệu quả đã được chứng thực ở các nghiên cứu khoa học và thực tế sử dụng. 

  • An toàn tuyệt đối cho người bệnh, không gây tác dụng phụ. 

  • Giá thành hợp lý, cách dùng thuận tiện. 

Dùng phối hợp viên tiểu đường Hebamic với các thuốc trong phác đồ điều trị sẽ giúp tối ưu tác dụng cho người bệnh. Hebamic cho tác dụng hạ đường huyết an toàn, giúp giảm đáng kể nguy cơ biến chứng bệnh tiểu đường. 

III. 5 điều cần tránh để kiểm soát đường huyết hiệu quả 

1. Sử dụng những nhóm thực phẩm kém lành mạnh 

Những nhóm thực phẩm nên kiêng khi bị tiểu đường tuýp 2:  

  • Chất béo chuyển hóa: dầu động vật, thịt bò, xúc xích, đồ hộp, thực phẩm chiên rán… 

  • Carbohydrate “xấu”: gạo trắng, khoai tây, bột mì,... 

  • Đồ ngọt: bánh kẹo, bánh kem, socola… 

  • Rượu bia, chất kích thích 

  • Muối mặn và natri 

Các nhóm thực phẩm trên đều khiến việc kiểm soát đường huyết trở nên khó khăn hơn và làm tăng nguy cơ biến chứng của tiểu đường tuýp 2. Vì vậy, người bệnh nên kiêng tối đa hoặc cắt giảm từ từ để đạt được chỉ số đường huyết như mong muốn. Nếu tiếp tục ăn uống không kiểm soát, người bệnh sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong điều trị và kiểm soát biến chứng. 

2. Không rèn luyện thể chất 

Rèn luyện thể chất là hoạt động bắt buộc dành cho người bệnh tiểu đường tuýp 2 để nâng cao đề kháng, kiểm soát cân nặng. Nếu người bệnh không thực hiện các hoạt động này, cơ thể dễ bị ì trệ, khó kiểm soát cân nặng và duy trì mức đường huyết lý tưởng. 

3. Không tuân thủ điều trị của bác sĩ 

Thuốc kiểm soát đường huyết có chế độ liều dùng, cách dùng được quy định khá nghiêm ngặt. Đặc biệt với trường hợp tiểu đường nặng, cần phối hợp 2-3 thuốc thì người bệnh càng phải lưu ý nhiều hơn trong quá trình dùng thuốc. 

Để thuốc phát huy tác dụng tốt nhất, người bệnh cần tuân thủ tuyệt đối theo hướng dẫn của bác sĩ về liều dùng, cách dùng, thời điểm dùng thuốc. Tuyệt đối không tự ý bỏ liều hay gộp liều để tránh các tác dụng phụ bất lợi cho cơ thể. 

4. Hút thuốc, uống rượu 

Hút thuốc làm tăng nguy cơ bệnh tiểu đường tuýp 2 và nguy cơ mắc các biến chứng tiểu đường. Rượu có thể khiến lượng đường trong máu tăng vọt, nhất là khi uống quá nhiều trong bữa ăn. 

Vì vậy, người bệnh tiểu đường nên kiêng hút thuốc và hạn chế uống rượu ở mức tối đa. 

5. Căng thẳng quá mức

Nếu căng thẳng quá mức, người bệnh rất dễ bỏ bê thói quen chăm sóc bệnh tiểu đường vốn có của mình. Để giảm nguy cơ căng thẳng kéo dài, người bệnh nên học cách thư giãn thông qua việc đọc sách, xem phim, nói chuyện với gia đình, người thân… 

Bên cạnh đó, người bệnh nên ngủ đủ giấc và cố gắng giữ tình thần lạc quan, vui vẻ. Hãy luôn ghi nhớ rằng bệnh tiểu đường tuýp 2 có thể được kiểm soát và sẽ không cản trở cuộc sống năng động, lành mạnh của mình. 

IV. Sống khỏe với bệnh tiểu đường cùng viên tiểu đường Hebamic 

Bên cạnh việc dùng thuốc hay thay đổi từ chế độ ăn uống, sinh hoạt; viên tiểu đường Hebamic sẽ là bí quyết để người bệnh kiểm soát đường huyết hiệu quả khi mắc bệnh tiểu đường. 

Hebamic là viên uống chiết xuất từ cành và lá - 2 bộ phận chứa hàm lượng acid gymnemic cao nhất trong cây thìa canh. Acid gymnemic là hoạt chất đã được kiểm chứng qua hàng ngàn nghiên cứu lâm sàng và đều cho hiệu quả thống nhất về khả năng ổn định đường huyết. Nhờ thành phần này, Hebamic là giải pháp đắc lực giúp hỗ trợ người bệnh trong hành trình điều trị tiểu đường tuýp 2. Khi sử dụng Hebamic đều đặn hàng ngày, chỉ số đường huyết được duy trì ổn định, các biến chứng bệnh cũng được giảm đi đáng kể. Để được tư vấn thêm về sản phẩm và hướng dẫn mua hàng, vui lòng liên hệ HOTLINE 1800.888.677

Kết luận: Tiểu đường tuýp 2 là bệnh mạn tính không thể chữa khỏi, nhưng có thể được kiểm soát nếu người bệnh kết hợp điều chỉnh lối sống và tuân thủ điều trị nghiêm ngặt. Vì vậy, nếu được chẩn đoán mắc bệnh, tất cả những điều bạn cần làm là lên kế hoạch chăm sóc bản thân khoa học để có thể dễ dàng chung sống hòa bình với bệnh tiểu đường. 

 

 

Sản phẩm đã xem

Zalo