Giỏ hàng

Bệnh Tiểu Đường Có Ăn Được Mật Ong Không? Giải Pháp Nào Thay Thế?

Mật ong là chất tạo ngọt tự nhiên đến từ các loài hoa. Theo quan điểm của nhiều người, mật ong có thể dùng thay thế đường nhằm tạo nên mùi vị thơm ngon cho những bữa ăn kiêng khắt khe của người bị tăng đường huyết. Tuy nhiên, “bệnh tiểu đường có ăn được mật ong không? ăn như nào là đúng?” vẫn luôn là câu hỏi mà nhiều người trăn trở. Qua bài viết này, hãy cùng chúng tôi tìm ra lời giải chính xác nhất. 

I. Thành phần dinh dưỡng và lợi ích của mật ong với sức khỏe 

Mật ong là một chất tạo ngọt. Trên các nhãn thực phẩm, mật ong còn được gọi dưới tên là các “đường bổ sung” vì nó không phải là thành phần tự nhiên của thực phẩm. Mật ong được thêm vào để tăng cường vị ngọt và giúp đồ ăn trở nên hấp dẫn hơn. Thành phần dinh dưỡng chính của mật ong là carbohydrate, chiếm tới 82%. Carbohydrate trong mật ong được tạo nên chủ yếu từ glucose và fructose - 2 loại đường đơn quen thuộc trong đời sống hàng ngày. 

Một thìa canh mật ong bao gồm: 

  • 64 calo

  • 17 gam đường

  • 17 gam carbohydrate

  • 0,06 gam protein

  • 0,04 gam chất xơ

Mật ong cũng chứa các vitamin và khoáng chất như kali, canxi, kẽm, vitamin C và các chất chống oxy hóa. Tuy nhiên, các thành phần này có mặt với số lượng không đáng kể. Vì vậy, không thể coi mật ong là nguồn cung cấp chính những chất dinh dưỡng này.

Mật ong khác với đường trắng (đường cát) ở chỗ đường trắng không có chứa bất kỳ vitamin hay khoáng chất nào. Mật ong cũng có chỉ số đường huyết (GI) thấp hơn đường. Chỉ số đường huyết đo lường tốc độ làm tăng lượng đường trong máu nhanh hay chậm của một carbohydrate. Mật ong có chỉ số GI là 58 và đường có giá trị GI là 60. Điều đó có nghĩa là mật ong (cũng giống như tất cả các loại carbohydrate) sẽ làm tăng lượng đường trong máu một cách nhanh chóng, nhưng không nhanh như đường. 

Tuy nhiên, sự khác biệt giữa đường và mật ong là không quá lớn. Do vậy, việc thay thế đường bằng mật ong không hẳn là một lựa chọn có lợi cho người bệnh tiểu đường bị tiểu đường. Hai chất tạo ngọt này ảnh hưởng đến lượng đường trong máu theo những cách thức và mức độ tương tự nhau.

II. Bệnh tiểu đường có ăn được mật ong không? 

Việc người bệnh tiểu đường có ăn được mật ong không vẫn là một vấn đề gây nhiều tranh cãi. 

Nghiên cứu cho thấy mật ong có chứa các chất chống viêm và chống oxy hóa. Điều này có ý nghĩa quan trọng với người mắc bệnh tiểu đường - đối tượng dễ bị tấn công bởi các phản ứng viêm từ bên trong cơ thể. Nhưng có rất nhiều loại thực phẩm cũng cung cấp chất chống oxy hóa mà không làm tăng lượng đường trong máu. Vì vậy, mật ong không phải lựa chọn tốt nhất để có được những chất dinh dưỡng đó. Người bệnh có thể bỏ qua mật ong để lựa chọn những thực phẩm lành mạnh hơn. 

Mật ong giàu carbohydrate và có chỉ số đường huyết GI ở ngưỡng trung bình. Vì vậy, việc sử dụng mật ong có thể gây tác động tiêu cực đến lượng đường trong máu. Tác động này nhỏ hơn các loại đường thông thường, nhưng nhìn chung lớn hơn các nhóm thực phẩm khác nên cần phải được cân nhắc cẩn thận. Người bệnh tiểu đường luôn phải chú ý đong đếm lượng carbohydrate bổ sung hàng ngày. Do đó, nếu muốn ăn mật ong, cần tính toán kỹ càng và cắt giảm các thực phẩm giàu carbohydrate khác trong bữa ăn

III. Lưu ý khi sử dụng mật ong cho người bệnh tiểu đường 

Mật ong vẫn được coi là một loại đường bổ sung trong chế độ ăn uống. Các chuyên gia dinh dưỡng không khuyến cáo sử dụng mật ong thường xuyên hay với số lượng quá nhiều. Tuy nhiên, người bệnh tiểu đường có thể thưởng thức mật ong một cách an toàn khi ăn điều độ, với lượng vừa phải như một phần của chế độ ăn uống lành mạnh tổng thể. 

Trong bữa ăn có mật ong, nên tăng cường những thực phẩm giàu chất xơ như rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, các loại hạt và các loại đậu…. Chất xơ sẽ giúp kiểm soát tốt lượng đường trong máu, ngăn ngừa đường huyết tăng cao đột ngột. 

Khi ăn mật ong, người bệnh cần ghi nhớ hàm lượng carbohydrate tổng thể trong bữa ăn để không lạm dụng quá nhiều. Đảm bảo cân bằng carbohydrate trong mọi bữa ăn, kể cả những bữa ăn phụ: Nếu đã thêm nhiều mật ong thì cần dùng kèm với các thực phẩm bổ dưỡng khác có hàm lượng carbohydrate thấp hơn.

Nếu bệnh tiểu đường đã được kiểm soát tốt và người bệnh muốn thêm mật ong vào chế độ ăn uống của mình, hãy chọn mật ong nguyên chất, hữu cơ hoặc mật ong thô tự nhiên. Những loại mật ong này an toàn hơn cho người bị tiểu đường vì không có thêm đường. Tuy nhiên, phụ nữ mang thai và người bị suy giảm miễn dịch không nên sử dụng mật ong thô vì nó không được tiệt trùng.

IV. 3 loại đường/ chất tạo ngọt thay thế mật ong 

1. Đường Stevia 

Đây là chất tạo ngọt tự nhiên từ cây Stevia rebaudiana. Loại đường này không chứa calo, đồng thời không làm tăng lượng đường trong máu khi sử dụng. Độ ngọt của đường Stevia cao gấp khoảng 300 lần đường ăn thông thường. Vì thế, người bệnh chỉ cần dùng một lượng rất nhỏ là đã có thể tạo nên vị ngọt như mong muốn. 

2. Đường Xylitol 

Xylitol hay còn gọi là đường rượu, do cấu tạo phân tử gồm có gốc đường và gốc rượu. Vị ngọt của đường xylitol tương tự với đường thông thường. Tuy nhiên, xylitol không chứa fructose nên chứa hàm lượng calo ít hơn tới 40% so với đường thường. Xylitol ít gây ảnh hưởng đến lượng đường trong máu do có chỉ số đường huyết (GI) chỉ là 7. 

3. Đường erythritol

Giống với xylitol, đường erythritol cũng là một loại đường rượu, có mặt tự nhiên trong nhiều loại trái cây. Hàm lượng calo trong đường erythritol chỉ là 0.24 calo/g, tương đương 6% calo trong đường thông thường. Độ ngọt của đường erythritol vào khoảng 70% đường thông thường nên vẫn đủ để mang đến vị ngọt dịu cho bữa ăn. 

Kết luận: Ăn mật ong ở mức vừa phải có thể có lợi cho những người mắc bệnh tiểu đường, có tác dụng hạ đường huyết hơn so với đường trắng. Tuy nhiên, người bệnh tiểu đường nên tham khảo ý kiến ​​của chuyên gia dinh dưỡng trước khi thêm mật ong vào chế độ ăn kiêng hàng ngày. Nếu bệnh tiểu đường không được kiểm soát tốt, tốt nhất người bệnh nên hạn chế mật ong và các loại đường bổ sung khác trong chế độ ăn.

Để tăng cường hiệu quả kiểm soát đường huyết, thực phẩm chức năng có nguồn gốc tự nhiên là lựa chọn đáng cân nhắc dành cho người bệnh. Giữa vô vàn sản phẩm có trên thị trường, viên tiểu đường Hebamic là cái tên nổi bật nhờ nhiều ưu điểm: 

  • Đạt chuẩn dược liệu: Nguyên liệu đầu vào của Hebamic là cao khô cành và lá thìa canh. Đây là dược liệu đã được kiểm chứng hiệu quả hạ đường huyết và được sử dụng lâu đời trong y học cổ truyền. Cây thìa canh tạo nên Hebamic được trồng theo tiêu chuẩn GACP-WHO, không tạp nhiễm, không hóa chất, không thuốc trừ sâu. 

  • Đạt chuẩn hàm lượng: Theo các nghiên cứu khoa học quốc tế, hàm lượng thìa canh 400mg mới phát huy tối ưu công dụng hạ đường huyết. Phần lớn các sản phẩm trên thị trường chỉ đạt ⅓ giá trị này nên không thể đạt hiệu quả như mong muốn. Quy trình sản xuất nghiêm ngặt của Hebamic đảm bảo hàm lượng 400mg cao khô cành và lá thìa canh, giúp Hebamic có tác dụng vượt trội hẳn so với các sản phẩm khác. 

  • Đạt chuẩn hoạt chất: Acid gymnemic là thành phần chính mang đến công dụng hạ đường huyết của cây thìa canh. Trong Hebamic, acid gymnemic được chuẩn hóa ở nồng độ 25% trong mọi lô sản phẩm, giúp ổn định chất lượng viên uống mà không phụ thuộc chất lượng dược liệu. 

Viên tiểu đường Hebamic có giá tham khảo 285.000đ/ hộp 60 viên, dùng trong vòng 1 tháng. Để được tư vấn thêm về sản phẩm và bệnh tiểu đường, vui lòng liên hệ HOTLINE 1800.888.677

Xem thêm:

ĂN CHUỐI KHI BỊ TIỂU ĐƯỜNG: NÊN HAY KHÔNG?

BỆNH TIỂU ĐƯỜNG KIÊNG ĂN GÌ ĐỂ ỔN ĐỊNH ĐƯỜNG HUYẾT?

 

 

Sản phẩm đã xem

Zalo