Bệnh Tiểu Đường Nên Ăn - Không Nên Ăn Trái Cây Gì?
Trái cây là một lựa chọn lành mạnh cho bữa ăn phụ hay là một phần bổ sung cho bữa chính của người bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, một số loại trái cây lại có hàm lượng đường quá cao, có thể khiến đường huyết tăng đột biến không có lợi cho sức khỏe người bệnh. Qua bài viết này, hãy cùng chúng tôi tìm lời giải đáp cho câu hỏi “bệnh tiểu đường nên ăn trái cây gì” để có thể xây dựng được chế độ ăn kiêng phù hợp nhất.
I. Vai trò của trái cây với sức khỏe và bệnh tiểu đường
Trái cây là một phần không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày. Trái cây cung cấp các vitamin, khoáng chất và các hợp chất tự nhiên có nguồn gốc thực vật có tên phytochemical. Nhờ các hợp chất này, trái cây giúp làm giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, ung thư, đột quỵ và tăng cường sức khỏe tổng thể. Điều này có ý nghĩa cực kỳ quan trọng với bệnh nhân tiểu đường, vì đây là đối tượng phổ biến của các bệnh lý trên.
Trái cây cũng chứa lượng chất xơ rất dồi dào. Chất xơ giúp làm chậm quá trình tiêu hóa, giúp đường huyết không bị tăng giảm đột ngột. Đồng thời, chất xơ cũng đem lại cảm giác no lâu, giảm nhu cầu bữa phụ và góp phần kiểm soát cân nặng.
Theo quan điểm của nhiều người, trái cây có chứa carbohydrate và đường tự nhiên nên sẽ khiến đường huyết tăng mất kiểm soát. Bởi vậy, nhiều người cho rằng không nên ăn trái cây khi bị tiểu đường. Tuy nhiên, với những lợi ích to lớn kể trên thì việc loại bỏ trái cây trong chế độ ăn chắc chắn là một sai lầm. Chỉ cần kiểm soát lượng carbohydrate và đường trong các loại trái cây ăn hàng ngày thì bạn có thể thưởng thức chúng một cách khoa học, lành mạnh.
II. Bệnh tiểu đường nên ăn trái cây gì?
Trái cây phù hợp nhất cho bệnh nhân tiểu đường là những loại có chỉ số GI và GL thấp.
Trong đó, chỉ số đường huyết GI cho biết tốc độ hấp thu và tiêu hóa của cơ thể với các sản phẩm được đưa vào cơ thể. Trái cây có chỉ số GI thấp sẽ được tiêu hóa chậm hơn. Nhờ đó, đường huyết của người bệnh không bị tăng vọt quá nhanh, duy trì ở mức ổn định và có lợi cho sức khỏe.
Chỉ số tải đường huyết GL lại là thang đo lượng carbohydrate có trong loại thực phẩm đó. Người bệnh tiểu đường cần cắt giảm tối đa lượng carbohydrate, nên những loại trái cây có chỉ số GL thấp sẽ được ưu tiên hơn.
Những loại trái cây có chỉ số GI và GL thấp (GI < 55, GL < 10), phù hợp với bệnh nhân tiểu đường là:
Táo
Bơ
Chuối
Quả anh đào
Bưởi
Nho
Trái kiwi
Đào
Cam
Lê
Mận
Dâu tây
Ngoài ra, các loại trái cây có chỉ số đường huyết GI ở mức trung bình (56 < GI < 69) mà người bệnh tiểu đường có thể tham khảo là:
Dưa bở
Sung
Đu đủ
Dứa
III. Bệnh tiểu đường không nên ăn trái cây gì?
1. Trái cây chứa quá nhiều đường
Những loại trái cây thuộc nhóm này có thể khiến đường huyết tăng đột ngột sau khi ăn. Nếu một loại trái cây có chỉ số đường huyết GI trong khoảng từ 70 - 100, nó sẽ được xếp vào nhóm có chứa nhiều đường. một số cái tên tiêu biểu trong nhóm này là:
Dưa hấu
Chà là khô
Chuối chín quá
Người bệnh tiểu đường vẫn có thể ăn các loại trái cây này, nhưng nên ăn có chừng mực. Thay vào đó, nên đổi sang các loại trái cây có chỉ số GI thấp như đã giới thiệu ở trên.
2. Trái cây giàu carbohydrate
Lượng carbohydrate tiêu thụ hàng ngày có ảnh hưởng nhiều nhất đến lượng đường trong máu. Vì vậy, cắt giảm carbohydrate hợp lý luôn là mục tiêu trong chế độ ăn của người bệnh tiểu đường. Người bệnh nên xem xét những loại thực phẩm bổ sung carbohydrate nhưng ít dinh dưỡng và chứa các thành phần không có lợi cho sức khỏe (ví dụ chất béo). Trái cây thường bổ sung nguồn dinh dưỡng dồi dào nên ít khi đứng đầu trong danh sách này. Tuy nhiên, người bệnh tiểu đường cũng nên nhận biết được một số loại trái cây giàu carbohydrate để ăn hạn chế.
Một số cái tên đại diện của nhóm này:
Táo
Chuối
Trái cây sấy khô
IV. Lưu ý khi ăn trái cây khi mắc bệnh tiểu đường
1. Người bệnh tiểu đường nên chọn ăn trái cây tươi hoặc trái cây đông lạnh. Cách ăn này giúp giữ nguyên vị ngon ngọt tự nhiên của trái cây, đồng thời giúp giữ lại tối đa những thành phần dinh dưỡng trong trái cây.
2. Tránh sử dụng trái cây khô hoặc đã qua chế biến. Các loại này có chứa lượng carbohydrate cao hơn hẳn trái cây tươi, dễ làm tăng đường huyết lên mức khó kiểm soát.
3. Nếu sử dụng trái cây khô hoặc đã qua chế biến, nên cẩn thận kiểm tra nhãn của sản phẩm. Nhiều sản phẩm sử dụng các loại đường ăn thông thường, giàu carbohydrate sẽ không có lợi cho sức khỏe của người bệnh tiểu đường.
4. Tránh dùng nước ép trái cây. Nước ép trái cây thường có hàm lượng carbohydrate cao, đặc biệt khi người bệnh lại có thói quen thêm đường để tăng hương vị. Đặc biệt, nước ép trái cây lại không có chất xơ để làm chậm quá trình tiêu hóa và ngăn ngừa đường huyết tăng vọt như trái cây tươi. Chính vì vậy, nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng việc uống quá nhiều nước ép trái cây còn làm tăng nguy cơ mắc đái tháo đường tuýp 2.
5. Nên dàn trải lượng trái cây ăn hàng ngày. Thay vì ăn tất cả trái cây trong cùng một bữa, người bệnh nên chia nhỏ khẩu phần thành nhiều bữa phụ.
V. Những điều cần ghi nhớ để điều trị tiểu đường hiệu quả
Bên cạnh những nguyên tắc về bổ sung trái cây ở trên, người bệnh tiểu đường cũng không thể bỏ qua những lưu ý sau:
Ghi nhớ dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ. Thuốc hạ đường huyết bắt buộc phải dùng hàng ngày nếu muốn kiểm soát đường huyết hiệu quả.
Chế độ ăn uống cần được xây dựng hài hòa, dựa trên sự kết hợp của các nhóm dinh dưỡng thiết yếu. Một số thực phẩm không tốt như chất béo, đường, tinh bột “xấu”... nên được cắt bỏ.
Lên kế hoạch luyện tập hàng ngày để tăng sức bền và sự dẻo dai của cơ thể.
Ngoài ra, người bệnh nên tham khảo thêm các sản phẩm hỗ trợ hạ đường huyết của nguồn gốc thiên nhiên. Hiện nay, đây được coi là giải pháp ưu việt nhất để kiểm soát đường huyết hiệu quả và giảm bớt sự phụ thuộc vào thuốc.
Giữa nhiều dòng sản phẩm có mặt trên thị trường, viên thìa canh Hebamic là cái tên sáng giá được nhiều chuyên gia tin tưởng lựa chọn. Hebamic đáp ứng được những tiêu chuẩn khắt khe nhất để thỏa mãn nhu cầu sử dụng của người bệnh tiểu đường:
Chuẩn dược liệu: Dược liệu thìa canh từ lâu đã được biết đến với công dụng hạ đường huyết tuyệt vời. Với Hebamic, cây thìa canh được trồng và thu hái theo tiêu chuẩn quốc tế GACP-WHO. Những thành phần có hàm lượng hoạt chất cao nhất như cành, lá thìa canh được chọn lọc để đem đến sản phẩm có chất lượng tối ưu nhất.
Chuẩn hàm lượng: Hàm lượng cao khô cành và lá thìa canh trong từng viên dược liệu Hebamic lên tới 400mg. Đây là hàm lượng chuẩn trong các nghiên cứu khoa học quốc tế và gấp 3 lần hàm lượng trong các sản phẩm khác ngoài thị trường.
Chuẩn hoạt chất: Thành phần có tác dụng chính trong viên tiểu đường là acid gymnemic. Trong Hebamic, hàm lượng hoạt chất này được chuẩn hóa 25%, đảm bảo đồng nhất trong từng đơn vị sản phẩm. Nhờ vậy, hiệu quả sản phẩm được duy trì ổn định.
Lọ 60 viên tiểu đường Hebamic có giá tham khảo 285.000đ. Chỉ cần 2 viên Hebamic mỗi ngày, người bệnh đạt được các mục tiêu: hỗ trợ ổn định đường huyết hiệu quả và ngăn ngừa tối đa biến chứng bệnh tiểu đường.
Bài viết cung cấp những thông tin hữu ích để giải đáp thắc mắc của bạn đọc về trái cây và bệnh tiểu đường. Người bệnh tiểu đường nên chọn lọc trái cây để bổ sung hàng ngày, lưu ý cách ăn phù hợp để không ảnh hưởng đến chỉ số đường huyết. Nếu cần tư vấn và giải đáp thắc mắc thêm về tiểu đường, vui lòng liên hệ HOTLINE 1800.888.677
Xem thêm:
HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG CHẾ ĐỘ ĂN CHO NGƯỜI TIỂU ĐƯỜNG
GỢI Ý 7 BÀI TẬP THỂ DỤC PHÙ HỢP NHẤT CHO NGƯỜI TIỂU ĐƯỜNG