Tại Sao Uống Sắt Bị Táo Bón Và Cách Giải Quyết
Táo bón là tác dụng phụ thường gặp khi uống sắt, nhất là bà bầu
1. Vai trò của sắt trong cơ thể
Sắt là một khoáng chất quan trọng, tham gia vào nhiều hoạt động của các cơ quan trong cơ thể như: tim mạch, thần kinh, hệ miễn dịch, trí não… Trong đó, vai trò quan trọng và được biết đến nhiều nhất của sắt đó là vai trò tạo máu nuôi cơ thể.
Do sắt là thành phần cấu tạo nên hemoglobin ( một thành phần cấu tạo nên tế bào hồng cầu - giúp vận chuyển oxy đến từng tế bào trong cơ thể) và myoglobin (chất có vai trò dự trữ oxy cho cơ thể).
Ngoài ra, sắt còn tham gia cấu tạo nên chất xúc tác sinh học quan trọng trong cơ thể như các enzyme oxy hóa khử, cytochrome…
Đặc biệt đối với phụ nữ có thai, sắt là một nguyên tố không thể thiếu để có một thai kỳ khỏe mạnh, an toàn cho cả mẹ và thai nhi. Vì vậy, nhu cầu sắt của phụ nữ mang thai sẽ cao hơn nhiều so với người bình thường.
Sắt là vi chất vô cùng quan trọng, quyết định một thai kì khỏe mạnh cho cả mẹ và bé
Nhu cầu sắt của một người trưởng thành trung bình là khoảng 15mg/ngày. Phụ nữ mang thai cần phải bổ sung khoảng 30mg sắt nguyên tố/ngày. Nếu thiếu sắt có thể dẫn đến nguy cơ sảy thai, sinh non hoặc ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ sau này.
Một người bình thường cần một lượng sắt là 15mg/ngày, tuy nhiên đối với phụ nữ mang
2. Tại sao uống sắt thường bị táo bón
Mặc dù sắt có vai trò quan trọng đối với sức khỏe con người, nhưng cơ thể lại không tự tổng hợp được mà phải bổ sung từ bên ngoài thông qua thực phẩm và viên uống bổ sung.
Tuy nhiên, khi bổ sung sắt bằng viên uống thường gây ra một số tác dụng phụ khó chịu cho người dùng, trong số đó táo bón là tác dụng phụ phổ biến nhất.
Những nguyên nhân cơ bản gây ra tình trạng táo bón bao gồm:
Do sắt không được hấp thụ hoàn toàn, lượng sắt dư thừa sẽ bị đẩy ra ngoài cơ thể bằng đường phân hoặc nước tiểu. Điều này vô tình tạo ra gánh nặng cho đường tiêu hóa và làm tăng nguy cơ táo bón.
Uống không đủ nước mỗi ngày, khiến cơ thể không hấp thu được hoàn toàn lượng sắt bổ sung: Đặc biệt ở phụ nữ có thai thường có tình trạng nôn nghén, đây cũng là nguyên nhân gây mất nước.
Chế độ ăn uống, sinh hoạt chưa hợp lý: Bữa ăn thiếu chất xơ và chế độ sinh hoạt ít vận động, ngồi nhiều cùng là những nguyên nhân dễ gây ra táo bón ngay cả khi không uống sắt.
Thiếu chất xơ là nguyên nhân chính gây ra tình trạng táo bón dù có uống sắt hay không
Thay đổi hormone: Đây là nguyên nhân khiến phụ nữ có thai thường xuyên bị táo bón. Trong quá trình mang thai, các hormone sẽ thay đổi theo sự phát triển của thai nhi. Yếu tố này tác động đến hệ tiêu hóa và đường ruột gây cản trở việc đào thải các chất cặn bã ra ngoài từ đó gây ra tình trạng táo bón ở bà bầu.
Bên cạnh các lý do trên, thành phần của thuốc sắt cũng có thể là nguyên nhân khiến cơ thể bị táo bón. Vì vậy bạn nên lựa chọn loại sắt có thương hiệu và uy tín để không ảnh hưởng đến đường tiêu hóa.
3. Cách giảm tình trạng táo bón khi uống sắt
Táo bón kéo dài gây ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống, sức khỏe của người dùng, nhất là phụ nữ mang bầu. Dưới đây là một số biện pháp giảm táo bón cho bà bầu và người đang uống sắt nói chung:
Uống đủ nước mỗi ngày: Mỗi ngày trung bình một người trưởng thành cần uống đủ 2 lít nước. Cung cấp đủ nước không chỉ giúp cơ thể tăng hấp thu sắt mà còn tốt cho nhiều cơ quan khác của cơ thể như tim mạch, thận. đường tiêu hóa…
Uống đủ nước hằng ngày sẽ giúp giảm đáng kể tình trạng táo bón do tác dụng phụ của sắt
Tập thể dục thường xuyên, điều độ phù hợp với sức khỏe: Lối sống ít vận động có thể gây táo bón ngay cả khi không bổ sung sắt. Đặc biệt, phụ nữ có thai thường cảm thấy mệt mỏi nên thường ngồi nhiều, ít đi lại vận động. Điều này khiến tình trạng táo bón càng nghiêm trọng hơn.
Tăng cường bổ sung thực phẩm giàu chất xơ: Sản phẩm ngũ cốc nguyên hạt, trái cây, rau củ, các loại đậu là những loại thực phẩm giàu chất xơ. Vai trò của chất xơ không tan giúp tạo khối phân, kích thích trực tràng hoạt động nhẹ nhàng, tăng lượng phân và thúc đẩy việc đi vệ sinh thường xuyên, chống táo bón.
Tạo thói quen đi vệ sinh thường xuyên: Buổi sáng là thời điểm tốt nhất để đi vệ sinh, không nên nhịn đi vệ sinh - điều này sẽ gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe đường ruột.
Bổ sung thêm các sản phẩm lên men tự nhiên như: sữa chua, đậu nành lên men, dưa chua… đây là những món ăn cung cấp nhiều lợi khuẩn đường ruột, hỗ trợ ruột non hấp thu thức ăn tốt hơn, hạn chế nhiều bệnh đường tiêu hóa.
Hạn chế ăn một số loại thực phẩm dễ gây táo bón: chuối xanh, sản phẩm chế biến từ bột mì, ăn quá nhiều thịt, các sản phẩm từ sữa bò…
Bên cạnh các biện pháp trên, mẹ bầu nên lựa chọn sản phẩm bổ sung sắt ở dạng sắt hữu cơ như: sắt bisglycinate, sắt fumarate, sắt polymaltose…
Ưu điểm của sắt hữu cơ:
Sắt hữu cơ là dạng sắt tự nhiên, giúp cơ thể dễ dung nạp nên có khả năng hấp thu tốt hơn, hạn chế nguy cơ lắng đọng sắt ở các cơ quan trong cơ thể.
Nếu dư thừa, chúng có thể tự giải phóng ra ngoài cơ thể.
Sắt hữu cơ có mùi vị dễ chịu hơn, hạn chế mùi tanh nên bà bầu sẽ dễ sử dụng hơn.
Hạn chế tối đa tác dụng phụ như táo bón, buồn nôn, chóng mặt, nóng trong như ở sắt vô cơ.
Ưu điểm của sắt hữu cơ so với sắt vô cơ
Tóm lại, táo bón do uống sắt khiến nhiều người còn lo ngại khi muốn bổ sung sắt, nhất là phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, đây không phải là tác dụng phụ quá nghiêm trọng và có thể khắc phục được.
Vì thế, hãy bổ sung sắt đúng và đủ theo nhu cầu cần thiết để các chức năng sinh lý của cơ thể được bảo đảm.
>>> Xem thêm: BIFERON - Viên Sắt Bổ Máu
Bidiphar: Chăm sóc sức khoẻ - Chia sẻ niềm vui
Website TMDT: www.bidipharshop.com
Shopee: https://shopee.vn/bidiphar
Email: bidipharshop@bidiphar.com
Hotline: 1800.888.677