Giỏ hàng

Bệnh Tiểu Đường Ăn Dứa: Lợi Ích Và Nguy Cơ?

Dứa là trái cây nhiệt đới có hương vị ngọt ngào và được ưa chuộng trên toàn thế giới. Tuy nhiên, hàm lượng carbohydrate trong dứa lại khá cao, gây lo ngại về vấn đề làm tăng đường huyết quá mức ở bệnh nhân tiểu đường. Vậy người bệnh tiểu đường có ăn được dứa không? Ăn dứa có những lợi ích và nguy cơ gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết sau đây. 

I. Thành phần dinh dưỡng của dứa

Dứa là loại trái cây giàu giá trị dinh dưỡng. Cụ thể, trong một cốc dứa tươi (khoảng 165g) sẽ cung cấp cho cơ thể khoảng 74 kcal. Các thành phần chủ yếu trong đó là: 

  • Carbohydrate: 19.5 g (tương đương 7% lượng cần bổ sung hàng ngày) 

  • Chất xơ: 2 g (tương đương 7% lượng cần bổ sung hàng ngày) 

  • Protein: 1g (tương đương 2% lượng cần bổ sung hàng ngày) 

  • Vitamin C: 28 mg (tương đương 31% lượng cần bổ sung hàng ngày) 

  • Kali: 206 mg (tương đương 4% lượng cần bổ sung hàng ngày) 

  • Sắt: 0.412 mg (tương đương 2% lượng cần bổ sung hàng ngày) 

  • Natri: 2mg (tương đương 0.08% lượng cần bổ sung hàng ngày) 

Hai thành phần nổi bật trong quả dứa là carbohydrate và chất xơ. Carbohydrate cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống cơ thể, nhưng cũng đồng thời khiến đường huyết tăng vọt. Chất xơ trong dứa giúp góp phần khắc phục nhược điểm này bằng cách làm chậm quá trình chuyển hóa carbohydrate. Nhờ vậy, tốc độ phân giải carbohydrate thành đường diễn ra chậm hơn. Tuy vậy, chỉ số đường huyết GI của dứa vẫn rơi vào khoảng 66, nằm ở ngưỡng trung bình.

Tuy nhiên, không phải mọi quả dứa đều ảnh hưởng đến đường huyết theo cách như nhau. Dứa tươi giàu chất xơ hơn, nên sẽ ít làm tăng vọt lượng đường trong máu. Nước ép dứa bỏ mất phần bã chất xơ, chỉ giữ lại phần nước uống nên carbohydrate được hấp thu nhanh, đường huyết tăng khó kiểm soát. Dứa đóng hộp/ đã qua chế biến hay siro dứa là có hại hơn cả vì thường được bổ sung chất tạo ngọt và các loại hương liệu khác. 

Ngoài hai thành phần chính kể trên, dứa còn là nguồn bổ sung vitamin C dồi dào. Chỉ một cốc dứa mỗi ngày đã cung cấp tới khoảng 31% nhu cầu vitamin C của cơ thể. Nhờ khả năng oxy hóa mạnh, vitamin C đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe tim mạch, ngừa ung thư và tăng đề kháng cho cơ thể. 

Đặc biệt, dứa còn cung cấp một loại enzym quan trọng có tên bromelain. Đây là enzym đã được kiểm chứng qua nhiều nghiên cứu khoa học về tác dụng cải thiện sức khỏe tim mạch, chống ung thư và chống bệnh tiểu đường. Vì vậy, bromelain nói riêng và quả dứa nói chung có ý nghĩa to lớn với bệnh nhân tiểu đường. 

II. Người bệnh tiểu đường có được ăn dứa không? Ăn như nào phù hợp? 

Với những giá trị dinh dưỡng tuyệt vời kể trên, dứa là loại trái cây nên có trong khẩu phần ăn của người bệnh tiểu đường. Người bệnh tiểu đường có ăn dứa được và nên ăn thường xuyên. 

Ưu điểm chính của dứa là có vị ngọt làm hài lòng những người hảo ngọt; cung cấp nguồn vitamin C và enzyme bromelain dồi dào. Tuy nhiên, dứa cũng có nhược điểm là hàm lượng carbohydrate và đường khá cao, có thể làm tăng vọt lượng đường trong máu. 

Chỉ số đường huyết GI của dứa là 66 - nằm ở ngưỡng trung bình. Để vừa ăn dứa được ngon miệng mà vẫn an toàn cho sức khỏe, người bệnh nên thực hiện theo những nguyên tắc sau: 

  1. Ăn dứa tươi/ dứa đông lạnh: Dứa tươi giữ nguyên được hương vị nguyên bản và đầy đủ giá trị dinh dưỡng của dứa. Trong đó, chất xơ được đưa vào cơ thể cùng lúc với carbohydrate sẽ có vai trò làm giảm tốc độ hấp thu carbohydrate, kiểm soát đường huyết ổn định hơn. 

  2. Hạn chế nước ép dứa: Đây là cách ăn dứa thuận tiện, nhưng lại vô tình làm mất đi nguồn chất xơ quan trọng để điều hòa đường huyết. 

  3. Không ăn dứa đóng hộp/ dứa sấy khô/ siro dứa: Các sản phẩm đã qua chế biến này thường được bổ sung lượng đường nhất định để tăng hương vị. Dứa vốn đã là trái cây chứa nhiều đường, nên việc gia tăng đường hóa học càng làm tăng nguy cơ bất lợi cho bệnh nhân tiểu đường. 

  4. Giảm khẩu phần dứa trong một lần ăn: Thay vì ăn tất cả cùng một lúc, có thể chia nhỏ dứa thành nhiều bữa phụ để ăn trong một ngày. 

  5. Ăn dứa cùng những thực phẩm có chỉ số GI thấp thể giảm tổng giá trị GI trong bữa ăn. Một số thực phẩm gợi ý: gạo lứt, lúa mạch, bánh mì nguyên hạt, yến mạch, các loại đậu, thịt trắng, chất béo bão hòa….

III. Gợi ý 5 loại hoa quả bổ dưỡng khác cho người bệnh tiểu đường 

Bên cạnh dứa, người bệnh tiểu đường có thể bổ sung thêm nhiều loại hoa quả có lợi cho sức khỏe và đường huyết khác. Các loại này thường có chỉ số đường huyết thấp, lượng carbohydrate không quá cao và cung cấp nhiều dinh dưỡng khác như: 

1. Quả việt quất: Việt quất được đánh giá là một trong những loại quả tốt nhất cho bệnh nhân tiểu đường vì chứa nhiều chất chống oxy hóa và chất xơ. Theo nghiên cứu, một cốc việt quất tươi chứa khoảng 21g carbohydrate. 

2. Quả anh đào (cherry): Mỗi cốc anh đào tươi cung cấp khoảng 12.5 carbohydrate. Giá trị của quả anh đào nằm ở tác dụng chống viêm và chống oxy hóa tuyệt vời. Nhờ đó, nó cho nhiều tác dụng trong việc ngừa biến chứng bệnh tim mạch, ung thư và nhiều bệnh khác. 

3. Quả đào: Mỗi quả đào đem đến cho cơ thể khoảng 14g carbohydrate, 10mg vitamin C (chiếm khoảng 11% nhu cầu hàng ngày) và 285mg kali (chiếm khoảng 6% nhu cầu hàng ngày). Quả đào không chỉ tốt cho người bệnh tiểu đường mà còn được dùng để giải nhiệt trong những ngày nóng bức. 

4. Quả táo: Táo là loại quả giàu chất xơ và các chất chống oxy hóa. Mỗi quả táo có khoảng 4g chất xơ (khoảng 16% nhu cầu hàng ngày) và 8.73mg vitamic C (khoảng 9% nhu cầu hàng ngày). Lượng carbohydrate khá lớn, khoảng 25g nhưng không làm đường huyết tăng vọt nhờ được cân bằng bởi hàm lượng chất xơ lớn. Việc bổ sung mỗi ngày một quả táo đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, giúp giảm nguy cơ bệnh tật. 

5. Quả cam: Mỗi quả cam cung cấp cho cơ thể tới 78% lượng vitamin C cần thiết trong một ngày. Ngoài ra, cam còn mang đến 2 khoáng chất quan trọng là kali và folate giúp điều hòa huyết áp. Các nhóm trái cây họ cam khác như bưởi, quýt… cũng là những lựa chọn thay thế tuyệt vời. 

 IV. Kiểm soát đường huyết nhờ sản phẩm bổ trợ từ thiên nhiên

Để đạt được mục tiêu kiểm soát đường huyết, chế độ ăn uống, luyện tập luôn phải được áp dụng khắt khe. Ngoài các biện pháp này, người bệnh nên tham khảo thêm những giải pháp hỗ trợ hiệu quả - an toàn từ thiên nhiên như viên thìa canh Hebamic.

Hebamic là viên uống được chiết xuất từ cao khô cành và lá thìa canh. Từ lâu đời, thìa canh đã được mệnh danh là “thần dược” hạ đường huyết. Qua nhiều năm nghiên cứu và chuẩn hóa công thức, viên uống thìa canh Hebamic đã ra đời và đáp ứng đủ 3 tiêu chí: 

  • Chuẩn dược liệu: Dược liệu sạch, không sử dụng hóa chất, thuốc trừ sâu; được trồng và thu hái theo tiêu chuẩn quốc tế GACP-WHO. 

  • Chuẩn hàm lượng: Hàm lượng thìa canh trong mỗi viên Hebamic cao gấp ba lần các sản phẩm khác ngoài thị trường. Con số 400mg cao khô thìa canh cũng là giá trị chuẩn trong các nghiên cứu khoa học chính thống. 

  • Chuẩn hoạt chất: Mỗi viên tiểu đường Hebamic chứa 25% acid gymnemic. Đây là thành phần hoạt chất quyết định tác dụng của sản phẩm, được duy trì ổn định trong từng lô sản xuất. 

Với những ưu điểm vượt trội này, Hebamic là lựa chọn không thể bỏ qua để hỗ trợ kiểm soát đường huyết cho người bệnh. Sản phẩm còn được chứng minh có hiệu quả trong việc ngăn ngừa các biến chứng bệnh tiểu đường. 

Qua bài viết này, có thể khẳng định rằng dứa là loại trái cây có lợi cho sức khỏe, đặc biệt với bệnh nhân tiểu đường. Người bệnh tiểu đường có thể ăn dứa được, nhưng cần ăn đúng cách để tránh làm tăng đường huyết đột ngột, khó kiểm soát. Để được tư vấn và giải đáp thêm về bệnh tiểu đường, vui lòng liên hệ HOTLINE 1800 888 677.

Xem thêm:

9 CÁCH ĐIỀU TRỊ BỆNH TIỂU ĐƯỜNG THEO MẸO DÂN GIAN CỰC KỲ HIỆU QUẢ

BỆNH TIỂU ĐƯỜNG NÊN ĂN RAU GÌ LÀ TỐT NHẤT

 

Sản phẩm đã xem

Zalo