Giỏ hàng

9 Cách Điều Trị Bệnh Tiểu Đường Theo Mẹo Dân Gian Cực Kỳ Hiệu Quả

Từ lâu, các bài thuốc dân gian đã được ông bà ta sử dụng để hạ đường huyết. Các mẹo dân gian được nhiều người áp dụng vì nó an toàn và đem lại hiệu quả tốt, ít gây tác dụng phụ hơn thuốc Tây. Cùng chúng tôi tìm hiểu 9 cách điều trị bệnh tiểu đường theo phương pháp dân gian hiệu quả trong bài viết dưới đây.

I. Nguyên tắc chung trong điều trị bệnh tiểu đường

Mục đích chính khi điều trị tiểu đường là duy trì mức đường huyết của bệnh nhân ở mức an toàn, cụ thể:

  • Chỉ số đường huyết lúc đói: 80 - 130 mg/dL (4,4 - 7,2 mmol/l).

  • Chỉ số đường huyết sau ăn 2 giờ: dưới 180 mg/dL (tức 10,0 mmol/l).

  • Mức đường huyết bất kỳ: dưới 180 mg/dL (tức 10,0 mmol/l).

  • Chỉ số HbA1C: dưới 7,0%. 

Khi các chỉ số về mức an toàn, người bệnh có thể giảm được các biến chứng tiểu đường và giảm được tỷ lệ tử vong.

Để thực hiện được mục tiêu trên, bệnh nhân tiểu đường cần thực hiện các nguyên tắc chung sau đây:

  • Phối hợp điều trị bằng thuốc với chế độ ăn uống và tập luyện.

  • Khi phối hợp thuốc cần phải kết hợp thuốc hạ đường huyết, điều chỉnh rối loạn mỡ máu, duy trì huyết áp ổn định và chống rối loạn đông máu.

  • Trong trường hợp tăng đường huyết cấp tính, bệnh nhiễm trùng, nhồi máu cơ tim, ung thư, phẫu thuật, bệnh nhân cần phải sử dụng insulin.

Ngoài ra, với người tiểu đường bị thừa cân, béo phì cần phải lên kế hoạch giảm cân hoặc duy trì mức cân nặng hợp lý. 

II. 9 cách điều trị bệnh tiểu đường theo mẹo dân gian

1. Cách điều trị tiểu đường bằng lá xoài

Sử dụng lá xoài là một trong những cách điều trị bệnh tiểu đường dân gian hiệu quả. Lá xoài có vị hơi chua, giàu vitamin và chỉ số đường huyết thấp. Do đó, bệnh nhân không lo ngại sử dụng lá xoài làm tăng đường huyết.

Ngược lại, trong lá xoài có chứa hợp chất mangiferin giúp làm bền thành mạch, hạn chế biến chứng tim mạch ở bệnh nhân tiểu đường. Đặc biệt, hoạt chất beta - 3 - taraxerol còn giúp giảm hiện tượng rối loạn dung nạp glucose và giảm kháng insulin. Từ đó, nó làm tăng khả năng đưa glucose từ máu vào tế bào, làm hạ đường huyết. 

Cách dùng: bạn lấy khoảng 3 - 5 lá xoài tươi, rửa sạch và pha với khoảng 200ml nước sôi. Sau đó, để qua đêm để hoạt chất hòa lẫn với nước. Bạn có thể uống vào buổi sáng sớm. 

Lưu ý: mỗi ngày chỉ sử dụng 1 lần. Đồng thời, người bệnh không nên uống cùng lúc với thuốc tây để tránh tác dụng phụ. 

2. Cách điều trị tiểu đường bằng lá dâu tằm

Lá dâu tằm chữa bệnh tiểu đường là một phương pháp được nhiều người áp dụng. Công dụng chính của dược liệu này là giải nhiệt, giảm cảm.

Tuy nhiên, trong lá dâu tằm có chứa hoạt chất 1 - deoxynojirimycin giúp ngăn sự phân hủy carbohydrate (tinh bột) thành glucose. Do đó, chất này giúp giảm lượng đường trong máu đồng thời cũng ngăn chặn quá trình hấp thụ đường.

Ngoài ra, dùng lá dâu tằm còn giúp ổn định huyết áp, giảm mỡ máu hiệu quả. Vì vậy, dược liệu này còn giúp ngăn ngừa biến chứng tim mạch ở bệnh nhân tiểu đường.

Cách dùng lá dâu tằm chữa tiểu đường:

  • Lá dâu tằm pha với nước sôi uống hàng ngày: 100g lá tươi pha với 1 lít nước sôi uống thay nước.

  • Bạn cũng có thể kết hợp lá dâu tằm với lá đậu ván, lá sen ép lấy nước để uống. Sử dụng 3 - 4 lần/tuần. 

3. Chữa tiểu đường bằng khổ qua (mướp đắng)

Trái khổ qua hay mướp đắng là một trong những dược liệu được tìm thấy trong nhiều bài thuốc dân gian hạ đường huyết.

Theo Đông y, mướp đắng có vị đắng, tính hàn, công dụng chính là thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu. Trong nhiều nghiên cứu khoa học, mướp đắng có tác dụng giảm mỡ máu đồng thời giảm kháng insulin và tăng hoạt tính của insulin. Ngoài ra, trong mướp đắng cũng chứa nhiều dinh dưỡng, vitamin, các chất chống oxy hóa,...

Cách sử dụng mướp đắng:

  • Bạn có thể chế biến mướp đắng thành món ăn hàng ngày như: mướp đắng nhồi thịt, mướp đắng xào trứng, nấu canh,...

  • Làm nước ép mướp đắng: dùng 1 trái mướp đắng ép lấy nước, cho thêm một chút muối hoặc 1 - 2 thìa nước cốt chanh cho dễ uống.

4. Dùng râu ngô để hỗ trợ điều trị tiểu đường

Râu ngô có thể làm giảm lượng đường trong máu và ngăn ngừa biến chứng tiểu đường. 

Theo Đông y, râu ngô có vị ngọt mát, tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu. Trong dân gian thường sử dụng râu ngô để chữa các bệnh sỏi thận, sỏi mật, viêm đường tiết niệu,...

Râu ngô có chứa nhiều flavonoid có tác dụng cải thiện chức năng tim mạch: giảm lipid máu, hạ huyết áp. Đồng thời, uống nước râu ngô còn làm tăng insulin trong cơ thể giúp ổn định đường huyết.

Cách sử dụng: dùng 40 - 50g râu ngô sắc với nước uống. bạn có thể kết hợp râu ngô với mạch môn, thiên môn, cỏ ngọt để dễ uống và đạt hiệu quả tốt hơn. Hoặc người bệnh có thể dùng râu ngô nấu canh thịt nạc cũng rất bổ dưỡng. 

5. Dùng tỏi để chữa tiểu đường

Tỏi là gia vị quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày của người Việt. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết tỏi có thể hỗ trợ giảm đường huyết.

Trong tỏi có chứa hoạt chất Phytoncid có tác dụng như một kháng sinh diệt khuẩn, tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể. Ngoài ra, theo một số nghiên cứu khoa học, tỏi còn có khả năng làm tăng tiết insulin. Điều này sẽ giúp làm giảm glucose trong máu. Bên cạnh đó, tỏi cũng có chứa polyphenol và flavonoid giúp chống oxy hóa, ngăn ngừa biến chứng tim mạch ở bệnh nhân tiểu đường. Có thể nói đây là cách điều trị bệnh tiểu đường dân gian hiệu quả, đáng được lưu tâm.

Cách dùng tỏi:

  • Bạn có thể sử dụng tỏi trong các bữa ăn hàng ngày

  • Hoặc ngâm rượu tỏi: 40g tỏi khô với 100ml rượu trắng. Mỗi ngày dùng 1 thìa cà phê.

Lưu ý: bạn nên chia làm 2 lần uống vào sáng và tối. Đồng thời, không nên uống rượu tỏi nhiều, đặc biệt với bệnh nhân có bệnh lý dạ dày hoặc bệnh gan. 

6. Sử dụng quế chi để hạ đường huyết

Cách điều trị bệnh tiểu đường dân gian bằng quế chi cũng rất hiệu quả. Do dược liệu này có tác dụng làm tăng hoạt tính insulin. Từ đó, nó giúp tăng cường vận chuyển đường vào tế bào để tạo năng lượng cho cơ thể, giúp giảm đường huyết.

Ngoài tác dụng hạ đường huyết, quế chi còn là vị thuốc giúp giải cảm, giảm cảm giác mệt mỏi, đau nhức ở bệnh nhân tiểu đường.

Cách dùng:

  • Sử dụng quế chi làm gia vị nấu ăn để tăng cảm giác ngon miệng.

  • Người bệnh cũng có thể uống trà quế mỗi ngày 1 lần để hỗ trợ ổn định đường huyết. 

Lưu ý: Phụ nữ mắc đái tháo đường thai kỳ cần thận trọng khi sử dụng quế chi vì có thể gây tăng co bóp tử cung. 

7. Bài thuốc dân gian chữa tiểu đường bằng cây mật nhân

Cây mật nhân cũng là một trong những thảo dược chữa bệnh tiểu đường. Theo y học cổ truyền, mật nhân có tính mát, vị đắng. 

Các hoạt chất trong cây có tác dụng kích thích tế bào beta đảo tụy tiết insulin. Đồng thời, dùng cây mật nhân cũng giúp giảm hấp thu đường từ thức ăn vào máu. Từ đó, bệnh nhân có thể duy trì đường huyết ở mức ổn định.

Ngoài ra, cây mật nhân còn có tác dụng giảm stress, suy nhược thần kinh, mất ngủ, hỗ trợ điều trị các bệnh lý về huyết áp, đau nhức xương khớp,...

Cách dùng:

  • Chuẩn bị khoảng 20g rễ và thân cây mật nhân sắc với 1 lít nước. Đun lửa nhỏ và dùng thay nước uống hàng ngày.

  • Hoặc dùng rễ mật nhân ngâm rượu: 500g rễ/1 lít rượu. Ngày sử dụng 2 lần, mỗi lần khoảng 15ml.

Lưu ý: phụ nữ có thai và cho con bú không nên dùng cây mật nhân để chữa tiểu đường. 

8. Chữa tiểu đường bằng cam thảo đất

Trong một số nghiên cứu khoa học cho thấy dùng cam thảo đất là cách điều trị tiểu đường dân gian đầy tiềm năng.

Cụ thể, hoạt chất alcaloid (amelin) trong cam thảo đất có tác dụng ổn định đường huyết. Ngoài ra, chất này còn có tác dụng chống viêm, giảm đau, từ đó ngăn ngừa các biến chứng tiểu đường. Mặt khác, cam thảo đất còn kích thích tăng số lượng hồng cầu, cải thiện các bệnh lý tim mạch.

Cách sử dụng:

  • Dùng cam thảo đất kết hợp với diệp hạ châu theo tỉ lệ 15g cam thảo đất khô và 10g diệp hạ châu. Bạn đun hỗn hợp với khoảng 1 lít nước đến khi còn ⅓ thì dừng và chia làm 2 lần/ngày.

  • Hoặc có thể dùng nước sắc cam thảo đất thay nước uống hàng ngày. Mỗi ngày sử dụng từ khoảng 20 - 40g dược liệu khô. 

Lưu ý: không nên lạm dụng cam thảo vì dùng lâu dài có thể gây ra nhiều tác dụng phụ. Phụ nữ có thai cũng nên tránh dùng cam thảo đất.

9. Dây thìa canh chữa bệnh tiểu đường

Dây thìa canh đang là dược liệu tiềm năng nhất để phát triển các loại thuốc hạ đường huyết. Trong dân gian, người dân cũng thường hay sử dụng loại dược liệu này.

Theo các nghiên cứu khoa học về dây thìa canh, hoạt chất chính có tác dụng trong điều trị tiểu đường là acid gymnemic. Loại acid này có tác dụng kích thích tế bào beta tuyến tụy sản xuất insulin. Ngoài ra, chất này cũng giúp giảm hấp thu đường tại ruột và tăng sử dụng đường tại mô và cơ. Từ đó, đường huyết của bệnh nhân được duy trì ở mức ổn định, đồng thời phòng ngừa biến chứng tim mạch của bệnh tiểu đường.

Cách dùng:

  • Mỗi ngày sử dụng 10 - 15g lá khô đun với khoảng 0,5 lít nước trong 15 phút. Chia làm 3 lần sử dụng sau bữa ăn.

  • Hoặc hãm 10g lá khô với 1,5 - 2 lít nước, dùng thay nước uống hàng ngày. 

Lưu ý: không nên uống khi đói hoặc bị hạ đường huyết. Phụ nữ có thai và cho con bú cũng không nên dùng dây thìa canh.

III. Ưu, nhược điểm của cách điều trị bệnh tiểu đường dân gian

Cách điều trị bệnh tiểu đường dân gian có nhiều ưu điểm như:

  • Nguyên liệu dễ kiếm, rẻ tiền.

  • Dễ dàng chế biến với các món ăn hoặc sắc nước uống hay hãm trà. 

  • Cách điều trị này an toàn, ít gây tác dụng phụ khi sử dụng thời gian dài.

  • Ngoài tác dụng hạ đường huyết, dược liệu còn có nhiều công dụng khác như thanh nhiệt, giải độc, hỗ trợ ngăn ngừa biến chứng tiểu đường. 

Bên cạnh những ưu điểm thì phương pháp dân gian chữa tiểu đường cũng có các nhược điểm sau đây:

  • Tác dụng chậm, không thể dùng trong trường hợp tăng đường huyết cấp tính. 

  • Hiệu quả điều trị không cao, phụ thuộc vào thể trạng và cơ địa bệnh nhân.

  • Bệnh nhân cần sử dụng trong thời gian dài.

  • Người bệnh khó kiểm soát liều lượng. Vì thế rất dễ uống quá liều, có thể gây ra độc tính hoặc tác dụng phụ.

  • Phương pháp này không nên sử dụng cho phụ nữ có thai và cho con bú.

  • Ngoài ra, có rất nhiều dược liệu thu hái tự nhiên không truy rõ được nguồn gốc có thể tiềm ẩn nguy cơ gây hại sức khỏe. 

IV. Hỗ trợ điều trị tiểu đường bằng Hebamic

Để khắc phục những nhược điểm của cách điều trị bệnh tiểu đường dân gian, các nhà khoa học đã nghiên cứu và phát triển các quy trình trồng, thu hái dược liệu chuẩn. Đồng thời kết hợp với công nghệ kỹ thuật hiện đại để bào chế ra các sản phẩm từ dược liệu đảm bảo hiệu quả và an toàn cho sức khỏe người bệnh. Một trong số sản phẩm hỗ trợ ổn định đường huyết đang được nhiều bệnh nhân tin dùng là viên thìa canh Hebamic. Sản phẩm này có nhiều ưu điểm vượt trội như sau:

  • Dược liệu chuẩn: dây thìa canh được trồng, thu hái, chế biến theo tiêu chuẩn GACP - WHO. Hebamic cam kết không có tạp chất, không dùng thuốc trừ sâu trong trồng trọt.

  • Hàm lượng chuẩn: trong mỗi viên thìa canh chứa 400mg cao khô đảm bảo đúng hàm lượng trong các nghiên cứu lâm sàng quốc tế. Đồng thời, hàm lượng này cao gấp 3 lần sản phẩm khác trên thị trường.

  • Hoạt chất chuẩn: nồng độ tổ hợp acid gymnemic đạt tới 25%, ổn định trong từng lô sản phẩm. 

Cách dùng: mỗi ngày bệnh nhân sử dụng từ 1 - 2 viên trước khi ăn

V. Kết luận

Trên đây là những cách điều trị bệnh tiểu đường dân gian phổ biến nhất hiện nay. Mặc dù phương pháp này tương đối an toàn nhưng người bệnh cần thận trọng khi sử dụng để tránh gặp các tác dụng không mong muốn. Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc nam trong điều trị tiểu đường. Nếu có bất kỳ thắc mắc về cách điều trị bệnh tiểu đường, hãy gọi tới số Hotline: 1800 888 677 để được chuyên gia tư vấn.

Xem thêm: 

BỆNH TIỂU ĐƯỜNG CÓ CHỮA ĐƯỢC KHÔNG? CHỮA TRỊ NHƯ NÀO HIỆU QUẢ?

 


 

Sản phẩm đã xem

Zalo