Giỏ hàng

Bệnh Tiểu Đường Kiêng Ăn Gì Để Ổn Định Đường Huyết?

Hiện nay, tiểu đường là căn bệnh có tỷ lệ gia tăng cao ở mọi lứa tuổi. Bên cạnh việc dùng thuốc điều trị phù hợp, người mắc bệnh tiểu đường kiêng ăn gì, tránh ăn gì để ngăn ngừa nguy cơ đường huyết tăng cao là thắc mắc rất lớn của nhiều người bệnh. Bài viết sau đây sẽ chia sẻ cụ thể cho bạn đọc những nhóm thực phẩm cần tránh ở người bệnh tiểu đường.

I. 5 nhóm thực phẩm cần kiêng khi bị tiểu đường

1. Thực phẩm chứa nhiều đường, tinh bột

Đây là nhóm thực phẩm đầu tiên cần tránh ở người bệnh tiểu đường. Bản thân, bệnh nhân bị đái tháo đường có nồng độ glucose trong máu cao. Khi bổ sung quá nhiều các đồ ăn chứa nhiều đường, tinh bột sẽ dẫn đến cơ thể không sử dụng, làm nặng thêm tình trạng bệnh. Nếu không điều chỉnh kịp thời, bệnh nhân sẽ có nguy cơ cao xuất hiện biến chứng, làm ảnh hưởng đến tính mạng. Một số thực phẩm nằm trong nhóm này đó là: gạo trắng, kẹo, bánh ngọt, nước ngọt,….

2. Thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa

Chất béo bão hòa chứa các acid béo no có nguồn gốc chính từ động vật đó là: thịt mỡ, nội tạng động vật, lòng đỏ trứng gà, pho mai, sữa,…. Việc sử dụng quá nhiều thực phẩm này sẽ dẫn đến đường huyết tăng mất kiểm soát, đồng thời tăng lượng cholesterol nguy cơ xuất hiện các bệnh lý về tim mạch khác như: nhồi máu cơ tim, tăng huyết áp,….

3. Đồ uống chứa cồn, các chất kích thích

Người mắc bệnh tiểu đường cũng không nên sử dụng các loại đồ uống như: rượu, bia, nước chè, nước ngọt có ga,…. Chúng sẽ không chỉ khiến cho lượng đường trong máu tăng cao mà còn ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của bạn.

4. Đồ ăn nhanh

Thức ăn nhanh chứa nhiều dầu mỡ: mì gói, phở ăn liền, gà rán,… luôn được khuyến cáo không nên sử dụng cho mọi đối tượng trong đó có cả bệnh nhân tiểu đường. Thông thường, những người bận rộn, không có thời gian nấu nướng sẽ sử dụng loại thực phẩm này thường xuyên. Vì vậy, ngay từ lúc này, mọi người cần ý thức được mức độ độc hại của những loại đồ ăn nhanh để dành thời gian chăm sóc kỹ lưỡng bản thân hơn.

5. Trái cây sấy khô, sữa

Hoa quả, trái cây sấy khô giàu chất xơ, vitamin và khoáng chất nhưng chứa một lượng đường tự nhiên rất cao. Khi sử dụng sẽ làm tăng nồng độ đường huyết trong máu, không tốt cho bệnh nhân tiểu đường.

Sữa tươi thông thường chứa nhiều chất béo, làm giảm đề kháng insulin, ảnh hưởng đến người bị đái tháo đường. 

II. Những điều cần lưu ý trong chế độ ăn khi bị tiểu đường 

Khi xây dựng chế độ ăn uống cho người bệnh tiểu đường, bạn cần chú ý những điều sau đây.

1. Bổ sung nguồn dinh dưỡng phù hợp, đa dạng

Lượng glucid bổ sung hằng ngày tối thiểu 130g/ngày, chiếm 50-60% tổng số năng lượng. Các sản phẩm phù hợp cho bệnh nhân tiểu đường đó là: gạo lứt (gạo lật), khoai củ, bánh mì đen, hoa quả, rau, đậu,….

Lượng lipid cần bổ sung chiếm 20-25% tổng năng lượng hàng ngày. Các thực phẩm chứa ít chất béo bão hòa như: cá, thịt nạc, đậu phụ, lạc, vừng. các loại dầu thực vật như: dầu đậu nành, dầu hướng dương, dầu oliu, dầu lạc,….

Lượng protein cần bổ sung chiếm 15-20% tổng năng lượng hằng ngày. Tăng cường sử dụng cá, thủy hải sản, thịt bò, thịt lợn ít mỡ, ăn thịt gia cầm bỏ da

2. Nên ăn đồ luộc, ăn nhạt, hạn chế chiên xào

Đối với người bệnh tiểu đường, cần hạn chế ăn muối, chiên, xào, rán, tốt nhất chỉ nên ăn đồ luộc để đảm bảo sức khỏe, hạn chế đường huyết tăng cao.

3. Phân chia nhỏ các bữa ăn

Bệnh nhân tiểu đường ngoài 3 bữa ăn chính, có thể bổ sung thêm các bữa phụ khác, đặc biệt trong các trường hợp:

Bệnh nhân sử dụng thuốc kích thích insulin, khi tiêm insulin có nguy cơ hạ đường huyết cao.

Bệnh nhân tập thể dục cường độ cao nên có bữa phụ trước khi tập luyện, bổ sung thêm trong lúc tập luyện nếu cần thiết.

Với bệnh nhân đái tháo đường kèm theo các bệnh lý về gan, thận, cần hỏi thăm bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để được hướng dẫn bữa phụ hợp lý.

Bên cạnh đó, người bệnh cần lưu ý rằng:

Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho bữa sáng vì nó sẽ cung cấp năng lượng cần thiết cho một ngày dài.

Hạn chế ăn tối quá muộn và ăn quá nhiều. Theo các chuyên gia khuyến cáo, người bệnh tiểu đường cần thực hiện ăn tối trước 18 giờ hằng ngày. 

3. Hebamic – sản phẩm hỗ trợ kiểm soát đường huyết hiệu quả

Việc xây dựng một chế độ ăn uống khoa học cho người bệnh tiểu đường là vô cùng quan trọng trong việc kiểm soát đường huyết. Bên cạnh biện pháp đó, mọi người có thể kết hợp sử dụng các sản phẩm hỗ trợ ổn định đường huyết khác. Hiện nay, trên thị trường xuất hiện rất nhiều các loại thực phẩm sức khỏe cho bệnh nhân tiểu đường khác nhau, trong đó có viên tiểu đường Hebamic. Là sản phẩm có thành phần từ thảo dược thiên  nhiên đạt được những tiêu chuẩn khắt khe đó là:

  • Nguồn gốc từ tự nhiên: Dược liệu thìa canh chuẩn được trồng và thu hái theo tiêu chuẩn GACP-WHO. Bộ phận được dùng là cành và lá - nơi có chứa hàm lượng hoạt chất cao nhất. 

  • Hàm lượng thìa canh chuẩn 400mg, cao gấp 3 lần các sản phẩm khác có mặt trên thị trường. 400mg cũng là số liệu thực tế được dùng để đo lường thử nghiệm trong các nghiên cứu khoa học quốc tế. Ở hàm lượng này, viên thìa canh Hebamic đảm bảo được tác dụng hạ đường huyết ổn định; đồng thời ngăn ngừa tối đa biến chứng bệnh tiểu đường. 

  • Nồng độ acid gymnemic đạt chuẩn 25%. Đây là hoạt chất có tác dụng chính trong việc hạ đường huyết; được đồng nhất trong từng đơn vị sản phẩm. 

Sản phẩm được bào chế dưới dạng viên nang cứng, thuận tiện cho người sử dụng với mức giá tham khảo là 285.000 VNĐ/lọ 60 viên. Mọi người có thể dễ dàng tìm mua được sản phẩm chính hãng trên website www.bidipharshop.com.

Hi vọng bài viết đã cung cấp cho bạn đọc những thông tin bổ ích nhất về bệnh lý tiểu đường. Mọi thắc mắc khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi theo số HOTLINE: 1800 888 677 để được giúp đỡ.

Xem thêm:

THỰC ĐƠN MẪU 1 TUẦN CHO NGƯỜI TIỂU ĐƯỜNG THEO CHUẨN KHOA HỌC

5 BÀI TẬP YOGA CHO NGƯỜI TIỂU ĐƯỜNG ĐƠN GIẢN - DỄ THỰC HIỆN

 

Sản phẩm đã xem

Zalo